Lớp học đặc biệt trong Trại giam Ngọc Lý

Cũng bảng xanh phấn trắng, bên dưới là những học trò khoác áo kẻ sọc; lẫn giữa những mái đầu xanh có cả mái tóc bạc…

Đó là lớp học đặc biệt được tổ chức trong Trại giam Ngọc Lý (Bộ Công an) dành cho các phạm nhân mù chữ.  

Lớp học đặc biệt trong Trại giam Ngọc Lý - ảnh 1

Cô giáo Phạm Thị Cầm dạy phạm nhân cách ghép chữ.

Nét chữ đầu tiên dành tặng người thân

Giữa cái nắng oi bức của tháng bảy, những phạm nhân phân trại số 1 đang thụ án tại Trại giam Ngọc Lý vẫn miệt mài bên trang giấy trắng, nắn nót viết từng con chữ. Tiếng đọc bài đồng nhất vang lên trong lớp học “o tròn như quả trứng gà, ô thời đội mũ, ơ thời thêm râu…”. 

Từng gương mặt căng ra, bàn tay run run trên trang giấy và miệng lẩm nhẩm đánh vần. Lâu nay, những đôi bàn tay kia chỉ biết làm việc xốc nổi, giờ phải uốn từng nét chữ, dấu móc, dấu ngoặc nên họ lóng ngóng như trẻ tiểu học. Lớp học được chia thành ba dãy bàn ghế tương ứng với ba nhóm. Nhóm trưởng có nhiệm vụ hướng dẫn các phạm nhân khác học bài. 

Gần 40 tuổi, phạm nhân Nguyễn Văn Ngọc quê ở thôn Nghĩa Tiến, xã Đông Lỗ (Hiệp Hòa, Bắc Giang) vào trại từ tháng 12-2011, thụ án 11 năm rưỡi vì tội cướp tài sản, chống người thi hành công vụ vẫn chăm chú đánh vần từng bài tập đọc. Những ngày đầu học chữ, cầm bút là một cực hình đối với Ngọc. Bàn tay cứng đơ không điều khiển nổi cây bút, nét chữ nguệch ngoạc khiến phạm nhân chán nản, nằng nặc xin cán bộ quản giáo đi làm thay cho đi học. Cô giáo Phạm Thị Cầm sẵn lòng cầm tay uốn từng nét chữ cho Ngọc và các phạm nhân nhiều tuổi khác. Sự tận tình của giáo viên đã khiến phạm nhân dần xóa bỏ mặc cảm tội lỗi và hứng thú với việc học tập. 

Đến nay, các buổi sáng học văn hóa là điều Ngọc mong chờ nhất, bởi ở đó, Ngọc được đọc, viết, nghe giảng những kiến thức mà trước đây chưa từng biết tới. Vợ mất trước khi vào thụ án tại trại giam, 3 con nhỏ gửi người anh ruột chăm sóc nên lá thư đầu tiên Ngọc gửi về cho gia đình thấm đẫm nước mắt. Trong hai trang giấy, phạm nhân Ngọc gửi lời xin lỗi và hứa sẽ cải tạo thật tốt để trở về với gia đình, căn dặn 3 con chăm ngoan học tập, nghe lời các bác, ông bà. Bây giờ, rảnh rỗi lúc nào, Ngọc lại cắm cúi viết thư về cho các con và coi đây là niềm hạnh phúc lớn nhất của mình.

Theo quy định của trại giam, mỗi phạm nhân sẽ được trang bị vở ô li, sách giáo khoa, bảng, bút chì…Mong muốn biết đọc, viết nên nhiều phạm nhân rất chăm chỉ học tập. Buổi tối về buồng giam họ lại say sưa tập đánh vần và làm bài tập cô giao về nhà. Trong quá trình học, phạm nhân nào có bài kiểm tra điểm cao sẽ được cô giáo tặng tem và phong bì để viết thư về nhà. 

Vì thế, ai cũng cố gắng gửi những lá thư do chính tay mình viết cho người thân. Tiếp xúc với một số phạm nhân, họ đều chia sẻ mong muốn học chữ để biết viết thư về cho gia đình, cha mẹ, vợ con. Một số trường hợp sau khi ra trại hoàn lương đã viết thư cảm ơn thầy, cô.

Lớp học đặc biệt trong Trại giam Ngọc Lý - ảnh 2

Lá thư của một phạm nhân viết cho vợ sau khi được học lớp xóa mù chữ.

Dẫn lối ước mơ làm lại cuộc đời

Trại giam Ngọc Lý đóng trên địa bàn huyện Tân Yên hiện có khoảng 4.700 phạm nhân ở các tỉnh phía Bắc, đủ các độ tuổi, thành phần, mức án đang được giam giữ, cải tạo. Hằng năm, ngoài các lớp học tập chính trị, pháp luật, thời sự và giáo dục công dân  cho tất cả các phạm nhân, đơn vị còn phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tân Yên tổ chức lớp xóa mù cho những phạm nhân chưa biết đọc, biết viết. 

Từ năm 2014 đến nay, Trại giam Ngọc Lý đã xóa mù chữ và phổ cập Tiểu học cho khoảng 30 phạm nhân. Trong 9 tháng, các phạm nhân được học các môn như: Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên và xã hội. 

Qua những lá thư gửi về cho người thân, phạm nhân đã nhận ra tội lỗi của bản thân; thấy được chính sách khoan hồng, nhân đạo của Đảng và Nhà nước; nhận thức được trách nhiệm của bản thân trong lao động, học tập cải tạo để sớm trở thành người công dân có ích cho xã hội.

Đại úy Thân Nữ Mai Linh, Đội phó Đội Giáo dục - Hồ sơ cho biết: “Kết thúc khóa học, các phạm nhân đều biết đọc, viết và làm phép tính cộng trừ nhân chia; được cấp giấy chứng nhận hoàn thành lớp học xóa mù chữ. Kết quả học tập là căn cứ để xếp loại thi đua lao động cải tạo.

Dạy chữ trong trại giam không chỉ đơn thuần là truyền thụ kiến thức vỡ lòng mà còn kết hợp giáo dục tư tưởng, chính trị. Người thầy “đặc biệt” đảm nhận vai trò giảng dạy lớp học như thế chủ yếu là cán bộ Đội Quản lý giáo dục. 

Họ vừa làm nhiệm vụ chuyên môn, soạn giáo án, tìm hiểu phương pháp dạy dễ hiểu cho các phạm nhân. Để hiểu tâm tư, nguyện vọng của từng “học sinh”, ở những bài kiểm tra Tiếng Việt, cô giáo thường để học sinh viết cảm nhận về những ngày ở trại giam hoặc kể về một kỷ niệm với người thân. Cô giáo Đỗ Thị Quyên tâm sự: “Tâm lý chung của phạm nhân là mặc cảm lỗi lầm đã gây ra. Trường hợp cá biệt, cán bộ cần nắm bắt tâm lý, hoàn cảnh gia đình để kịp thời động viên, an ủi họ trong quá trình học tập, cải tạo".

Ngày hiến chương các nhà giáo Việt Nam, thay vì tặng hoa và những lời chúc mừng, nhiều phạm nhân viết thư tri ân các thầy, cô. Với họ, đó là những người "dẫn lối ước mơ làm lại cuộc đời”, không chỉ giúp phạm nhân biết đọc, viết mà còn nhận thức được pháp luật, hiểu ra lỗi lầm trong quá khứ, đồng thời có thêm nghị lực để xóa bỏ mặc cảm, cải tạo tốt trên con đường hướng thiện.

Chúng tôi gặp phạm nhân Trần Văn Việt (SN 1986) quê ở phường Thọ Xương (TP Bắc Giang) lĩnh án 11 năm tù vì tội cướp tài sản, tàng trữ trái phép chất ma túy sau giờ tan học. Gia đình đông con, bố mất sớm, mẹ kiếm sống bằng nghề bán hàng nước, Việt học ba năm lớp một vẫn còn dang dở thì bỏ học. Chỉ vì ham chơi, đua đòi theo bạn bè nên Việt sớm dính vào nghiện ma túy. Lật từng trang vở cho tôi xem, đôi mắt Việt ánh lên niềm vui: “Biết chữ tôi sẽ đọc báo, đọc sách, sẽ viết thư xin lỗi gia đình, làng xóm, cán bộ ạ”.

