Nam sinh kiếm 3,4 tỷ đồng tiền bán đồ ăn trong 4 năm đại học

Việc một nam sinh ở Trung Quốc kiếm được số tiền khổng lồ trong 4 năm học đại học nhờ bán đa dạng các mặt hàng và dạy thêm gây xôn xao mạng xã hội nước này.

Theo South China Morning Post, một nghiên cứu sinh tiến sĩ sống ở phía Tây Nam Trung Quốc tiết lộ anh kiếm được hơn 1 triệu Nhân dân tệ (khoảng 3,4 tỷ VNĐ) từ việc bán đồ ăn nhẹ, sách cũ và các mặt hàng khác trong suốt 4 năm học đại học.

Tuyên bố của nam sinh đã gây ra cuộc tranh luận công khai về việc liệu sinh viên có nên kinh doanh khi ngồi trên ghế nhà trường hay không.

 

Đầu tháng 3 vừa qua, chàng trai họ Vương đăng trên nền tảng mạng xã hội Xiaohongshu, nói rằng anh kiếm được số tiền khổng lồ này khi học tại Đại học Tứ Xuyên (thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc).

Anh cũng chia sẻ những giấy tờ sở hữu tài sản và các minh chứng khác về sự giàu có của mình trên mạng, theo trang tin Red Star News.

Chàng trai cho biết thu nhập hơn 3 tỷ chủ yếu từ việc bán đồ ăn vặt, các mặt hàng nông nghiệp và sách cũ cho sinh viên trong khuôn viên trường. Anh cũng tích cực làm gia sư trong 4 năm học đại học.

Đến năm thứ ba, anh Vương thành lập công ty đầu tiên của mình. Sau khi tốt nghiệp Đại học Tứ Xuyên, anh đăng ký vào một trường đại học khác ở Thành Đô để theo đuổi bằng thạc sĩ và tiến sĩ.

Hiện nay, anh Vương là chủ sở hữu của một số công ty do chính mình thành lập.

Phản ứng trái chiều

Sau khi đăng tải, câu chuyện đã thu hút hàng chục nghìn lượt bình luận trên nền tảng mạng xã hội Douyin.

“Thật là một thiên tài kinh doanh! Anh ấy học giỏi và kinh doanh tốt. Bố mẹ anh ấy quá may mắn!" một tài khoản viết.

Một người khác lại suy đoán: “Chắc hẳn anh này có mối quan hệ tốt với lãnh đạo trường. Ở hầu hết các trường đại học, sinh viên bị cấm kinh doanh trong khuôn viên trường”.

 

Ông Xiong Bingqi, giám đốc Viện Nghiên cứu Giáo dục Thế kỷ 21 có trụ sở tại Bắc Kinh, cảnh báo trên tờ Beijing News rằng sinh viên đại học không nên đi theo con đường của anh Vương. 
“Mỗi sinh viên nên lập kế hoạch cho cuộc sống đại học của riêng mình. Nếu mọi người đi theo bước chân của anh Vương một cách mù quáng, họ có thể thất bại trong cả học tập và kinh doanh”, ông Xiong nói.

“Đừng ghen tị với những người khác khi họ kiếm được nhiều tiền. Bạn nên khám phá những gì bạn muốn và những gì bạn nên làm trong cuộc sống đại học để đạt được mục tiêu của mình”, ông nói thêm.

Sau khi bị chỉ trích, anh Vương lên tiếng khẳng định: “Tôi không khuyến khích tất cả mọi người bắt đầu công việc kinh doanh của riêng mình. Tuy nhiên, tôi nghĩ tất cả mọi người, đặc biệt là sinh viên đại học, nên có tư duy sáng tạo”.

“Tôi đã phải chịu nhiều thất bại và thất vọng khi điều hành công ty của mình trong những năm qua. Tôi sinh ra ở một vùng nông thôn và sẵn sàng chấp nhận rủi ro. Tuy nhiên, điều này không dành cho tất cả mọi người. Nó tùy thuộc vào tính cách và khả năng chịu rủi ro của bạn”, anh Vương cho biết.

Tử Huy

Ngành hoa cây cảnh Việt Nam, cơ hội cho người trẻ

Gần 45.000 ha trồng hoa, cây cảnh với sản lượng đạt hơn 45.000 tỷ đồng mỗi năm, kim ngạch xuất khẩu hoa vượt mốc 100 triệu USD, Việt Nam khẳng định vị thế trong ngành hoa cây cảnh khu vực và quốc tế.

Từ nghe tiếng Anh bập bõm, nam sinh bứt phá lọt top 1 thế giới kỳ thi của Cambridge

Những ngày đầu học tại ngôi trường mới, Đăng gặp khó khăn vì vốn tiếng Anh ít ỏi, không thể theo kịp các bài học trên lớp. Tự động viên và đặt ra mục tiêu để cố gắng, Đăng dần cải thiện thành tích, bứt phá và lọt top 1 thế giới kỳ thi của Cambridge.

‘Kẻ trộm lương thiện’ trong trí nhớ của người thầy 75 tuổi

Với thầy Khang, dạy học, dạy kiến thức là điều bắt buộc, nhưng điều quan trọng hơn chính là dạy cách làm người, dạy cách sống, cách đối nhân xử thế.

Cô giáo 'làm mới' những đứa trẻ ngỗ ngược, lầm lỡ

Bằng tâm huyết và trách nhiệm, Đại úy Lê Thị Hồng Lụa, giáo viên Trường Giáo dưỡng số 2 (Bộ Công an) đã giúp nhiều trẻ vị thành niên ngỗ ngược, lầm lỡ thay đổi nhận thức, sống hướng thiện.

Trao tặng 230 xe lăn, hơn 600 suất học bổng cho học sinh nghèo vượt khó

Trong khuôn khổ CSR Day lần thứ 2, Ban tổ chức đã trao tặng 230 xe lăn cho người khuyết tật và 630 suất học bổng cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập.

Nữ giáo sư trẻ nhất ngành y quê Thái Bình, học đại học nổi tiếng trong nước

Chị Trịnh Thị Diệu Thường là tân giáo sư trẻ nhất ngành y năm 2024, hiện làm việc tại Bộ Y tế. Chị quê ở Thái Bình, được đào tạo hoàn toàn trong nước.

Con đứng nhất lớp, học thêm tốn gấp 10 lần học chính, mẹ vẫn lo bị tụt phía sau

Khi thấy những đứa trẻ học thêm tối ngày, nhiều người chỉ trích bố mẹ đặt quá nhiều áp lực mà không biết chúng tôi đang vừa phải gồng gánh kiếm tiền nuôi dạy, vừa 'cân' sức khỏe tinh thần, thể chất và lối vào tương lai của con.

'Hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm'

Nhiều ý kiến cho rằng nên có quy định hiệu trưởng sẽ phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm. Việc này cũng cần được áp dụng cho tất cả các trường học trên toàn quốc.

Học sinh thiết kế phần mềm ứng dụng cảnh báo trẻ gặp nguy hiểm

Với ứng dụng thông minh cảnh báo tình huống nguy hiểm ở trẻ em và phụ nữ, đội thi Supernova từ Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn - Đà Nẵng đã giành giải nhất cuộc thi Solve for Tomorrow 2024.

Cô giáo xin mua laptop không được giảng dạy đến hết năm học

Cô giáo xin mua laptop ở Trường Tiểu học Chương Dương, quận 1, TPHCM không được đứng lớp giảng dạy từ nay đến hết năm học 2024-2025.

Đang cập nhật dữ liệu !