Lý do loạt dự án ở Hà Nội bị thu hồi, thêm giám đốc bị bắt vì lừa đảo bán đất

44 dự án ‘vỡ’ tiến độ ở Bình Thuận, 23 dự án chậm tiến độ bị Hà Nội thu hồi vừa được công khai; thêm giám đốc công ty bị bắt, khởi tố vì tội lừa đảo tài sản khi bán đất… là những tin bất động sản đáng chú ý.

Hà Nội công khai 23 dự án chậm tiến độ bị thu hồi

Công khai, minh bạch thông tin xử lý đối với dự án vốn ngoài ngân sách chậm tiến độ triển khai và vi phạm pháp luật, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã công khai 23 dự án.

Trong đó, tại huyện Thạch Thất có số lượng dự án bị thu hồi nhiều nhất. Đó là, dự án xây dựng khu biệt thự nhà vườn (xã Tiến Xuân) do Công ty CP An Lạc làm chủ đầu tư; dự án xây dựng trường đại học tại địa bàn huyện Thạch Thất, trường Đại học Hòa Bình làm chủ đầu tư; dự án xây dựng biệt thự nhà vườn do Công ty Xây dựng Trường Giang làm chủ đầu tư; dự án biệt thự nhà vườn do Công ty CP Thương mại quốc tế Như Thành làm chủ đầu tư.

Nhiều dự án chậm tiến độ hàng chục năm nên Hà Nội quyết thu hồi.... (Ảnh: DV)

Dự án xây dựng xưởng sơ chế và lắp giáp giới thiệu sản phẩm tại huyện Thạch Thất do Công ty TNHH Thiên Hưng làm chủ đầu tư; nhà máy sản xuất cọc bê tông (xã Tiến Xuân), Công ty CP Licogi 13 - nền móng xây dựng làm chủ đầu tư; xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu biệt thự Sunny light (xã Yên Bình), chủ đầu tư là Công ty CP Ánh Dương; dự án Khu nhà ở cho cán bộ giáo viên, do trường Đại học Hòa Bình làm chủ đầu tư; dự án xây dựng trung tâm thương mại - dịch vụ (xã Tiến Xuân) do Công ty TNHH Thương mại Tuổi trẻ làm chủ đầu tư.

Tại huyện Mê Linh thu hồi Dự án khu đô thị mới BMC (xã Đại Thịnh), chủ đầu tư là Công ty Vật liệu xây dựng và lắp ráp thương mại; Khu đô thị mới Prime Group – Khu đô thị sinh thái Đại Thịnh (xã Đại Thịnh) do Công ty CP Prime Group làm chủ đầu tư; dự án khu đô thị mới Việt Á (xã Thanh Lâm), Công ty CP Tập đoàn đầu tư thương mại công nghiệp Việt Á làm chủ đầu tư; dự án khu đô thị mới Vinalines (xã Đại Thịnh – Thanh Lâm – Tráng Việt) do Công ty CP Bất động sản Vinalines Vĩnh Phúc làm chủ đầu tư.

Ngoài ra, còn có các dự án nằm rải rác ở các quận như: Tổ hợp công trình công cộng, chung cư cao tầng, số 162 Nguyễn Văn Cừ (quận Long Biên), chủ đầu tư là Hợp tác xã Công nghiệp Thăng Long; Trụ sở giao dịch và khách sạn, số 6 Đào Duy Anh (quận Đống Đa), chủ đầu tư là Công ty TNHH Việt Anh; Dự án Nam Đoàn Plaza, phường Mỹ Đình 1 (quận Nam Từ Liêm), Công ty CP Địa ốc Dầu khí Viễn thông làm chủ đầu tư; Dự án xây dựng trụ sở Đại sứ quán (phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm); dự án trụ sở làm việc, Số 150, ngõ 72 Nguyễn Trãi (quận Thanh Xuân), Công ty CP xây lắp và sản xuất công nghiệp làm chủ đầu tư….

Hà Nội giao 5 huyện lập đề án lên quận

Các huyện Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Hoài Đức, Đan Phượng được UBND TP Hà Nội ủy quyền lập đề án thành lập quận, phường trực thuộc.

Theo đó, UBND TP Hà Nội giao 5 huyện thẩm định, phê duyệt dự toán chi phí lập đề án. Sở Tài chính bố trí vốn lập đề án và hướng dẫn các huyện thủ tục, trình tự thanh quyết toán. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Nội vụ theo dõi, tham mưu thành phố giải quyết vướng mắc trong quá trình lập đề án.

Thời hạn UBND TP Hà Nội ủy quyền cho các huyện trên lập đề án lên quận đến hết ngày 31/12/2025.

