'Mẹ đẻ' của vắc xin AstraZeneca lên tiếng về việc tiêm mũi 3
Giáo sư Sarah Gilbert, nhà khoa học đứng sau vắc xin Covid-19 của AstraZeneca, đã lên tiếng về việc tiêm mũi tăng cường cho mọi người, giữa lúc có những tranh cãi về việc này.
Giáo sư Sarah Gilbert - nhà khoa học đứng sau vắc xin Covid-19 của AstraZeneca (Ảnh: Đại học Oxford). |
Thay đổi thông tin tiêm vắc xin trên Sổ sức khoẻ điện tử như thế nào?
Việc có "thẻ xanh'', ''thẻ vàng" tiêm vắc xin để đi lại khiến nhiều người dân lo lắng vì họ đã tiêm vắc xin Covid-19 nhưng không được cập nhật trên Sổ sức khoẻ điện tử.
Trả lời Telegraph, giáo sư Gilbert, người được mệnh danh là "mẹ đẻ" của vắc xin AstraZeneca, ngày 10/9 cho biết, liều vắc xin tăng cường có thể là không cần thiết với nhiều người.
Cụ thể, bà Gilbert nói rằng, miễn dịch tạo ra từ việc tiêm vắc xin đủ theo liệu trình ban đầu đang được duy trì tốt, kể cả với biến chủng Delta. Trong khi người già và người bị suy giảm miễn dịch có thể cần liều tăng cường, liệu trình tiêu chuẩn 2 mũi vắc xin là đủ để cung cấp sự bảo vệ lâu dài cho hầu hết mọi người.
"Chúng ta sẽ xem xét từng tình huống. Những người bị suy giảm miễn dịch và người cao tuổi có thể sẽ cần tiêm mũi tăng cường. Tuy nhiên, tôi không nghĩ là chúng ta cần tiêm mũi thứ 3 cho tất cả mọi người. Phần lớn mọi người đều duy trì khả năng miễn dịch tốt (sau mũi thứ 2)", bà Gilbert nói.
Giáo sư tới từ đại học Oxford nói rằng, ưu tiên của thế giới lúc này là cần phải phân phối vắc xin tới các nước có nguồn cung hạn chế chế phẩm này.
"Chúng ta cần chuyển vắc xin tới những quốc gia có phần lớn dân số chưa được tiêm chủng. Chúng ta cần phải làm tốt hơn trong vấn đề này. Mũi thứ nhất sẽ có tác động mạnh nhất", bà Gilbert nói.
Giới khoa học trên thế giới đồng thuận với việc liều tăng cường là cần thiết cho bệnh nhân suy giảm miễn dịch và người lớn tuổi, những người mà hệ thống miễn dịch không sản sinh đủ kháng thể khi tiêm liệu trình tiêu chuẩn.
Tuy nhiên, điều mà giới khoa học tranh cãi là tính hiệu quả của mũi tăng cường với nhóm người trẻ tuổi và nhóm có sức khỏe tốt vì họ chưa có đủ dữ liệu cần thiết để kết luận. Một số nhà khoa học gợi ý việc xét nghiệm để biết một người có cần tiêm liều tăng cường không, thay vì tiêm liều thứ 3 cho tất cả mọi người.
Theo Dân Trí
Giảng viên trường y: 'Ăn ngủ online cùng F0, nhiều lúc cũng căng thẳng, stress'
Một tháng qua các giảng viên của trường Đại học Y Dược TP. HCM đã tổ chức các team tư vấn cho F0 online và hỗ trợ F0 tại nhà. Hai team này hoạt động song song, hỗ trợ nhau để kịp thời giúp người bệnh nhanh nhất.