Lý do nhiều sinh viên đại học hàng đầu ở Anh muốn bỏ học

Một nghiên cứu mới đây chỉ ra 20% sinh viên các trường top của Anh thường xuyên không đủ thức ăn và các nhu yếu phẩm khác. Đây là nguyên nhân khiến họ cân nhắc việc rời bỏ trường học.

"Sự khốn khó được bình thường hóa"

Tờ Observer mới đây tiết lộ 1/5 sinh viên tại các trường đại học thuộc Nhóm Russell (24 tổ chức giáo dục đại học ưu tú nhất của Anh như Oxbridge hay Edinburgh) đang cân nhắc bỏ học vì khủng hoảng chi phí sinh hoạt.

1/4 được hỏi cho biết, thường xuyên thiếu thực phẩm và các nhu yếu phẩm khác.

 Tỷ lệ sinh viên Anh cân nhắc bỏ học ngày càng tăng cao.


Cụ thể, nghiên cứu của Nhóm Russell khảo sát hơn 8.500 sinh viên trong 2 tháng đầu năm 2023 cho thấy, hơn 1/2 sinh viên có kết quả học tập bị ảnh hưởng do cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt.

Các sinh viên này cho biết phải làm thêm sau giờ học để trang trải chi phí. Họ cũng gặp các vấn đề về tập trung do thiếu chất dinh dưỡng và căng thẳng tài chính, thậm chí bỏ qua nhiều bài giảng vì không đủ tiền mua vé đi lại.

Đồng thời, tỷ lệ sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đang cân nhắc bỏ học đã tăng lên hơn 3/10. Sinh viên quốc tế, những người không được phép làm việc hơn 20 giờ/tuần, cũng bị ảnh hưởng nặng nề.

“Sinh viên không thể ra ngoài uống cà phê hay giao lưu. Nghiêm trọng hơn, các em đang không tìm ra lối thoát", Dani Bradford-Giám đốc chính sách và nghiên cứu tại Hội sinh viên Đại học College London (UCL) đồng thời là người đứng đầu nghiên cứu, nói.

 Một số gia đình sinh viên còn không bật lò sưởi trong mùa đông giá lạnh. Chịu đựng sự lo lắng và cô đơn nghiêm trọng thường trực, các em cảm thấy muốn tự tử.

“Sự khốn khó của sinh viên gần như đã được bình thường hóa,” ông Bradford nói, đồng thời cho biết nhiều người có nguy cơ bị đuổi khỏi nhà trọ và không được ăn uống trong vài ngày.

Khóc thầm hàng đêm

Sophie Bush (20 tuổi), sinh viên năm nhất UCL, kể rằng, em đã suy nghĩ nghiêm túc về việc bỏ học môn khoa học lịch sử và triết học vì chi phí sinh hoạt tăng quá cao.

Nữ sinh này phải nhận công việc bồi bàn để trang trải sinh hoạt phí. Em cũng đang cố gắng tiết kiệm tiền cho năm tới để có thể tiếp tục việc học.

 Sinh viên năm nhất UCL Sophie Bush. 


Bush chia sẻ, bản thân luôn cảm thấy bị tổn thương và không chắc mình sẽ xoay sở vấn đề tiền bạc như thế nào trong năm tới. "Em đã khóc rất nhiều vì không đủ tiền”, nữ sinh năm nhất UCL trải lòng.

Sinh viên Phần Lan Evgenia Glantzi theo học thạc sĩ luật sở hữu trí tuệ tại Edinburgh, đang làm việc 25-30 giờ/tuần trong ngành bán lẻ để đáp ứng chi phí ngày càng tăng. Đôi khi, Glantzi phải hy sinh việc ngồi giảng đường để đứng kiếm thêm tại các quầy hàng.

Xuất thân từ một gia đình có thu nhập thấp, cô gái 24 tuổi này coi việc tốt nghiệp là một cách để kiếm được một công việc tốt. "Tuy nhiên, việc bỏ cuộc giờ đây rất dễ dàng", cô nói.

Trước tình hình đó, Bộ Giáo dục Anh cho biết, nhiều trường đại học đang đẩy mạnh các nỗ lực hỗ trợ và kêu gọi sinh viên “hãy nói chuyện với trường đại học của họ trước khi cân nhắc việc bỏ học”.