Công khai 44 dự án ‘vỡ’ tiến độ ở Bình Thuận

43 dự án vì chậm tiến độ, không đưa đất vào sử dụng đã được UBND tỉnh Bình Thuận công khai theo kết quả kiểm tra của Tổng cục Quản lý đất đai về việc quản lý, sử dụng đất đối với các dự án trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Theo đó, phần lớn các dự án này ở ven biển thuộc địa bàn TP Phan Thiết, thị xã La Gi, các huyện Hàm Thuận Nam, Bắc Bình và Tuy Phong.

Trong đó, có 13 dự án tại TP Phan Thiết, với 7 dự án không đưa đất vào sử dụng và 6 dự án chậm tiến độ. Bao gồm: Khu du lịch sinh thái Oscar do Công ty CP Đầu tư Xây dựng An Điền làm chủ đầu tư; khách sạn nghỉ dưỡng Bình An - Mũi Né của Công ty TNHH Bình An – Mũi Né; khách sạn du lịch Hữu Lợi của Công ty TNHH DVTM Hữu Lợi; dự án Sentosa Villa của Công ty TNHH Đầu tư Sài Gòn, The Balé của Công ty TNHH Thương mại và Đầu tư Tân Tiến, Khu biệt thự Revera Park của Công ty Minh Phát; khu du lịch Minh Sơn của Công ty TNHH Du lịch Minh Sơn; khu du lịch Thành Hưng của Công ty TNHH Kinh doanh Nhà Thành Hưng; khu du lịch Mũi Né Infity của Công ty TNHH thương mại Ngọc Hương; khu du lịch Ngọc Khánh của Công ty TNHH du lịch Ngọc Khánh; dự án Resort Hotel Lamuine 2 của Công ty TNHH Du lịch Minh Quân; khu du lịch nghỉ dưỡng phức hợp cao cấp King Sea Phan Thiết của Công ty TNHH Đại Thanh Quang; khu nhà hàng và dịch vụ kết hợp nghỉ dưỡng Phương Trang của Công ty TNHH Du lịch và Vận tải Phương Trang sử dụng đất sai phạm, đoàn kiểm tra mời 2 lần không đến làm việc.

8 dự án tại thị xã Lagi, bao gồm: Khu du lịch sinh thái Whale Hill của Công ty TNHH AD.V; khu du lịch E DEN; khu du lịch Thu Hằng; khu du lịch Làng Tre La Gi; khu du lịch Sài Gòn - Hàm Tân; khu du lịch Song Thành; khu du lịch Mũi Đá; khu du lịch Việt Chăm.

10 dự án tại huyện Hàm Thuận Nam, gồm: Khu du lịch Huy Hoàng; khu du lịch Cẩm Thái; khu du lịch Honey Beach; khu du lịch Đại Tây Dương; khu nghỉ dưỡng Amina Phan Thiết; khu du lịch sinh thái Kê Gà, khu du lịch Thuận Quý I; khu du lịch Liên Hương - Sài Gòn; khu du lịch Ngọn Hải Đăng; khu du lịch Hòn Lan (Golden Orchid).

Huyện Bắc Bình có 8 dự án gồm: Khu du lịch Hawaii; dự án du lịch Hòn Nghề 1; khu du lịch sinh thái Francisco Bay; khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Đồi Cát; khu du lịch Tazon Resort; khu du lịch sinh thái Delverton; khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Bàu Trắng - Hòn Hồng; khu du lịch sinh thái Hồng Quang - Phan Thiết.

Huyện Tuy Phong có 5 dự án, gồm: Khu nghỉ dưỡng Cà Ná; khu tổ hợp khách sạn cao cấp Utisys; khu du lịch sinh thái Hồ Sông Lòng Sông; khu dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng Châu Lê. khu du lịch Hải Yến.

Lừa bán đất, giám đốc Công ty K&K Group ở Quảng Nam bị bắt giữ

Cơ quan Công an đọc lệnh bắt tạm giam 4 tháng đối với Nguyễn Hoàng Minh, Giám đốc Công ty K&K Group. (Ảnh: Nhân dân)

Công an tỉnh Quảng Nam đã bắt, tạm giam 4 tháng với đối tượng Nguyễn Hoàng Minh (34 tuổi, trú phường Cẩm Phô, TP. Hội An, tỉnh Quảng Nam), về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Nguyễn Hoàng Minh là Giám đốc Công ty K&K Group, có địa chỉ kinh doanh tại phường Điện Dương, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.

Theo Công an tỉnh Quảng Nam, để tạo tin tưởng cho người mua, Nguyễn Hoàng Minh đã đưa thông tin không đúng sự thật về việc Công ty K&K có đất tại dự án thuộc khối Bầu Súng (phường Thanh Hà, TP.Hội An).

