Mô hình Hợp tác xã kiểu mới, vừa phát triển kinh tế vừa làm du lịch

Thời gian qua, một số mô hình hợp tác xã cho thấy hiệu quả trong hoạt động, góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới. 

Những năm gần đây, nhiều hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp và hộ sản xuất đã chú trọng đến mô hình vừa phát triển kinh tế vừa kết hợp với du lịch.

Năm 2019, Công ty Cổ phần Thực phẩm An Biên (Ngỗng), một doanh nghiệp xã hội có trụ sở tại Hải Phòng, đã xác định muốn phát triển nông nghiệp thì phải đi theo hướng "mô hình tour du lịch kết hợp trải nghiệm nông nghiệp".

{keywords}
"Chuyến đi của Ngỗng" cho trẻ trải nghiệp cấy lúa trên cánh đồng rươi tại huyện An Lão, Hải Phòng.

Đó là lý do Ngỗng lập ra dự án “Chuyến đi của Ngỗng”. Đây là hoạt động trải nghiệm đưa mọi người tới gần hơn với các mô hình canh tác, sản xuất, chế biến các sản phẩm nông nghiệp bền vững bằng các hoạt động trải nghiệm thực tế và chia sẻ chân thật từ những nông dân sinh thái.

Trong hành trình khám phá mảnh đất Ninh Thuận đầy nắng, gió bên cạnh những bờ biển hoang sơ quyến rũ thì những vườn nho xanh mướt bạt ngàn đang vào mùa chín mọng là địa điểm không nên bỏ qua khi đặt chân đến đây.

Thời gian qua, một số mô hình HTX tại Ninh Thuận cho thấy hiệu quả trong hoạt động, góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới. Tiêu biểu là hoạt động hỗ trợ liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm ngày càng đi vào chiều sâu, có hiệu quả.

Trong số đó, HTX Nho Evergreen Ninh Thuận, phường Văn Hải (TP. Phan Rang - Tháp Chàm) đã đẩy mạnh liên kết hai chiều, giữa HTX với nông dân và HTX với doanh nghiệp. Đối với nông dân, HTX liên kết canh tác 15 ha nho trồng theo tiêu chuẩn VietGAP, thực hiện các khâu dịch vụ, như: Cung cấp vật tư nông nghiệp, chuyển giao khoa học - kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm cho nông dân.

Về liên kết với doanh nghiệp nhằm đưa sản phẩm vào các siêu thị, để áp ứng yêu cầu về chất lượng sản phẩm cao phục vụ người tiêu dùng trong cả nước, HTX phối hợp với Viện Nghiên cứu Bông và Phát triển nông nghiệp Nha Hố áp dụng kỹ thuật bao trái, quy mô 5 ha; đồng thời, thực hiện các quy trình canh tác, thu hoạch, chế biến, đóng gói, bảo quản đảm bảo các tiêu chí về an toàn vệ sinh thực phẩm.

Bên cạnh việc phát triển kinh tế địa phương, mô hình hợp tác xã  (HTX) tại Ninh Thuận còn là điểm đến không thể bỏ qua của du khách khi đến với Ninh Thuận.

Nằm trong lòng thành phố Phan Rang, Hợp tác xã nho Evergreen như là một điểm đến mới đầy thú vị cho khách du lịch gần xa đến tham quan và khám phá.

Với quy mô gần 100 hộ thành viên trên địa bàn thành phố Phan Rang và các huyện thuộc tỉnh Ninh Thuận và cơ sở sản xuất, chế biến, nhà trưng bày HTX nho Evergreen luôn mở cửa phục vụ khách tham quan miễn phí, với sự hướng dẫn của nhân viên HTX và thành viên hộ nhiệt tình đón khách.

{keywords}
Du khách tham quan vườn nho của HTX nho Evergreen Ninh Thuận.

Khi tham quan HTX và vườn nho hộ gia đình du khách có thể trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, thu hoạch nho tại vườn và có thể thoải mái mua nho cũng như các sản phẩm chế biến từ nho của HTX nho Evergreen: nho sấy khô, nước nho lên men, rượu nho với giá cực kỳ hấp dẫn.

Mới đây, HTX nho Evergreen Ninh Thuận vừa chính thức nhận quyết định được tham gia đề án “Lựa chọn, hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới hiệu quả tại các địa phương trên cả nước giai đoạn 2021-2025” của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Là một trong 4 hợp tác xã của tỉnh được phê duyệt, Evergreen Ninh Thuận sẽ được hỗ trợ trên nhiều mặt để hoàn thiện chuỗi giá trị nông nghiệp đảm nhiệm các dịch vụ đầu vào, sơ chế/chế biến và đầu ra.

Theo đó, HTX sẽ được hỗ trợ trong công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; được hỗ trợ tích cực về vấn đề xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường; được hỗ trợ ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới gồm: Nhà lưới để sản xuất nho; ứng dụng thiết bị tưới tiết kiệm nước. Về mặt tài chính, HTX sẽ được hỗ trợ để tiếp cận nguồn vốn ưu đãi cũng như quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã. Ngoài ra, HTX sẽ được hỗ trợ đầu tư để tiếp tục phát triển kết cấu hạ tầng và chế biến sản phẩm.

Tại Sơn La, HTX Dịch vụ phát triển nông nghiệp 19/5 (thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu) đã xây dựng mô hình hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp tổng hợp gắn sản xuất nông nghiệp với phát triển du lịch sinh thái, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Khởi đầu từ những năm 2000 với 10 thành viên, đến năm 2014, HTX Dịch vụ phát triển nông nghiệp 19/5 hoàn thành chuyển đổi theo Luật hợp tác xã năm 2012. Đến nay hợp tác xã có 50 thành viên chính thức trên 200 thành viên là các hộ gia đình liên kết sản xuất với hợp tác xã với 110 ha cây trồng các loại, trong đó hơn 23 ha rau, quả được sản xuất theo quy trình VietGAP.

Hợp tác xã có cơ sở chế biến quả với diện tích 4.000 m2 được trang bị máy móc, thiết bị hiện đại, các sản phẩm chế biến của hợp tác xã gồm: Rượu vang, mận sấy dẻo, chuối sấy dẻo... Tổng sản lượng tiêu thụ sản phẩm cho thành viên hợp tác xã bao gồm cả thành viên liên kết: 800-1000 tấn các loại nông sản mỗi năm.

Doanh thu trung bình hàng năm đạt từ 6 - 7 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hàng năm trung bình đạt từ 1,1 - 1,2 tỷ đồng. Thu nhập bình quân của các hộ thành viên đạt 400 triệu đồng/1 ha/1 năm. Lương bình quân lao động trong hợp tác xã đạt từ 6,5 triệu đồng đến 8,5 triệu đồng/người/tháng. 

Hợp tác xã sở hữu 06 sản phẩm OCOP, gồm: 03 sản phẩm đạt 4 sao cấp tỉnh (Gồm sản phẩm: Mận sấy Gừng, Mận sấy Mật ong, Mận sấy Thảo mộc); 3 sản phẩm đạt 3 sao cấp tỉnh (Gồm sản phẩm: Rượu Mận, rượu Mơ, rượu Trưởng bản).

Ngoài ra hợp tác xã có một quần thể nhà hàng, nhà nghỉ nối liền với khu sản xuất, chế biến để phục vụ khách tham quan, du lịch từ đó tạo ra một hệ sinh thái khép kín. Hợp tác xã phát triển nhiều loại hình du lịch Mộc Châu phong phú, đặc trưng của một vùng cao nguyên, như: Du lịch cộng đồng, thăm các nhà máy chế biến chè xuất khẩu, các cơ sở chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa; thăm các khu công nghệ cao trồng rau, hoa xuất khẩu…

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) Lê Minh Hoan: Phát triển nông nghiệp đa giá trị, tích hợp thành ngành du lịch
“Chúng ta phải tích hợp được nông nghiệp đa giá trị, giá trị hữu hình của một trái cam, quýt, xoài… Rồi những giá trị hữu hình từ tài nguyên bản địa, văn hóa bản địa, văn hóa của người dân tộc, lịch sử của địa phương phải tích hợp lại, tạo ra giá trị và giá trị đó làm cho đồ thị tăng theo chiều thẳng đứng chứ không theo chiều ngang.

Phát triển nông nghiệp không chỉ dựa trên nông sản nữa mà còn là nền kinh tế, du lịch nông nghiệp, nông thôn; du lịch lên tới các ruộng bậc thang, chúng ta sẽ thấy được vẻ đẹp hùng vĩ của nông nghiệp, vẻ đẹp từ những đường cong uốn lượn ở các ruộng bậc thang, cộng với những điệu múa xòe, điệu khèn của bà con người dân tộc. Chúng ta tích hợp thành ngành du lịch, lúc đó không còn là câu chuyện mua bán nữa. Người ta sẽ tự hào, phát huy được giá trị văn hóa, lịch sử của mình. Vấn đề là phải làm cho họ thấy được giá trị đó, trên chính lịch sử, văn hóa của họ.

 Hiền Anh

Agribank lần thứ 9 liên tiếp được vinh danh giải thưởng Sao Khuê

Vượt qua nhiều giải pháp, 2 hệ thống/sản phẩm của Agribank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ 9 liên tiếp (2016-2024) Agribank nhận giải thưởng này.

Cơ chế giá điện 2 thành phần là công bằng hơn giá điện 1 thành phần

Hiện Việt Nam áp dụng biểu giá điện 1 thành phần, tức là biểu giá điện tính theo điện năng. Trong khi đó, nhiều nước trên thế giới đang áp dụng giá điện 2 thành phần.

Bảo hiểm FWD gây ấn tượng với thông điệp truyền cảm hứng mới

Mới đây, FWD Việt Nam tiếp tục chứng minh sức mạnh vượt trội trong cách khai thác thông điệp cùng hình tượng sáng tạo nhưng gần gũi thông qua chiến dịch thương hiệu mới “Sống đầy cùng FWD Bảo hiểm dễ hiểu” (Time to play).

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Ngân hàng có buộc phải xóa nợ?

Vụ việc khách hàng của Eximbank là anh P.H.A nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng vẫn chưa ngã ngũ. Nếu 2 bên không có tiếng nói chung, một bên không trả nợ, một bên không sửa trên hệ thống thì khoản nợ mãi treo lơ lửng.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cần biết để không 'lụt nợ' vì thẻ

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị biến thành món nợ 8,8 tỷ gây nhiều tranh cãi. Nợ xấu để lại hệ luỵ cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chủ thẻ tín dụng cần lưu ý gì để không phải rơi vào tình huống bị đòi những khoản nợ không tin nổi?

Sự thật vụ 'quên' trả nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu, sau 11 năm thành 8,8 tỷ

Vụ việc xảy ra ở Quảng Ninh đang gây 'sốc'. Khách hàng vay thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng nhưng không đóng lãi nhiều năm. Đến nay, cả gốc lẫn lãi lên đến 8,8 tỷ đồng.

Agribank nỗ lực truyền thông giáo dục tài chính cho học sinh, sinh viên

Agribank phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhiều chương trình giáo dục tài chính, đặc biệt cho học sinh, sinh viên để hiểu biết đúng và đầy đủ về các vấn đề tài chính ngân hàng trong bối cảnh xã hội phát triển và chuyển đổi số.