Mỹ tuần tra Biển Đông, quan hệ Washington - Bắc Kinh "không thể hàn gắn"

Một chuyên gia Mỹ nhận định nếu Washington triển khai kế hoạch tuần tra 12 hải lý quanh các hòn đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép trên Biển Đông, quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh sẽ không có cơ hội hàn gắn.

Theo tạp chí The Diplomat, Giám đốc Chương trình an ninh châu Á tại Hội đồng Chính sách đối ngoại Mỹ ở Washington D.C, ông Jeff M. Smith nhận định nếu Mỹ triển khai kế hoạch tuần tra 12 hải lý quanh 7 hòn đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam, quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh sẽ không có cơ hội hàn gắn. 

Mỹ tuần tra Biển Đông, quan hệ Washington - Bắc Kinh

Căng thẳng trên Biển Đông có nguy cơ làm bùng nổ xung đột giữa quân đội Mỹ - Trung.

Tại Bắc Kinh, sức nóng phản đối Mỹ tiến hành "hoạt động bảo đảm tự do hàng hải" (FONOP) ngày càng gia tăng. Điển hình, hồi tuần trước, Tân Hoa Xã đã cho đăng bài bình luận mang nội dung khiêu chiến: "Hành động của Mỹ vi phạm chủ quyền Trung Quốc trên Biển Đông đang phá vỡ nền hòa bình và ổn định trong khu vực cũng như đẩy mạnh quân sự hóa ở vùng biển này. Trung Quốc sẽ không bao giờ dung thứ cho bất cứ hành động khiêu khích quân sự hoặc xâm phạm chủ quyền từ Mỹ hay bất cứ quốc gia nào khác". 

Theo ông Smith, lời bình luận của Tân Hoa Xã đã minh chứng cho những căng thẳng trong quan hệ Mỹ - Trung hiện nay. Thứ nhất, hai bên vẫn tiếp tục có những lời lẽ mang tính đối đầu căng thẳng. Trước đó, hồi tháng Năm, Bắc Kinh đã cáo buộc FONOP của Mỹ xung quanh các hòn đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép trên Biển Đông là "nguy hiểm và thiếu trách nhiệm". 

Còn hiện tại, Trung Quốc quy kết FONOP là hành động khiêu khích không thể tha thứ và xâm phạm chủ quyền. Thứ hai, ngôn từ mà Tân Hoa Xã sử dụng cho thấy giới lãnh đạo Trung Quốc quyết tâm giành quyền bá chủ Biển Đông và giới hạn những hành động hạ nhiệt căng thẳng. Thứ ba, lời bình luận của Tân Hoa Xã cho thấy quan hệ Mỹ - Trung đang dần tiến tới khủng hoảng.  

Căng thẳng leo thang

Trong vòng 2 năm qua, Trung Quốc đã tiến hành nạo vét và xây "đảo nhân tạo" trên 7 hòn đảo và bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Thậm chí, Bắc Kinh còn xây dựng cơ sở hạ tầng quân sự và đường băng trên những hòn đảo này. Chính tốc độ xây dựng nhanh chóng với quy mô lớn của Trung Quốc được hé lộ qua những bức ảnh vệ tinh do tổ chức Sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á công bố, đã buộc chính quyền Mỹ phải đưa ra hành động ngăn chặn ngay lập tức. 

Hồi tháng Năm, Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ đã mời đoàn quay phim của hãng tin CNN cùng tham gia sứ mệnh tuần tra Biển Đông trên chiếc máy bay trinh sát hàng hải P-8. Mặc dù, chiếc P-8 chỉ hoạt động ở phạm vi ngoài khu vực 12 hải lý quanh các hòn đảo nhân tạo của Trung Quốc nhưng Hải quân Trung Quốc đã yêu cầu P-8 "di rời ngay lập tức" trước lý do bay vào "vùng cảnh báo quân sự" của nước này. 

Trong khi đó, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) không công nhận "vùng cảnh báo quân sự" cho bất cứ thực thể nào ở ngoài khoảng cách 12 hải lý. Sự ngang ngược của Trung Quốc đã thôi thúc chính quyền Tổng thống Obama lên kế hoạch triển khai FONOP trong phạm vi 12 hải lý quanh những thực thể vốn là "bãi triều thấp" (LTE) như bãi đá Vành Khăn và bãi Subi. 

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter cũng nhiều lần nhấn mạnh quân đội Mỹ "vẫn sẽ bay, hoạt động ở bất cứ khu vực mà luật pháp quốc tế cho phép". 

Tuy nhiên, hôm 25/5, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cảnh báo FONOP của Mỹ "có khả năng gây ra những xung đột không đáng có trên biển và trên không và rõ ràng đây là hành động nguy hiểm và vô trách nhiệm". 

Cùng ngày, Thời báo Hoàn Cầu đã lên tiếng chỉ trích: "Nếu mục đích chính của Mỹ là ngăn chặn hoạt động cải tạo đất của Trung Quốc, cuộc chiến Mỹ - Trung chắc chắc xảy ra trên Biển Đông".  

Một bài báo đăng trên tạp chí The Diplomat từng nhận định: "Nếu Mỹ càng trì hoãn thách thức Trung Quốc, viễn cảnh xảy ra xung đột càng có cơ hội trở thành hiện thực và Bắc Kinh có cớ để đổ lỗi cho Washington là nguyên nhân gây ra xung đột trong tương lai". 

Trong phiên điều trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ hôm 17/9, Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Phụ trách An ninh châu Á và Thái Bình Dương, ông David Shear nhấn mạnh chương trình FONOP vẫn đang cần sự thông qua phê chuẩn của Nhà Trắng. 

Mỹ tuần tra Biển Đông, quan hệ Washington - Bắc Kinh

Trung Quốc đẩy mạnh tiến độ nạo vét và xây dựng hạ tầng cơ sở trái phép trên Biển Đông.

Trung Quốc ngộ nhận

Việc Nhà Trắng đề cập tới FONOP từ năm 2012 nhưng không đưa ra những hành động cụ thể để thi hành, đã dẫn tới những ngộ nhận trong giới quan chức và truyền thông Trung Quốc. 

Cụ thể, phát biểu trong một cuộc hội thảo quốc tế hôm 15/9, Phó Đô đốc Hải quân Trung Quốc, Chỉ huy Hạm đội Bắc Hải Viên Dự Bách đã ngang nhiên tuyên bố "Biển Đông là vùng biển thuộc chủ quyền Trung Quốc" từ đời Hán vào năm 206 trước Công nguyên. 

Sau đó, Thượng tá về hưu Lý Kiệt còn lên tiếng bảo vệ hoạt động xây dựng cơ sở quân sự ngay trên các hòn đảo nhân tạo: "Đây là sân nhà của Trung Quốc và chúng tôi có thể quyết định trồng cây gì và hoa gì". 

Tới ngày 2/10, tờ New York Times cho đăng bài phỏgn vấn với Đại tá Lưu Minh Phúc. Ông này cảnh báo: "Những ngọn lửa đang bùng cháy khắp châu Á và trong tương lai, bất cứ khu vực nào cũng có thể biến thành bãi chiến trường". 

Tờ New York Times tiếp tục đăng lời bình luận của Tướng Lưu vào ngày 8/10 nhấn mạnh: "Mỹ và Nhật Bản đã xúi giục các quốc gia láng giềng phản đối Trung Quốc và chúng tôi sẵn sàng tham chiến. Mối quan hệ Mỹ - Trung đang bước vào giai đoạn cuối của cuộc chơi. Đây là thời điểm nguy hiểm. Cuộc chơi cuối cùng sẽ xảy ra giữa hai nước". 

Trong khi đó, tờ Newsweek dẫn lời một quan chức quân sự cấp cao Trung Quốc cho rằng: "Biển Đông còn 209 hòn đảo chưa có chủ và Trung Quốc có thể chiếm đóng toàn bộ những thực thể này". 

Ngang nhiên hơn hôm 11/10, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố: "Chúng tôi sẽ không bao giờ cho phép bất cứ quốc gia nào vi phạm hải phận và không phận Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa dưới danh nghĩa bảo vệ quyền tự do hàng hải". 

Gần nhất hôm 16/10, Tân Hoa Xã cảnh báo FONOP sẽ là "sai lầm chết người đối với Mỹ khi sử dụng các biện pháp quân sự để thách thức Trung Quốc và có thể dẫn tới những hiểu nhầm nguy hiểm giữa quân đội hai nước. Trung Quốc sẽ phản ứng trước các hành động khiêu khích một cách thích đáng và quyết đoán".  

Không chỉ dừng lại ở lời nói, Bắc Kinh còn có hành động mang tính đáp trả Mỹ. Cụ thể hôm 4/9, Trung Quốc đã lần đầu tiên cho các tàu hải quân đi vào vùng lãnh hải 12 hải lý quanh quần đảo Aleutian thuộc bang Alaska của Mỹ. Chưa đầy 2 tuần sau, oanh tạc cơ Xian JH-7 của Trung Quốc đã "ngáng đường nguy hiểm" chiếc RC-135 của Hải quân Mỹ ngay trên hải phận quốc tế ở biển Hoa Đông khi xuất hiện chỉ cách mũi máy bay Mỹ 152 m. 

Theo ông Smith, hoạt động FONOP quanh các hòn đảo nhân tạo của Trung Quốc trên Biển Đông có thể diễn ra chỉ trong vài ngày hoặc vài tuần tới mà không xảy ra bất cứ cuộc xung đột nào. Tuy nhiên, Mỹ đang tham gia một cuộc chơi ngày càng nguy hiểm với một đối tượng nguy hiểm không kém bởi Trung Quốc không còn như năm 2010. Bắc Kinh hiện giờ có năng lực ngày một lớn cùng chủ nghĩa dân tộc in sâu trong hàng ngũ lãnh đạo và người dân. 

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin The Diplomat, một tạp chí có trụ sở ở Tokyo, chuyên về chính trị, văn hóa và xã hội tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.

MINH THU (lược dịch)

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !