Cảnh báo tội phạm mua bán người đang "nhắm" vào trẻ sơ sinh

Hoạt động mua bán trẻ sơ sinh của bọn buôn người ngày càng tinh vi. Đối với các đối tượng nằm trong đường dây mua bán trẻ sơ sinh trái phép, sau khi phi vụ mua bán trót lọt, các đối tượng sẽ kiếm được hàng trăm triệu đồng.

Công an tỉnh Bình Dương vừa phát đi thông báo về việc đường dây mua bán trẻ sơ sinh lớn nhất từ trước đến nay vừa được triệt phá. Đã có hàng chục trẻ là nạn nhân trong đường dây này. 

Cụ thể, từ nguồn tin báo từ đầu tháng 7/2022, Phòng Cảnh sát hình sự (Phòng PC02), Công an tỉnh Bình Dương đã phát hiện đối tượng Nguyễn Thị Ngọc Như (SN 1993, ngụ TP Hồ Chí Minh), tên thường gọi là Trúc có nhiều nghi vấn hoạt động phạm tội liên quan đến trẻ sơ sinh. Tiếp tục theo dõi hoạt động của Như trên nền tảng mạng xã hội, lực lượng công an Bình Dương phát hiện Như thường xuyên tiếp cận những người cho con khi không có nhu cầu nuôi và đăng tải những hình ảnh, thông tin các bé trên trang cá nhân, trong hội nhóm kín để tìm những người mua với danh nghĩa là “se duyên cho các bé”. Tuy nhiên, thực chất Như bán trẻ sơ sinh với nhiều mức giá khác nhau, thu lợi bất chính từ số tiền chênh lệch, kèm theo là các giấy tờ giả.

Các đối tượng trong đường dây mua bán trẻ sơ sinh vừa được Công an Bình Dương triệt phá.

Chiều 15/8, Phòng PC02 tổ chức phối hợp các lực lượng liên quan bắt quả tang đối tượng Như đang thực hiện hành vi phạm tội, đồng thời mở rộng vụ án bắt khẩn cấp đối tượng Nguyễn Thị Mai (SN 1997, quê Tiền Giang) về hành vi bán trẻ mới sinh tại tỉnh Long An. 

Tiếp đó, ban chuyên án lần lượt truy xét, bắt khẩn cấp đối tượng Chu Thị Cúc Phương (SN 1982, quê Khánh Hòa) và Nguyễn Thị Thùy Dương (SN 2001, quê Bạc Liêu) cùng tạm trú tại tỉnh Đắk Nông, Nguyễn Thị Kim Loan (SN 1989, ngụ Tây Ninh), Lê Thị Ngọc Thắm (SN 2000, ngụ Long An), Nguyễn Thị Ngọc Mai (SN 1997, quê Bến Tre) và Châu Gia Hân (SN 2004, quê Đồng Tháp).

Quá trình điều tra mở rộng, ban chuyên án đã xác định, đã có 31 vụ mua bán trẻ sơ sinh thực hiện. Tuy nhiên, do vụ án phức tạp liên quan đến nhiều địa phương trong cả nước, những người mua và người bán đều giấu thông tin nên đến nay cơ quan công an mới xác định được 7 vụ (7 bé sơ sinh bị bán). 

Ngay sau đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Dương đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định khởi tố bị can, lệnh tạm giam đối với 8 bị can có liên quan về hành vi “Mua bán người dưới 16 tuổi” và “Làm giả, sử dụng tài liệu, con dấu của cơ quan, tổ chức” để tiếp tục điều tra, làm rõ vụ án.

Đây không phải là đường dây mua bán trẻ sơ sinh đầu tiên được phạt hiện. Trước đó, vào đầu năm 2019, Công an quận Đống Đa (TP Hà Nội) đã triệt phá một đường dây buôn bán trẻ sơ sinh xuyên quốc gia mà đối tượng chính trong “mắt xích” đường dây này lại ở tận Bình Phước, từ đó tỏa đi các tỉnh, thành trong cả nước. Với thủ đoạn của chúng là lên mạng xã hội Facebook, vào các hội nhóm cho - nhận con nuôi để tìm những trường hợp muốn cho con. Sau đó, các đối tượng sẽ vào vai người hiếm muộn muốn xin con nuôi, trao đổi với các sản phụ, rồi lại nhập vai là người hỗ trợ tới nhận con hộ... 

Cũng vào năm 2019, lực lượng BĐBP tỉnh Lạng Sơn đã liên tiếp phá thành công 3 vụ án đưa trẻ sơ sinh sang Trung Quốc bán. 

Theo đó, vụ thứ nhất đối tượng bị bắt giữ trong vụ án này khai đã mua bé trai mới được vài ngày tuổi của 1 người phụ nữ ở Bà Rịa Vũng Tàu với giá 30 triệu đồng sau đó tiếp tục đưa bé ra Hà Nội, rồi lên Lạng Sơn để đưa sang biên giới bán; vụ thứ 2 là bé trai sơ sinh mới được 7 ngày tuổi; và vụ thứ 3 là bé trai gần 2 tháng tuổi.

Đến tháng 3/2021, lực lượng của Cục Phòng chống ma túy và tội phạm BĐBP phối hợp với BĐBP Quảng Ninh phá thành công chuyên án A 321.2, triệt xóa đường dây mua bán trẻ sơ sinh qua biên giới xảy ra trên địa bàn thị trấn Bình Liêu, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh; bắt giữ 3 đối tượng, trong đó có 2 đối tượng trú ở TP Hà Nội, còn 1 đối tượng ở huyện Chi Lăng (tỉnh Lạng Sơn), khi 3 đối tượng này đang tìm cách đưa cháu bé mới sinh được11 ngày tuổi qua biên giới để bán.

Chuyên án A321.2. do Cục Phòng chống ma túy và tội phạm BĐBP phối hợp với BĐBP Quảng Ninh triệt xóa đường dây mua bán trẻ sơ sinh, bắt giữ 3 đối tượng.

Hoạt động mua bán trẻ sơ sinh của tội phạm mua bán người ngày càng tinh vi khiến năm 2019, Bộ Y tế đã đưa ra cảnh báo về nạn mua bán trẻ sơ sinh đồng thời  yêu cầu các bệnh viện, sở y tế rà soát quy trình trao nhận bé chào đời để chống nạn mua bán trẻ sơ sinh.

Theo Bộ Y tế, cơ quan chức năng đã phát hiện một số đường dây lợi dụng danh nghĩa xin con nuôi để buôn bán trẻ sơ sinh, trục lợi, gây mất ổn định trật tự an toàn xã hội. Vì vậy, để phòng tránh tình trạng mua bán trẻ sơ sinh, mạo danh nhận con nuôi trục lợi, Bộ Y tế đề nghị các đơn vị y tế rà soát, hoàn thiện quy trình chuyên môn và các quy định về quản lý dịch vụ. Bệnh viện cần tăng cường giám sát kiểm tra cán bộ nhân viên để đảm bảo tuân thủ chuyên môn kỹ thuật, quy trình trao nhận trẻ sơ sinh và các quy định khác của pháp luật, không tiếp tay cho nạn buôn bán trẻ sơ sinh.

Đối với trẻ sơ sinh bị bỏ rơi tại các cơ sở y tế, bệnh viện cần thông báo và bàn giao bé cho cơ quan bảo trợ trẻ em.

Điều đáng buồn là, sau khi bị bắt về tội mua bán trẻ sơ sinh, các đối tượng đa phần đều khai nhận, mua các cháu bé từ chính các mẹ đẻ. Thậm chí có 1 số vụ, chính tay người mẹ đã nhẫn tâm bán con đẻ của mình đi khiến ai cũng bàng hoàng, phẫn nộ.

Tại cơ quan điều tra, các đối tượng khai nhận, do hoàn cảnh khó khăn không thể nuôi con nên sau khi sinh con thì có ý định cho con làm con nuôi gia đình khác. Tuy nhiên, các đối tượng lại được môi giới hứa hẹn mang con sang Trung Quốc bán sẽ nhận được khoản tiền lớn nên đã nghe theo mang con bán đi. Rất may là đến khu vực biên giới thì bị lực lượng BĐBP phát hiện, bắt giữ.

Đại tá Phạm Long Biên, Trưởng phòng Phòng chống mua bán người, Cục Phòng chống ma túy và tội phạm BĐBP khẳng định, thủ đoạn của các đối tượng mua bán người ngày càng tinh vi, xảo quyệt. Chúng lợi dụng những nạn nhân nữ “bần cùng” về điều kiện kinh tế để dễ bề dụ dỗ mang con sang biên giới bán, cho làm con nuôi để nhận một khoản tiền... 

Đối với các đối tượng nằm trong đường dây mua bán trẻ sơ sinh trái phép, sau khi phi vụ mua bán trót lọt, các đối tượng sẽ kiếm được hàng trăm triệu đồng. 

Theo nhận định của lực lượng phòng chống mua bán người BĐBP, thủ đoạn của tội phạm mua bán trẻ sơ sinh rất tinh vi, chúng thường sử dụng các ứng dụng trên điện thoại thông minh để thành lập các group thông qua Zalo, wechat... để trao đổi, bàn bạc kế hoạch, sau đó, dùng Google Maps để định vị, xác định tuyến đường di chuyển. Chúng che mắt cơ quan chức năng bằng cách di chuyển liên tục trên nhiều tuyến đường lên biên giới, thay đổi cả phương tiện di chuyển..., gây khó khăn cho cơ quan điều tra.

Nguyễn Vũ

Quảng Ninh nỗ lực hỗ trợ nạn nhân mua bán

Những hỗ trợ sát sườn, thiết thực không chỉ là liều thuốc tinh thần giúp các nạn nhân thêm vững tin khi biết mình không bị bỏ lại phía sau.

Đường biên kéo dài, địa hình hiểm trở… tội phạm mua bán người lợi dụng

Nước ta với đường biên kéo dài, nhiều đường mòn, lối tắt, kênh rạch chằng chịt ...là những cơ hội để đối tượng mua bán người lợi dụng đưa người vượt biên trái phép.

Nghe theo lời hứa "việc nhàn, thu nhập cao", người phụ nữ bị đồng hương lừa bán

Lợi dụng lòng tin của người phụ nữ trú cùng địa phương, Lương Thị Năm (SN 1983, trú huyện Tương Dương, Nghệ An) đã lừa bán nạn nhân sang xứ người với giá 4 vạn nhân dân tệ (tương đương 120 triệu đồng).

Thủ đoạn tội phạm buôn người ngày càng tinh vi, xảo quyệt

Tội phạm mua bán người có chiều hướng gia tăng ở tất cả các tỉnh, thành trong cả nước. Trọng điểm là tuyến biên giới Việt Nam-Trung Quốc, Việt Nam-Campuchia.

Giúp học sinh, sinh viên tránh xa cạm bẫy của kẻ buôn người

Bộ Công an cho biết, trước hết bản thân cần nêu cao tinh thần cảnh giác, tự bảo vệ mình và người thân. Đây là yếu tố cần thiết trong công tác phòng ngừa, tránh tạo môi trường thuận lợi để bọn tội phạm hoạt động.

Hà Giang: Phụ nữ và trẻ em dễ sa vào cạm bẫy buôn người

Đa số các vụ án mua bán người trên địa bàn tỉnh Hà Giang nạn nhân là phụ nữ dân tộc thiểu số, nhận thức, học vấn còn hạn chế, một số trường hợp không nói được tiếng phổ thông nên rất khó khăn cho việc khai thác thông tin.

Quyết liệt phòng chống tội phạm mua bán người ở Sơn La

Sơn La là tỉnh vùng cao biên giới với nhiều đồng bào dân tộc sinh sống, các đối tượng tội phạm mua bán người thường lợi dụng địa bàn này để hoạt động.

Công an Đồng Tháp tăng cường phòng, chống buôn bán phụ nữ, trẻ em

Công an tỉnh Đồng Tháp đã làm tốt công tác phòng ngừa, phối hợp với các ngành đoàn thể tuyên truyền về phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm mua bán người.

Có nên miễn trừ trách nhiệm pháp lý với nạn nhân bị mua bán vượt biên trái phép?

Nên miễn trừ trách nhiệm hình sự, xử phạt hành chính đối với nạn nhân bị mua bán trong các trường hợp cụ thể như xuất cảnh trái phép, bán dâm...

Sơn La tăng cường truyền thông phòng, chống mua bán người

Hoạt động của tội phạm buôn người có một số chiêu trò không mới nhưng số nạn nhân vẫn tiếp tục bị sập bẫy.

Đang cập nhật dữ liệu !