Mỗi năm Cà Mau “mất” hơn 300ha rừng phòng hộ do sạt lở ven biển

Với chiều dài hơn 250km ven biển, hằng năm các cơ quan chức năng tỉnh Cà Mau phải đưa ra nhiều giải pháp chống sạt lở, sóng lớn vỡ đai rừng phòng hộ. Trung bình mỗi năm tỉnh này “mất” 300ha rừng phòng hộ do sạt lở ven biển.

Ngày 10/10, đại diện các cơ quan chức năng tỉnh Cà Mau phối hợp cùng một số chuyên gia nghiên cứu đê điều thuộc Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam tiến hành khảo sát tình hình sạt lở ven tuyến bờ tây Cà Mau.

Quan sát khu vực bên trong kè mềm ly tâm dự ứng lực được triển khai, đoàn công tác nhận thấy đã có bãi bồi và thảm rừng ngập mặn tái sinh. Bên cạnh công tác triển khai kè mềm ứng lực tại khu vực này, kết hợp trồng rừng, các cơ quan chức năng tỉnh Cà Mau cho biết trong vài ba năm tới sẽ hình thành nên thảm thực vật ngập mặn dày đặc, đủ sức chống chọi với triều cường, sóng lớn cũng như bảo vệ tốt tuyến đê bên trong.

Theo ông Lê Thanh Triều, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Cà Mau, hiện nay địa phương đã tiết giảm tối ưu mức đầu tư kè mềm ly tâm dự ứng lực từ 30-40 tỷ đồng/km xuống còn khoảng 24-25 tỷ đồng/km. Tỉnh vẫn sẽ tiếp tục đưa ra các giải pháp tốt hơn nhằm kéo giảm chi phí nhưng vẫn phải đảm bảo hiệu quả.

Nhằm hoàn thiện các tìm ra mô hình tối ưu, giá thành rẻ để ứng phó với vấn nạn sạt lở ven biển, những năm gần đây lãnh đạo tỉnh Cà Mau tiếp tục mời gọi các nhà khoa học từ trung ương đến địa phương tham gia nghiên cứu thử nghiệm các giải pháp khác nhau.

Mô hình đê trụ rỗng được tỉnh Cà Mau thí điểm bước đầu mang lại kết quả khả quan. (Ảnh: Báo Nhân dân)

Năm 2016, Tiến sĩ Trần Văn Thái đề xuất ý tưởng thực hiện mô hình chống sạt lở mới mang tên “Đê trụ rỗng tiêu giảm sóng”. Đề xuất này đã được lãnh đạo tỉnh Cà Mau chấp thuận, giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm chủ đầu tư.

Sau đó, mô hình Đê trụ rỗng tiêu giảm sóng đã được triển khai thử nghiệm 180 m tại bờ biển tây tỉnh Cà Mau, đoạn từ Vàm Đá Bạc đến Vàm Kênh Mới, thuộc xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời.

Sau hơn 7 tháng đưa vào thí điểm, ông Nguyễn Tiến Hải, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cho hay, bên trong đoạn đê trụ rỗng đã có phù sa bồi lắng, trung bình từ 70-100 cm. Giá thành loại đê này hiện nay chỉ khoảng 22 tỷ đồng/km, từ bằng và thấp hơn mức đầu tư với loại kè ly tâm dự ứng lực.

Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đánh giá cao hiệu quả của loại đê rỗng nói trên. Sau chuyến khảo sát, tỉnh sẽ tổ chức hội thảo để có đánh giá cụ thể hơn, sau đó sẽ báo cáo xin chủ trương của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để áp dụng mô hình chống sạt lở này cho nhiều đoạn sạt lở nghiêm trọng khác tại Cà Mau trong thời gian tới.

Cà Mau là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề của tình trạng sạt lở bờ biển. Suốt chiều dài hơn 250 km ven biển, hầu như mỗi tháng Cà Mau đều hứng chịu những con sóng lớn. Sóng áp bờ phá vỡ đai rừng phòng hộ, cuốn theo nhiều đất đai, phù sa ra biển lớn.

Theo thống kê, từ năm 2007 đến nay, ước tính có khoảng 80% đường bờ biển trong tỉnh bị sạt lở, bình quân mỗi năm khoảng 15 mét, có nơi đến 50 mét, và diện tích rừng phòng hộ bị mất theo khoảng hơn 300 ha mỗi năm. Trong đó, nặng nhất là ven tuyến bờ tây dài hơn 100 km, số cây rừng bị chết, số đất đai bị sóng dữ cuốn mất cứ tăng dần theo thời gian.

Theo ông Nguyễn Long Hoai, Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt bão Cà Mau, tuyến biển tây hiện có hàng chục điểm sạt lở đặc biệt nghiêm trọng với chiều dài hơn 10 km, nằm rải rác trên địa bàn ven biển các huyện U Minh, Trần Văn Thời, Phú Tân.

Rừng phòng hộ tại các địa phương nói trên còn mỏng, có nơi chỉ còn khoảng 5-10 mét là tới thân đê. Theo ông Nguyễn Long Hoai, nếu không có giải pháp can thiệp kịp thời, một khi đê bờ tây Cà Mau bị vỡ, hàng trăm nghìn hộ dân có đất sản xuất vùng bắc Cà Mau sẽ bị ảnh hưởng nặng nề, thậm chí ngay cả hệ sinh thái rừng tràm U Minh Hạ cũng có nguy cơ bị xóa sổ. 

Phương Nam

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !