Mô hình thành công nhất góp phần giảm lây nhiễm HIV từ gái mại dâm

Đó chính là mô hình "Cộng tác viên đồng đẳng".
Mô hình thành công nhất góp phần giảm lây nhiễm HIV từ gái mại dâm - ảnh 1

PGS Nguyễn Văn Kính - Giám đốc BV Nhiệt đới trung ương.

Đại dịch căn bệnh thế kỷ

Là người đầu tiên của Việt Nam được sang “đại bản doanh” phát hiện ra bệnh HIV cách đây 30 năm, PGS Nguyễn Văn Kính – Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới trung ương kể cho phóng viên nghe câu chuyện thăng trầm trong việc phòng chống HIV ở Việt Nam đặc biệt là những kỷ niệm ông phải đi tìm cộng tác viên đồng đẳng để giúp những người nhiễm HIV có thể trở lại cuộc sống của mình.

PGS Kính kể khi vừa ra trường vào năm 1982, ông học nội trú và đến năm 1985 ông hoàn thành học bác sĩ nội trú, ra trường và ở lại trường làm giảng viên Bộ môn Truyền nhiễm, trường Đại học Y Hà Nội.

Khi dịch HIV/AIDS xuất hiện, ông là người đầu tiên được Bộ Y tế cử đi học cách chẩn đoán, điều trị tại chính nơi tìm ra vi rút HIV: Đó là viện Pasteur Paris, Cộng Hoà Pháp.

"Ngày đó, tôi còn chưa biết HIV là gì, nghe kinh khủng lắm dù ở Việt Nam chưa có ai bị bệnh nhưng nó được xem như căn bệnh tử thần" - PGS Kính kể lại. Đó cũng là lúc ông gắn bó với nghiên cứu căn bệnh thế kỷ.

Tại Việt Nam, trường hợp nhiễm HIV đầu tiên ở nước ta được phát hiện vào tháng 12 năm 1990 tại thành phố Hồ Chí Minh. Nhưng thực sự dịch HIV/AIDS bắt đầu bùng nổ từ năm 1993 trong nhóm những người nghiện chích ma túy tại thành phố Hồ Chí Minh. 

PGS Kính phải mất rất nhiều thời gian và thay đổi sách lượng liên tục mới có thể thành công trong mô hình cộng tác viên đồng đẳng như hiện nay. Đây là mô hình được đánh giá thành công nhất góp phần làm giảm lây nhiễm HIV từ gái mại dâm.


Sau đó dịch bắt đầu lan ra các tỉnh. Đến cuối tháng 12/1998, toàn bộ 61 tỉnh, thành trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh) trong cả nước đều đã phát hiện có người bị nhiễm HIV. 

Tính đến 13/12/2002, theo số liệu báo cáo của các tỉnh thành, cả nước đã phát hiện 58.490 trường hợp nhiễm HIV, 8.718 trường hợp biến chuyển thành bệnh AIDS và 4.834 trường hợp đã tử vong.
Lúc này, mọi người mới thực sự thức tỉnh, xem đây là căn bệnh tử thần. Kèm theo đó là sự phân biệt kỳ thị với người có HIV trở thành “báo động đỏ” khiến công tác phòng ngừa càng trở nên khó khăn hơn.

PGS Kính cho biết lúc đó, ông vừa kiêm nhiệm giảng viên vừa làm chuyên viên cho ban phòng chống HIV/AIDS của Bộ Y tế. Sau này dịch diễn biến phức tạp, Chính phủ đã đưa lên thành chiến lược phòng chống dịch HIV/AIDS cấp quốc gia và Cục phòng chống HIV/AIDS được thành lập. PGS Kính làm cục phó Cục phòng chống HIV/AIDS. 

Tình hình lây HIV chủ yếu do tiêm chích ma tuý và gái mại dâm, vì thế, mục tiêu của công tác phòng chống HIV lúc này là nhắm vào nhóm đối tượng trên.

Đi tìm gái mại dâm

PGS Kính kể khi tìm được nhóm đối tượng chính đó là nghiện ma tuy và gái mại dâm. Ông đã nỗ lực tìm cách làm thế nào để tuyên truyền cho gái mại dâm hiểu biết về bệnh HIV cũng không đơn giản.

Sau nhiều đêm suy nghĩ làm sao để tiếp xúc được với họ, giải thích cho họ hiểu về căn bệnh thế kỷ này để họ có biện pháp phòng tránh. PGS Kính lúc ý là cán bộ phòng chống HIV nên ông mạnh dạn một mình tìm đến các “điểm nóng” những khu gái mại dâm “đóng quân” đó là những điểm ở Thanh Xuân, Đống Đa, Hà Nội.

Nhưng để tiếp xúc cũng không phải dễ. Ông gõ cửa hỏi ai cũng từ chối không nhận mình đang là gái mại dâm. Ông cười “lúc ý mình cũng ít kinh nghiệm và quá ngờ nghệch”. 

Hết lần này đến lần khác thất bại, ông phải nhờ một vài người làm quay phim phóng sự xã hội họ giới thiệu cho ông đến Dốc Phụ Nữ, Đống Đa, Hà Nội tiếp xúc với gái mại dâm. Lúc đến, ông đưa card visit và giải thích cho họ hiểu về căn bệnh HIV nhưng không có kết quả nào khác ngoài “gạch đá” từ chính những cộng sự của mình.

Rồi PGS Kính tìm đến trung tâm cải tạo và phục hồi nhân phẩm ở Hà Nội, ở đó có các cô gái từng là gái mại dâm đang bị đưa đi phục hồi nhân phẩm. Khi PGS Kính nói chuyện họ nghe rất hăng say và hứa sẽ giúp ông đi vào chính các điểm mại dâm để giải thích cho họ nghe về bệnh thế kỷ nhưng khi được bảo lãnh ra thì họ lại “cao bay, xa chạy”.

PGS Kính phải mất rất nhiều thời gian và thay đổi sách lượng liên tục mới có thể thành công trong mô hình cộng tác viên đồng đẳng như hiện nay. Sau này, ông cũng là người truyền cảm hứng và tâm huyết để nhiều bác sĩ khác trở thành CTV của mô hình, góp phần quan trọng tuyên truyền những kiến thức về căn bệnh thế kỷ, trực tiếp tham gia "công cuộc" làm giảm tỉ lệ lây truyền căn bệnh này, nhất là từ gái mại dâm.

Ở nhiều địa phương, ngoài các BS, những CTV là chị em phụ nữ trong các chi hội phụ nữ cũng cùng nhau tham gia mô hình này. Có nhiều địa phương đã có những hiệu quả rõ ràng trong hoạt động, ví dụ như Thừa Thiên Huế. Chỉ sau khi ra đời hơn 4 năm (2012-2016), các nhóm “Đồng đẳng” đã tổ chức hơn 70 buổi tuyên truyền, tư vấn cho 750 lượt nhân viên nữ ở 102 cơ sở kinh doanh dịch vụ, tổ chức 4 lớp tập huấn về phòng chống TNXH, phòng chống mua bán người, phòng chống bạo hành; cung cấp thông tin về các hành vi xâm hại quyền của người lao động tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ góp phần giúp các cơ quan nhà nước có những biện pháp chấn chỉnh, uốn nắn kịp thời.

HIV/AIDS được xem là căn bệnh thế kỷ, căn bệnh mà có những thời điểm chỉ cần nhắc tới nó là mọi người ngay cả bác sĩ cũng lạnh sống lưng.

Mô hình “Nhóm giáo dục viên đồng đẳng”, được gọi là mô hình “Đồng đẳng”, được thực hiện từ năm 2005, gồm những người phụ nữ làm việc trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm, đã hoặc đang hoạt động mại mại dâm. Mô hình được xây dựng để giúp hội viên nâng cao nhận thức về phòng chống tệ nạn xã hội (TNXH), HIV/AIDS, tiếp cận cơ hội chuyển đổi nghề nghiệp và mỗi một hội viên sẽ là một tuyên truyền viên phòng, chống TNXH đến tận cơ sở.

Sau hơn 10 năm triển khai, mô hình này được đánh giá là mô hình thành công nhất góp phần giảm lây nhiễm HIV/AIDS từ gái mại dâm. Trong đó, vai trò của những bác sĩ - CTV như GS Nguyễn Văn Kính là vô cùng quan trọng.
 

Khánh Ngọc

Nhiều tư liệu quý hiếm khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam

Bộ sách gồm 6 cuốn với nhiều tư liệu quý khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam vừa được Nhà xuất bản TT&TT giới thiệu nhân dịp kỷ niệm 35 năm sự kiện Gạc Ma (14/3/1988-14/3/2023).

Điều khoản 'cấm' tiết lộ với người đòi tiền 'gửi tiết kiệm thành mua bảo hiểm'

Trong khi nhiều khách hàng gửi tiết kiệm ngân hàng bị biến thành hợp đồng mua bảo hiểm nhân thọ Manulife vẫn chật vật đi đòi tiền, có một số người đã được trả lại tiền nhưng buộc phải ký cam kết không được tiết lộ với bên thứ ba.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO

Ngày 8/1, Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO 17025:2017 với hàng trăm chỉ tiêu phân tích đạt chứng nhận Vilas.

Chạy bộ tiếp sức xuyên Việt gây quỹ phẫu thuật nụ cười trẻ em

Một nhóm các VĐV chạy bộ phong trào gồm 10 người đang thực hiện chạy bộ xuyên Việt từ cột cờ Lũng Cú (Hà Giang) đến mũi Cà Mau với mục đích gây quỹ phẫu thuật nụ cười, đồng hành cùng Tổ chức Phẫu thuật nụ cười (Operation Smile).

Ba bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành năm 2022 của NHNN

Tại Hội nghị Chính phủ với địa phương diễn ra hôm 03/01/2023, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã chia sẻ những bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành chính sách tiền tệ năm 2022.

Chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Tại hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương năm 2022, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng khẳng định quan điểm điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng tính độc lập tự chủ của nền kinh tế.

Hỗ trợ 28 địa phương khắc phục hậu quả thiên tai

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 1661/QĐ-TTg ngày 31/12/2022 hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai 10 tháng đầu năm 2022.

Cậu sinh viên có duyên với những tủ sách thiện nguyện

Những ngày đầu một mình đạp xe đi gom sách ủng hộ, Thái Hải Đăng, cậu sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, chẳng dám nghĩ hành trình “Sách đến tay em” lại có thể kéo dài và được nhiều người ủng hộ như bây giờ.

Năm 2022, đội tàu cá ở Đà Nẵng khai thác đạt trên 33.000 tấn tổng sản lượng

Năm nay do ảnh hưởng của thời tiết trên biển phức tạp, chi phí chuyến biển tăng cao…nhưng sản lượng khai thác thuỷ sản của Đà Nẵng vẫn đạt trên 33.000 tấn.

Giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu từ ngày 1/1/2023

Từ 1/1/2023, thuế bảo vệ môi trường với xăng là 2.000 đồng một lít, các mặt hàng dầu (trừ dầu hoả) và mỡ nhờn là 1.000 đồng, theo Nghị quyết vừa được thông qua.

Đang cập nhật dữ liệu !