Lô vắc xin ngừa Covid-19 đầu tiên về Việt Nam hiệu quả tiêm phòng như thế nào?
Sau khi cấp phép lưu hành ở Việt Nam trong phòng chống dịch bệnh Covid-19, vắc xin AstraZenca là vắc xin Covid-19 đầu tiên được tiêm cho người Việt.
Khoảng 10 giờ sáng nay, lô vắc xin đầu tiên về đến sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM). Đây là lô vắc xin Covid-19 do Công ty AstraZenca (Anh) sản xuất, Công ty CP vắc xin Việt Nam (VNVC) nhập khẩu. Hiện, VNVC là công ty duy nhất đủ điều kiện để được Bộ Y tế cấp phép nhập khẩu vắc xin, theo cơ chế phục vụ chống dịch khẩn cấp.
Đây là lô vắc xin đầu tiên về Việt Nam, được Bộ Y tế phê duyệt nhập khẩu trong tháng 2.
Tuy nhiên, VNVC vẫn chưa biết chính xác số lượng vắc xin về đến Việt Nam, có thể ít hơn 204.000 liều dự kiến ban đầu.
Sáng nay, ngay sau khi về đến sân bay Tân Sơn Nhất, hoàn thành các thủ tục thông quan, lô vắc xin sẽ được vận chuyển bằng xe chuyên dụng, với hệ thống bảo quản nghiêm ngặt theo khuyến cáo của nhà sản xuất và nhập kho lạnh bảo quản tại TP.HCM.
Theo đó, kế hoạch triển khai tiêm vắc xin chống dịch cho các nhóm ưu tiên cũng được thực hiện ngay trong tháng 3 tới. Việc tiếp nhận đăng ký tiêm vắc xin Covid-19 từ người dân tiêm dịch vụ đã tạm dừng, chờ hướng dẫn từ Bộ Y tế.
Vắc xin AstraZeneca là vắc xin Covid-19 đầu tiên được lưu hành ở Việt Nam. |
Bộ Y tế cũng cho biết chỉ chọn mua các vắc xin an toàn, có hiệu lực bảo vệ cao, được Tổ chức Y tế thế giới tiền thẩm định, đã được phê chuẩn bởi một cơ quan quản lý dược nghiêm ngặt (SRA), giá phù hợp. Theo kế hoạch của Bộ Y tế, 11 nhóm đối tượng được tiêm phòng vắc xin Covid-19 trước đó là:
- Nhân viên y tế
- Nhân viên tham gia phòng chống dịch (ban chỉ đạo các cấp, nhân viên khu cách ly, phóng viên...)
- Nhân viên ngoại giao, hải quan, cán bộ làm công tác xuất nhập cảnh
- Lực lượng quân đội
- Lực lượng công an
- Giáo viên
- Người trên 65 tuổi
- Nhóm cung cấp dịch vụ thiết yếu: hàng không, vận tải, du lịch, cung cấp dịch vụ điện, nước...
- Người mắc các bệnh mãn tính
- Người có nhu cầu đi công tác, học tập, lao động ở nước ngoài.
- Người tại vùng dịch theo chỉ định dịch tễ
PGS TS Lê Văn Truyền – nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết vắc xin AstraZenec về Việt Nam cam kết tiêu chí bắt buộc phải có đó là độ an toàn, lợi ích về hiệu quả hay tạo ra miễn dịch SARS-CoV-2 hiệu quả hơn so với rủi ro.
Theo PGS Truyền nghiên cứu lâm sàng giai đoạn 3 thì vắc xin AstraZenec có hiệu quả với trẻ trên 10 tuổi và dưới 65 tuổi không có bệnh nền, hiệu lực với bệnh nhân không có triệu chứng lâm sàng rõ ràng.
Vắc xin AstraZenec có 19 cơ sở sản xuất ở các nước. Hơn nữa, giá vắc xin cũng rẻ hơn các vắc xin khác. Vắc xin này có yêu cầu bảo quản 2 đến 8 độ C không yêu cầu bảo quản âm 70 - 80 độ C như các vắc xin khác. PGS Truyền cho rằng, bảo quản âm sâu 80 độ C là điều kiện khó đảm bảo nếu tiêm vắc xin trên diện rộng trong điều kiện khẩn cấp.
Hiện Cục Y tế dự phòng đã được Bộ Y tế giao cho việc xây dựng kế hoạch hướng dẫn tiếp nhận bảo quản phân phổi, tiêm chủng; Truyền thông về sử dụng vắc xin AstraZenec; Giám sát tác dụng phụ nếu có của vắc xin này.
Kế hoạch hướng dẫn tiêm chủng, ngoài hướng dẫn cụ thể kỹ thuật tiêm chủng cần hướng dẫn cụ thể về các đối tượng được tiêm chủng.
Quan điểm của PGS Truyền khi vắc xin chưa đủ để tiêm cho toàn dân, nên lựa chọn đối tượng ưu tiên dựa trên mức độ rủi ro như xác suất phơi nhiễm với virus SARS-COV-2 như nhân viên y tế, nhân viên chống dịch, bộ đội biên phòng.
Để xã hội hóa và phân phối vắc xin, PGS Truyền cho rằng các công ty dược được Bộ Y tế cấp phép kinh doanh dược phẩm và vắc xin cần có hệ thống bảo quản, phương tiện, xe lạnh, nhân sự để tham gia, năng lực tài chính để nhập số lượng lớn vắc xin.
Về lâu dài, để đảm bảo đáp ứng được nhu cầu của người dân thì cần có sự quản lý của nhà nước trong mua sắm, đàm phán giá, chính sách hỗ trợ giá, sử dụng, quản lý sản xuất vắc xin.
Phê duyệt nhập khẩu cấp bách vắc xin Covid-19
Ngày 1/2, Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế đã phê duyệt cấp bách vắc xin Covid-19 vắc xin của Astrazeneca theo đúng quy định của luật dược.
Khánh Chi