Quá trưa, chúng tôi rời lớp học khi nắng đã gay gắt, rọi xuống làm sáng bừng những trang vở, xua đi bóng tối và những lỗi lầm. Hy vọng từ những nét chữ đầu tiên trên trang giấy trắng ấy sẽ thắp lên trong tâm hồn mỗi phạm nhân lòng hướng thiện và quyết tâm lao động, cải tạo thật tốt để trở về với xã hội./

Trần Lan/Báo Bắc Giang

Điểm hẹn du lịch miền Bắc Việt Nam những ngày đẹp nhất năm

Miền Bắc đang bước vào mùa đẹp nhất năm với những trải nghiệm du lịch lôi cuốn. Nếu bạn đang tìm một kỳ nghỉ thu đông thú vị, hãy cân nhắc Hạ Long và Sa Pa, 2 điểm đến lọt top thịnh hành nhất thế giới năm 2024 do TripAdvisor bình chọn.

Thức uống từ mãng cầu được giới trẻ yêu thích

Quả mãng cầu, hay còn gọi là quả na hoặc mãng cầu xiêm, vốn là loại quả nổi tiếng với giới trẻ bởi những món uống cực hot như trà mãng cầu, sinh tố mãng cầu... Đây còn là loại quả chứa nhiều lợi ích cho sức khỏe nhờ hàm lượng dinh dưỡng phong phú.

Diễn viên Thanh Hương sau đổ vỡ: Tôi không thiếu những người đàn ông theo đuổi

Diễn viên Thanh Hương cho biết muốn kín tiếng trong chuyện riêng tư và hiện chưa nghĩ tới việc kết hôn dù không thiếu người theo đuổi.

Cảnh lạ ở hẻm ‘nhà thùng’ TPHCM: Trăm năm ngăn đôi 2 cảnh đời trái ngược

Hẻm "nhà thùng", có từ thời Pháp thuộc như ngăn đôi 2 cảnh đời trái ngược với một bên là dãy nhà cao cửa rộng trong khi phía đối diện là những căn nhà bé tí, lụp xụp rộng chưa đầy 10m2.

Chuyện cảm động phía sau tấm ảnh phục dựng gia đình đủ 4 người ở Làng Nủ

Sau trận lũ quét kinh hoàng xảy ra tại thôn Làng Nủ, em Hoàng Xuân Phúc (14 tuổi) đã mất đi cả bố và mẹ. Mong muốn của Phúc là có một bức ảnh đầy đủ 4 thành viên trong gia đình.

BAT Việt Nam hoàn thành mục tiêu khoanh nuôi 120ha rừng ngập mặn Cà Mau

Công ty British American Tobacco (BAT) Việt Nam và Trung tâm bảo tồn Thiên nhiên Gaia đã hoàn thành dự án hợp tác trồng rừng giai đoạn 2022 - 2024. Một trong các mục tiêu là chuyển hóa 120ha bãi bồi thành rừng tại Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau.

Du khách hào hứng với loạt trải nghiệm tại Sun KraftBeer Festival 2024

Dù đã qua mùa hè cao điểm, nhưng mỗi ngày Sun World Ba Na Hills vẫn thu hút hàng nghìn du khách đến với Lễ hội bia tươi và ẩm thực Sun KraftBeer 2024.

Chị dâu tặng vòng vàng dịp kỷ niệm ngày cưới, tôi đi bán mới phát hiện sự thật

Không tin vào những gì mình nghe được, tôi đã mang chiếc vòng vàng được chị dâu tặng đến 3 cửa hàng khác nhau để kiểm tra.

Cô gái Bình Phước ngồi xe lăn vào lễ đường, nhiều người rơi nước mắt

Đám cưới của Nhung có nhiều điều đặc biệt. Cô được bố đẻ bế ra trao cho chú rể. Khoảnh khắc chú rể đẩy xe lăn, đưa cô dâu tiến vào lễ đường nhiều người cảm động rơi nước mắt.

Nước ngập trắng đồng ở Chương Mỹ, 100 cảnh sát gặt lúa giúp dân

Dù cơn bão số 3 đã đi qua, nhưng những cánh đồng của xã Mỹ Lương (Chương Mỹ, Hà Nội) vẫn chìm trong biển nước. Để giảm thiểu thiệt hại, hơn 100 chiến sĩ cảnh sát đã xuống đồng gặt lúa giúp người dân.

Đang cập nhật dữ liệu !