“Chúng tôi nhận thấy nhiều sinh viên đang phải vật lộn với chi phí sinh hoạt. Đó là lý do tại sao chúng tôi đã dành thêm 15 triệu bảng Anh để giúp đỡ những sinh viên này, tăng khoản tài trợ phí bảo hiểm cho sinh viên lên 276 triệu bảng trong năm học này”, người phát ngôn Bộ Giáo dục Anh cho biết.

Tử Huy

Lỗ hổng lớn trong hướng nghiệp: 'Có người 40 tuổi vẫn loay hoay chọn lại nghề'

Các giáo viên cho biết không ít học sinh lớp 12, sắp tốt nghiệp vẫn chưa biết bản thân muốn theo đuổi ngành nghề gì. Thậm chí, có những người đến 30 – 40 tuổi liên tục phải chọn lại ngành nghề.

Chiến lược giúp chàng trai miền núi giành học bổng vào ĐH top đầu thế giới

Gia đình chỉ có thể chi trả khoản tài chính khiêm tốn, Hoàng Nguyên lo lắng đây sẽ là bất lợi cho em khi ứng tuyển vào các trường đại học Mỹ.

Bi kịch thủ khoa đại học: 9 năm thất nghiệp, bị chẩn đoán mắc bệnh tâm thần

Trung Quốc - Sau những vấp ngã, Lưu Kỳ ngày càng trở nên khép kín và không chịu giao tiếp xã hội, kể cả cha mẹ trong 9 năm. Cậu được chẩn đoán mắc chứng trầm cảm và tâm thần phân liệt mức độ nhẹ.

Tranh cãi trường học yêu cầu phụ huynh không cho con làm thêm kiếm tiền dịp hè

Trường THPT Quốc Tuấn (An Lão, TP Hải Phòng) đã yêu cầu phụ huynh không để con đi làm thêm vào dịp hè.

Bí quyết chinh phục IELTS 6.5 của học sinh lớp 5

Trần Nguyễn Minh Thư, học sinh lớp 5 ở TP Hà Tĩnh xuất sắc đạt 6.5 trong kỳ thi IELTS (trong đó, Listening 7.5, Reading 7.0, Writing 6.0, Speaking 5.5). Minh Thư là học sinh tiểu học đầu tiên ở tỉnh đạt được điểm số này.

Điều tra vụ bé 2 tuổi tử vong sau khi gửi ở điểm giữ trẻ không phép

Bé trai 20 tháng tuổi ở An Giang có biểu hiện sốt sau khi được gửi đến điểm giữ trẻ không phép. Sau hơn 1 giờ cấp cứu ở bệnh viện huyện, trẻ đã không qua khỏi.

Bám hàng rào thấp thỏm chờ con thi vào trường công 'hot' nhất Hà Tĩnh

Sáng 27/5, 1.200 học sinh tham gia thi vào trường THCS Lê Văn Thiêm, tương đương 1 chọi 5,7. Nhiều phụ huynh chờ con thi với tâm trạng hồi hộp, lo âu không kém gì các sĩ tử.

'Giới trẻ ngày nay gặp áp lực hơn nhiều so với các thế hệ trước'

Chuyên gia cho rằng so với thế hệ của ông bà, cha mẹ ngày trước, sinh ra và lớn lên trong thời kỳ công nghệ, giới trẻ hiện nay tiếp xúc với các yếu tố căng thẳng bên ngoài nhiều hơn ngay từ khi còn nhỏ.

TikTok thử nghiệm chatbot trí tuệ nhân tạo

Không nằm ngoài xu hướng, TikTok đang thử nghiệm chatbot AI có tên Tako tại một số thị trường chọn lọc, giải đáp các câu hỏi khác nhau cho người dùng hoặc đề xuất nội dung mới.

Hà Nội: Không cấm nhưng hạn chế tối đa hoạt động trải nghiệm tự phát

Ngày 26/5, Sở GD-ĐT Hà Nội có công văn gửi các cơ sở giáo dục về việc ứng phó với nắng nóng, đảm bảo an toàn khi tổ chức hoạt động ngoại khóa và sinh hoạt hè cho học sinh năm 2023.

Đang cập nhật dữ liệu !