Từ thông tin trên, một khách hàng đã tin tưởng ký hợp đồng mua đất với Công ty K&K và chuyển tiền cho Minh số tiền 500 triệu đồng. Sau khi nhận được tiền, giám đốc Công ty K&K Group đã chiếm đoạt. Hiện Công an tỉnh Quảng Nam đang tiếp tục điều tra làm rõ hành vi lừa đảo của Nguyễn Hoàng Minh.

Khởi tố vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản ở dự án Dragon City

Sau khu nhận được tố giác tội phạm với nội dung tố cáo ông Bùi Vĩnh Tuấn, Giám đốc Công ty CP Đầu tư Xây dựng địa ốc Đại Tuấn Phát và Công ty CP Đầu tư và Phát triển tập đoàn Đông Dương có dấu hiệu lừa đảo, chiếm đoạt tài sản bằng hình thức phân lô và ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thu tiền sau đó chiếm đoạt tại nhiều thửa đất ở dự án Dragon City thuộc phường Tam Phước, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai; cơ quan Cảnh sát Điều tra tỉnh Đồng Nai đã điều tra, xác minh.

Theo đó, trong khoảng từ tháng 8/2017 đến tháng 7/2020, ông Bùi Vĩnh Tuấn là người đại diện pháp luật, giám đốc, chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Đại Tuấn Phát và Công ty Đông Dương đã tự ý phân lô nền tại một số thửa đất ở dự án Dragon City để tạo lòng tin cho hơn 40 khách hàng ký hợp đồng nguyên tắc nhận chuyển nhượng các nền đất thuộc một phần các thửa đất trên. 

Ông Tuấn nhận tiền và cam kết chuyển sang mục đích đất thổ cư, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất riêng từng nền; nhưng không thực hiện mà chiếm đoạt số tiền trên 34 tỷ đồng đã nhận của các khách hàng.

Xác định vụ việc có dấu hiệu tội phạm hình sự, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh Đồng Nai đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Công ty CP Đầu tư Xây dựng địa ốc Đại Tuấn Phát và Công ty CP Đầu tư và Phát triển tập đoàn Đông Dương để tiến hành điều tra, xử lý theo quy định pháp luật.

Thảo Nguyên (t/h)

Hàng made in Moscow ‘phủ sóng’ Vietnam Expo 2024

Gian hàng với chủ đề "Made in Moscow" được trưng bày tại Hội chợ thương mại quốc tế Việt Nam (Vietnam Expo) lần thứ 33 mới đây tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hà Nội (ICE) tập hợp các sản phẩm từ 14 doanh nghiệp Nga thuộc nhiều lĩnh vực.

Diễn biến mới vụ 2 khách hàng tố mất hàng chục tỷ đồng tại MSB

Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng (NHNN) đã chuyển đơn kiến nghị, phản ánh của hai khách hàng vụ mất hàng chục tỷ đồng khi gửi tiền tại MSB Chi nhánh Thanh Xuân đến Ngân hàng MSB.

Agribank lần thứ 9 liên tiếp được vinh danh giải thưởng Sao Khuê

Vượt qua nhiều giải pháp, 2 hệ thống/sản phẩm của Agribank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ 9 liên tiếp (2016-2024) Agribank nhận giải thưởng này.

Cơ chế giá điện 2 thành phần là công bằng hơn giá điện 1 thành phần

Hiện Việt Nam áp dụng biểu giá điện 1 thành phần, tức là biểu giá điện tính theo điện năng. Trong khi đó, nhiều nước trên thế giới đang áp dụng giá điện 2 thành phần.

Bảo hiểm FWD gây ấn tượng với thông điệp truyền cảm hứng mới

Mới đây, FWD Việt Nam tiếp tục chứng minh sức mạnh vượt trội trong cách khai thác thông điệp cùng hình tượng sáng tạo nhưng gần gũi thông qua chiến dịch thương hiệu mới “Sống đầy cùng FWD Bảo hiểm dễ hiểu” (Time to play).

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Ngân hàng có buộc phải xóa nợ?

Vụ việc khách hàng của Eximbank là anh P.H.A nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng vẫn chưa ngã ngũ. Nếu 2 bên không có tiếng nói chung, một bên không trả nợ, một bên không sửa trên hệ thống thì khoản nợ mãi treo lơ lửng.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cần biết để không 'lụt nợ' vì thẻ

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị biến thành món nợ 8,8 tỷ gây nhiều tranh cãi. Nợ xấu để lại hệ luỵ cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chủ thẻ tín dụng cần lưu ý gì để không phải rơi vào tình huống bị đòi những khoản nợ không tin nổi?