Lực lượng Hải quân giúp dân phòng chống bão số 16

Được đánh giá là cơn bão lớn nhất trong lịch sử, bão 16 với diễn biến phức tạp xảy ra vào cuối mùa đã khiến gần 80 pin năng lượng mặt trời các đảo thuộc huyện đảo Trường Sa bị hư hại. Nhà giàn DK1 thiệt hại khá nặng…

Lữ đoàn 125 Hải quân cấp cứu ngư dân bị bệnh nặng trong cơn bão số 16

Cơn bão mạnh nhất từ trước đến nay

Tại cuộc họp trực tuyến ứng phó với bão Tembin (cơn bão số 16) vào sáng 23/12, ông Hoàng Đức Cường, Giám đốc Trung tâm Dự báo KTTV TƯ cho biết, lúc 7h sáng nay, bão vẫn đang hoạt động gần khu vực phía Đông đảo Palawan, Philippines với sức gió mạnh cấp 10, giật cấp 13.

Những giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo phía Tây với tốc độ 20-25km/h và dự kiến đêm 23 rạng sáng 24 sẽ đi vào biển Đông nước ta, trở thành cơn bão số 16.

 “Các trung tâm khí tượng của Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hong Kong đều nhận định sau khi đi vào biển Đông, bão số 16 sẽ liên tục mạnh thêm, cao nhất khi vào đến phía Tây đảo Trường Sa có thể đạt cấp 11-12, giật cấp 15, hướng vào Nam Bộ, ảnh hưởng trực tiếp Bà Rịa Vũng Tàu - Cà Mau vào đêm 25, rạng sáng 26/12”, ông Cường thông tin.

Theo ông Cường, khi vào bờ, bão có thể giảm nhẹ cấp nhưng thời gian từ đảo Trường Sa vào đến đất liền chưa đến 1 ngày nên tốc độ yếu đi chưa rõ ràng. Do đó cần ứng phó với phương án bão đổ bộ cấp 10-11, cấp độ rủi ro thiên tai cấp 4.

“Thậm chí nếu bão vẫn giữ nguyên cấp 12, giật cấp 15 khi đổ bộ thì lần đầu tiên phải nâng cấp độ rủi ro lên cấp 5 - cấp thảm họa. Do bão di chuyển nhanh nên lượng mưa tại Nam Bộ không lớn, phổ biến 100-200mm, các vùng xa hoàn lưu bão mưa ít hơn.

Tuy nhiên sóng biển dâng rất cao tại những nơi bão đi qua. Tại Trường Sa và đảo Song Tử Tây có thể dâng cao 10m, ngoài khơi Trung Bộ, Nam Bộ sóng cao 6-8m. Nước dâng do bão từ 0,5-1m”- ông Cường cảnh báo.

“Diễn biến cơn bão Tembin rất phức tạp. Đây là cơn bão cuối mùa, bão vào muộn cuối tháng 12 thì 10 năm mới có 1 cơn, nhưng muộn và mạnh tới cấp 12 như thế này thì Việt Nam chưa từng ghi nhận”, ông Cường đánh giá.

Nếu bão giữ cấp 10-11 hoặc đạt cấp 12 khi đổ bộ thì đây sẽ là cơn bão mạnh nhất vào Nam Bộ từ trước đến nay. Trước đó, cơn bão Linda năm 1997 với sức gió mạnh cấp 10-11, đổ bộ vào Nam Bộ đã khiến hơn 2.000 người chết.

Lực lượng hải quân cùng bà con gồng mình chống bão

Tính đến 17 giờ ngày 25/12, hơn 300 cán bộ, chiến sĩ Vùng 5 Hải quân đã giúp địa phương di dời gần 100 người dân và tài sản đến nơi an toàn; kéo được 59 tàu thuyền của ngư dân lên bờ; chằng chống nhiều nhà cửa; tỉa cành hàng trăm cây xanh có nguy cơ gãy đổ khi bão đổ bộ…

Đại tá Nguyễn Đăng Tiến, Phó Chính ủy Vùng 5 Hải quân cho biết: Trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 16, Vùng đã phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền thị trấn An Thới (Phú Quốc) và các lực lượng vũ trang đóng quân trên địa bàn triển khai nhiều biện pháp giúp dân phòng chống bão.

Vùng 5 Hải quân cũng đã chỉ đạo các tàu của Vùng đang làm nhiệm vụ trên biển thường xuyên theo dõi, nắm chắc diễn biến của bão số 16 để phòng tránh đồng thời tiếp tục nhắc nhở các tàu thuyền của ngư dân đang còn hoạt động phải vào bờ tìm nơi trú tránh. Hiện tại, công tác giúp dân phòng chống bão số 16 vẫn đang được Vùng 5 tiếp tục triển khai khẩn trương.

Trong khi đó, tại huyện đảo Trường Sa, quân dân huyện đảo Trường Sa cũng đang tích cực khắc phục hậu quả do bão số 16 gây ra. Theo đó, thực hiện tốt sự chỉ đạo của cấp trên, quân dân huyện đảo Trường Sa đã huy động lực lượng phòng chống bão, giúp ngư dân trú tránh bão, xử lý kịp thời hậu quả sau khi bão số 16 quét qua các đảo.

Toàn bộ quân dân huyện đảo và ngư dân vào các đảo trú tránh đã được bảo đảm an toàn tuyệt đối; 45 tàu cá của các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bà Rịa-Vũng Tàu đã an toàn tại các khu neo đậu. Tính đến 7 giờ sáng 25/12, tại khu vực quần đảo Trường Sa, thời tiết gió Đông-Đông Bắc đã giảm xuống cấp 5, cấp 6, sóng biển cao 2-3 mét, trời không mưa.

Theo thống kê bước đầu, tại các đảo Tiên Nữ, Trường Sa Đông, Trường Sa, Phan Vinh, Thuyền Chài, Đá Tây, Đá Lát, An Bang, gần 80 tấm pin năng lượng mặt trời đã bị gió bão cuốn mất. Tại đảo An Bang, đảo Trường Sa 90% cây cối bị đổ, gãy; một số téc nước sinh hoạt bị bật nắp, hệ thống chiếu sáng, pa nô và khẩu hiệu bị hư hỏng nặng. Hiện tại, quân và dân huyện đảo Trường Sa đang tích cực khắc phục những thiệt hại do bão Tempin gây ra.

Huyền Anh

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !