Loạn nguồn gốc đồ chơi trẻ em

Đồ chơi không rõ nguồn gốc xuất xứ vẫn bán tràn lan trên thị trường đặc biệt là ở xung quanh các trường học.

Trong vai một bà mẹ đi mua đồ chơi cho con, phóng viên đến một cửa hàng đồ chơi tại Thanh Xuân Bắc, Hà Nội. Xung quanh đây có nhiều trường mầm non, tiểu học. Đồ chơi là mặt hàng thu hút trẻ em nên sản phẩm cũng rất đa dạng. Các sản phẩm có giá từ vài chục nghìn lên hàng trăm nghìn đồng.

Tuy nhiên, khi phóng viên hỏi nguồn gốc xuất xứ chỉ nhận được thông tin là hàng công ty nhưng chưa dán nhãn mác vì nhà phân phối giao hàng chưa dán, họ giao cả tem người bán hàng ngại dán nên sản phẩm thành không có tem mác.

Theo người bán hàng, đây đều là hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Còn hàng nhập khẩu Châu Âu và Mỹ cũng có nhưng giá tiền triệu, khó bán hầu như người mua oder trước thì cửa hàng mới nhận hàng. Hàng to vốn, lãi không nhiều nên người bán cũng không mặn mà.

Theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đồ chơi trẻ em đã được ban hành từ năm 2009 nhưng đến nay nguồn gốc đồ chơi của trẻ em vẫn là sản phẩm “ba không” không có nguồn gốc xuất xứ, không có tem mác, không hướng dẫn dùng.

Người dân Hà Nội mua đồ chơi cho con. 

Đồ chơi trẻ em không rõ nguồn gốc xuất xứ nhưng bản thân người mua hàng lại ít quan tâm tới nó. Theo chị Lê Thị Hiển, (Thanh Xuân, Hà Nội) con chị thường xuyên đòi đồ chơi. Trẻ con chơi đều “cả thèm chóng chán” nên chị Hiển ưu tiên mua hàng rẻ tiền, con chơi một vài hôm rồi lại bỏ đi thay vì đầu tư mua những bộ đồ chơi tiền triệu. Bản thân các con cũng không thích những loại đồ chơi đắt tiền mà chúng thích theo sở thích, xu hướng.
 
Chị Hiển chia sẻ con lớn của chị cũng tương tự cháu xem trên mạng và thích đồ chơi gì thì nhờ mẹ mua nhưng các đồ chơi mang tính xu hướng trẻ chơi theo phong trào, nhanh chán nên ba mẹ cũng không cần đầu tư các sản phẩm đắt đỏ. Đặc biệt, phụ huynh cũng không để ý tới nguồn gốc sản phẩm.
 
Mới đây, nhiều trẻ em ở Đà Nẵng đã bị ngộ độc vì chơi đồ chơi slime nước sau khi mua ở một cửa hàng ở gần cổng trường học. Trẻ nhập viện đều có triệu chứng đau bụng, buồn nôn, khó thở. Dù sự việc không ảnh hưởng nhiều tới sức khoẻ của các em nhưng cũng là lời cảnh báo về tình trạng đồ chơi không nguồn gốc dành cho trẻ em.
 
Theo PGS  Trịnh Hoà Bình – Chuyên gia xã hội học nguồn gốc đồ chơi trẻ em vẫn là vấn đề nhức nhối. Nó được đưa ra nhiều lần mổ xẻ nhưng tới nay việc mua bán vẫn bỏ ngỏ. Người tiêu dùng không quan tâm nguồn gốc miễn sao con thích còn người bán thì cứ có lợi nhuận là làm.

PGS Bình cho rằng chúng ta cần các giải pháp quản lý chặt hơn đồ chơi trẻ em từ khâu nhập khẩu đặc biệt là hàng nhập khẩu qua đường tiểu ngạch và cả ở thành phố, nông thôn.  

PGS Trần Hồng Côn – Giảng viên khoa Hoá học, trường Đại học Tự nhiên Hà Nội cho rằng đồ chơi trẻ em không có nguồn gốc rất nguy hiểm nhất là sản phẩm được làm từ nguyên liệu rẻ tiền như nhựa PVC còn có chất độc hại có thể ảnh hưởng tới trẻ, gây dậy thì sớm ở trẻ.

