Phản ứng sau tiêm vắc xin Sinopharm và cách xử trí
Giống các vắc xin khác, khi tiêm vắc xin Vero Cell của Sinopharm cũng có tác dụng phụ sau tiêm, các phản ứng tại chỗ hoặc toàn thân như sốt, đau mỏi cơ thể.
Bộ Y tế bỏ quy định đo huyết áp tất cả mọi người trước khi tiêm vắc xin Covid-19
Ngày 10/9, Bộ Y tế ban hành Quyết định 4355 về việc ban hành Hướng dẫn tạm thời sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19. Hướng dẫn này có hiệu lực từ ngày 10/9 và thay thế hoàn toàn Quyết định 3802 và hướng dẫn kèm theo.
Theo TS Nguyễn Huy Luân – trưởng Đơn vị tiêm chủng vắc xin, Bệnh viện Đại học Y dược, tiêm vắc xin mới là biện pháp hạn chế số ca mắc Covid-19 và tử vong ở người bệnh.
Tiêm vắc xin là đưa tác nhân vào cơ thể kích thích cơ thể sinh miễn dịch bảo vệ cơ thể. Hiện có nhiều loại vắc xin đang sử dụng khác nhau, đa số vắc xin đó đều là dạng tiêm.
Khi tạo vắc xin Covid-19, có 4 cơ chế chính tạo ra vắc xin đó là vắc xin bất hoạt, sử dụng 1 virus đã chết và sử dụng toàn bộ con virus này làm vắc xin. Đây là cách làm vắc xin truyền thống được sử dụng rất lâu. Hiện nay vắc xin Sinopharm sử dụng phương pháp này.
Hiện Việt Nam cấp phép 6 loại vắc xin Covid-19 trong đó gồm vắc xin AstraZeneca, vắc xin Sputnik của Nga, vắc xin Sinopharm, vắc xin Pfizer, vắc xin Moderna, vắc xin Janssen…
Vắc xin Sinopharm được chỉ định tiêm phòng cho người từ 18 tuổi trở lên. Lịch tiêm gồm 2 mũi, mũi 2 cách mũi 1 từ 3 - 4 tuần. Phản ứng sau tiêm chủng được ghi nhận hầu hết là nhẹ đến trung bình và tồn tại trong thời gian ngắn.
Ảnh vắc xin Vero Cell. |
Theo TS Luân, cũng giống như bất kỳ tác nhân nào khi đưa vào cơ thể, vắc xin cũng có những phản ứng. Hầu hết đều là phản ứng tại chỗ. Với vắc xin Vero Cell cũng có các phản ứng tương tự. Các báo cáo cho biết sau tiêm vắc xin này thì phản ứng hay gặp nhất đó là đau đầu, sốt, mệt mỏi, đau cơ, đau khớp, ho, khó thở, buồn nôn, tiêu chảy, ngứa.
Các phản ứng không phổ biến là chóng mặt, chán ăn, đau hầu họng, khó nuốt, chảy nước mũi, táo bón, quá mẫn cảm.
Người tiêm cũng có thể gặp, có thể xảy ra là hôn mê, buồn ngủ, khó ngủ, hắt hơi, viêm mũi họng, nghẹt mũi, khô họng, cúm, giảm cảm, đau chân tay, đánh trống ngực; đau bụng, phát ban, niêm mạc da bất thường, mụn trứng cá, bệnh nhãn khoa, tai; khó chịu, nổi hạch.
Những phản ứng sau tiêm rất hiếm gặp (dưới 1/10.000 liều) là ớn lạnh, rối loạn chức năng vị giác, mất vị giác, dị cảm, run, rối loạn chú ý; chảy máu cam, hen suyễn, kích ứng cổ họng, viêm amidan, khó chịu, cổ đau, đau hàm, u cổ, loét miệng, đau răng, rối loạn thực quản; viêm dạ dày, đổi màu phân, bệnh nhãn khoa, mờ mắt, kích ứng mắt; đau tai, căng thẳng, tăng huyết áp, hạ huyết áp, tiểu tiện không tự chủ, chậm kinh nguyệt. Tuy nhiên, các phản ứng này cũng không tồn tại lâu.
Người bệnh sau tiêm cần theo dõi tại điểm tiêm 30 phút. Các trường hợp có bệnh nền cần theo dõi kỹ hơn. Sau đó về nhà theo dõi thêm.
Khi có các dấu hiệu tác dụng phụ, người tiêm bình tĩnh theo dõi. Nếu người tiêm sốt cao trên 38,5 độ C có thể uống thuốc hạ sốt, uống nhiều nước, ăn uống bình thường.
Có các dấu hiệu bất thường sau tiêm chủng như sốt cao (≥390C), vật vã, lừ đừ, tím tái, khó thở… hoặc, khi các dấu hiệu thông thường kéo dài trên 24 giờ hoặc, không yên tâm về sức khoẻ của đối tượng tiêm chủng…có thể liên hệ bác sĩ hoặc đưa đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán và xử trí kịp thời.
TS Luân cho biết theo hướng dẫn của Bộ Y tế, những người chống chỉ định với vắc xin là người từng có tiền sử dị ứng với thành phần của vắc xin theo công bố của nhà sản xuất dị ứng các thành phần của vắc xin hoặc từng phản ứng với mũi 1 của vắc xin.
Mỗi người đến tiêm chủng phải luôn tuân thủ đeo khẩu trang, giữ khoảng cách an toàn, thực hiện thông điệp 5K trong quá trình đi tiêm và sau khi tiêm vì tỉ lệ tiêm vắc xin trong cộng đồng còn thấp.
Ngày tiêm nên ăn uống đầy đủ, không nên uống cà phê hay các loại nước tăng lực nhiều, mặc áo ngắn tay để dễ tiêm và quần áo rộng rãi để thuận tiện khi cần cấp cứu, lưu ý ghi nhớ, hỏi bác sĩ tư vấn về xử trí các dấu hiệu sau tiêm.
Đến nay, chưa vắc xin nào cho thấy khả năng bảo vệ khỏi nhiễm virus 100%. Do vậy, bạn nên giữ ý thức phòng ngừa lây bệnh, dù đã được tiêm vắc xin khi đang ở vùng dịch.
Ngoài công nghệ sản xuất vắc xin bất hoạt virus, các vắc xin khác cũng sản xuất theo công nghệ khác nhau. Vắc xin khác là công nghệ tiểu định vị dùng 1 kháng chất, kháng nguyên đặc hiệu của virus là Protein gai trên bề mặt virus dùng kháng nguyên này làm kháng nguyên chính sản xuất vắc xin, giống với vắc xin viêm gan B. Hiện nay vắc xin Nanocovax của Việt Nam đang nghiên cứu và sản xuất theo công nghệ này.
Vắc xin thứ 3 sử dụng vecter, ADN virus biến đổi virus đi, mang kháng nguyên của virus vào vắc xin.
Vắc xin thứ 4 là vắc xin đột phá trong mRNA đây là vắc xin sử dụng thông tin, mã hoá protein gai đưa vào cơ thể tạo ra protein gai. Phương pháp này tạo ra khuôn mẫu protein gai tạo ra kháng nguyên kích thích cơ thể tạo ra đáp ứng miễn dịch để chống lại virus xâm nhập.
K.Chi