Đặc biệt, đồ chơi bằng các dạng nhựa, dẻo, màu sắc bắt mắt thậm chí có mùi thơm còn có thể gây ngộ độc vì nó đều từ hoá chất, phẩm màu hoá học, có thể chứa chì, crom ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ nhỏ.

Chất phthalate có tác dụng  là chất hóa dẻo cho các bao bì nhựa như chai, can, túi, đầu núm vú, đặc biệt trong đồ chơi cho trẻ em rất nguy hiểm.

 Theo PGS Côn, hiện mới chỉ có một số nước như: Canada, Mỹ, EU có tiêu chuẩn cụ thể, quy định đặc biệt đối với đồ chơi trẻ em  trẻ có thể ngậm, mút cho vào miệng với ngưỡng an toàn của phthalate trong sản phẩm đồchơi trẻ em là không quá 1.000mg/kg, còn cao hơn nữa thì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhưng tại Việt Nam quy chuẩn về chất này chưa rõ.

PGS Côn khuyến cáo tốt nhất người tiêu dùng nên cẩn trọng trước những loại đồ chơi không rõ nguồn gốc kể cả hàng cầm tay, không đưa vào miệng. Khi sử dụng cầm tay thì nhựa vẫn có thể thôi và phơi nhiễm cho trẻ. Cha mẹ cần chú ý không cho trẻ ngậm, mút, liếm đồ chơi nhất là đồ chơi không rõ nguồn gốc xuất xứ.
 
 K.Chi 

Đẩy mạnh xã hội hóa các loại hình chăm sóc người cao tuổi

Các cấp, các ngành cần đẩy mạnh xã hội hóa, đa dạng nội dung, phương thức và các loại hình chăm sóc người cao tuổi; nghiên cứu, tổ chức thí điểm mô hình sinh kế phù hợp với người cao tuổi.

Lào Cai tăng cường phòng, chống dịch COVID-19 tại cửa khẩu

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành văn bản số 72/UBND-VX tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19 đối với người nhập cảnh.

Hà Nội đặt ra nhiều mục tiêu chăm sóc người cao tuổi trong giai đoạn 2022-2025

Kế hoạch số 30/KH-UBND thực hiện Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi đến năm 2030 trên địa bàn Thủ đô đặt ra nhiều mục tiêu quan trọng.

Biểu dương người cao tuổi tiêu biểu trong bảo vệ an ninh Tổ quốc

Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến người cao tuổi trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc giai đoạn 2016-2021 trao Bằng khen cho 139 người cao tuổi tiêu biểu.

Vĩnh Long kiểm tra, xử phạt hàng loạt vụ kinh doanh thuốc lá lậu

Quản lý thị trường Vĩnh Long cho biết, năm 2022 đã xử lý hàng loạt vấn đề nổi cộm như kinh doanh thuốc lá lậu, hàng giả mạo xuất xứ…

Ứng phó với già hóa dân số - dấu ấn nổi bật của công tác dân số năm 2022

Ngày 30/12/2022, Tổng cục Dân số- Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ), Bộ Y tế đã công bố 5 dấu ấn nổi bật của công tác dân số năm 2022.

Hồi ức tết xưa cho các cụ già

Chương trình “Tết Hà Thành – Nhân Ái” sẽ diễn ra vào ngày 15/1/2023 nhằm giúp các ông bà nhớ về những hồi ức tết xưa, giúp ông bà quay trở về thời tuổi trẻ.

Lotus Care tung ra dịch vụ chăm sóc người cao tuổi ngắn ngày

Mới đây, Lotus Care tiếp tục mang đến một trong các dịch vụ chăm sóc người cao tuổi theo thời gian cố định được đông đảo gia đình yêu thích và lựa chọn: Dịch vụ chăm sóc ngắn ngày.

Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi theo mô hình Nhật Bản

Dự án “Hỗ trợ dự phòng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi áp dụng mô hình Tsuyama” đang được triển khai tại xã Ngọc Mỹ (huyện Quốc Oai) và phường Bồ Đề (quận Long Biên) góp phần nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở Hà Nội.

Người cao tuổi giữ cột mốc biên cương

Ông Hà Công Tính, già làng bản Tén Tằn, xã Tén Tằn, huyện Mường Lát là một trong những người cao tuổi của huyện tham gia bảo vệ cột mốc biên cương.

Đang cập nhật dữ liệu !