Liên tiếp phẫu thuật những ca mắc u tuyến giáp "khủng'

“Hormon tuyến giáp có vai trò lớn trong chuyển hóa, điều hòa sự trao đổi chất cơ bản, tham gia vào quá trình điều hòa sự tăng trưởng và sự phát triển trí tuệ. Mặc dù vậy, u tuyến giáp lại là một bệnh rất phổ biến, có nguyên nhân bắt nguồn từ thiếu I ốt”, BS Nguyễn Tiến Lãng cho hay.

Bổ sung muối iot hàng ngày, liệu pháp rẻ tiền chống u tuyến giáp

Bệnh viện Nội tiết Trung Ương vừa phẫu thuật thành công cho 2 trường hợp mắc bướu tuyến giáp với khối u “khủng”. Bệnh nhân đầu tiên là  L.T.N (sinh năm 1971, tại Hà Nam) có vùng cổ dị dạng do có bướu tuyến giáp khổng lồ với kích thước khoảng 25cmx19cm. Chị N cho biết, khoảng 20 năm trước chị phát hiện có khối u ở cổ nhưng do bệnh không ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống nên chị chủ quan không đi chữa. Gần đây, khối u lớn chèn ép khiến chị khó thở, nuốt rất vướng, gần như không thể nằm ngửa đồng thời xuất hiện các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt chị mới đến viện. Tại Bệnh viện các bác sĩ kết luận chị bị u tuyến giáp, cần được phẫu thuật sớm.

Bệnh nhân L.T.N bị bướu tuyến giápkhổng lồ suốt 20 năm trời vừa được các bác sĩ Bệnh viện Nội tiết Trung ương phẫu thuật

BSCKII Nguyễn Tiến Lãng, Trưởng khoa Ngoại chung - Bệnh viện Nội tiết Trung, người trực tiếp điều trị cho bệnh nhân N cho hay,  khối u của bệnh nhân liên quan đến suy giáp bẩm sinh kèm với việc trí tuệ của bệnh nhân phát triển chậm, mọi tiếp xúc, phản ứng đều không được như bình thường nên chỉ khi xuất hiện các dấu hiệu sức khỏe giảm sút nhanh, mệt mỏi tăng cao người bệnh mới nói cho người nhà biết và đưa đi khám.

Trường hợp thứ hai là bệnh nhân Lường Thị N. 57 tuổi (người dân tộc Thái, ở Thuận Châu, Sơn La) nhập viện Nội tiết Trung ương trong tình trạng khó thở thường xuyên mặc dù đã được mở khí quản. Bệnh nhân phát hiện bướu giáp khoảng 15 năm trước nhưng không điều trị. 

Cách đây 2 năm chị Lường Thị N. đã được các bác sỹ phẫu thuật lần đầu tiên cắt bỏ một phần tuyến giáp và bảo tồn phần còn lại. Sau mổ khối u to phát triển nhanh gây chèn ép, khó thở, khó nuốt bệnh nhân được phẫu thuật lần 2 lần nhưng không thành công. Bệnh nhân được chuyển tới Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương điều trị, do tình trạng viêm phổi nặng bệnh nhân được chuyển tiếp tới Bệnh viện Phổi Trung ương và sau đó được chuyển đến Bệnh viện Nội tiết Trung ương.

Cả hai bệnh nhân này đều có điểm chung là mắc bướu tuyến giáp với kích thước “khổng lồ” do không được điều trị ngay từ khi mới phát hiện.

BS Nguyễn Tiến Lãng cho hay, dù tỷ lệ bệnh nhân mắc bướu tuyến giáp khổng lồ như hai bệnh nhân này không nhiều nhưng với những bệnh nhân này, phẫu thuật vô cùng khó khăn. Do vùng cổ là cầu nối giữa thân và đầu, các mạch máu quan trọng từ tim đến sọ não, tuyến nội tiết, đường ăn, đường thở… đều tập trung tại đây. Khối u quá lớn làm biến đổi cấu trúc giải phẫu, vì vậy để phân định, bảo tồn được các mạch máu, tuyến nội tiết… kể trên vô cùng khó khăn. Chưa kể, khi u bướu lớn như trên sẽ tăng sinh mạch máu trong bướu khiến phẫu thuật viên phải cẩn trọng tránh để bệnh nhân mất máu trong quá trình phẫu thuật.

BS. CK II Nguyễn Tiến Lãng cho biết thêm, tuyến giáp là tuyến nội tiết rất quan trọng đối với cơ thể. Hormon tuyến giáp có vai trò lớn trong chuyển hóa, điều hòa sự trao đổi chất cơ bản, tham gia vào quá trình điều hòa sự tăng trưởng và sự phát triển của hệ thần kinh, tăng độ nhậy cảm của cơ thể với Catecolamin. Cùng với đó các hormon tuyến giáp rất cần thiết cho sự phát triển và biệt hóa với tất cả các tế bào trong cơ thể con người. Mặc dù vậy, u tuyến giáp lại là một bệnh rất phổ biến.

BS Lãng khuyến cáo: “Trên thế giới, nhiều nghiên cứu cho thấy, khoảng 4% dân số nước Mỹ mắc căn bệnh kể trên nhưng con số thực tế có thể lên đến 6 - 7% dân số. Nước ta trước đây nhờ có nhiều vận động, tuyên truyền người dân sử dụng muối iot nên giảm thiểu phần nào tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh lý kể trên. Vào năm 2005, tỉ lệ bướu cổ của trẻ em đã xuống dưới 5%”.

Sử dụng gia vị bổ sung I - ốt hàng ngày, biện pháp rẻ tiền hiểu quả chống “trì độn”

Tuy nhiên một thực trạng đáng lo ngại được GS.TS Lê Danh Tuyên, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng cảnh báo. Sau 13 năm tuyên bố đã thanh toán được các rối loạn do thiếu I ốt gây ra(2005), tình trạng thiếu i-ốt đã và đang quay lại Việt Nam.

Mạng lưới i-ốt toàn cầu xếp Việt Nam nằm trong số 19 nước còn lại trên thế giới có tình trạng thiếu i-ốt nghiêm trọng. Khi cơ thể không nhận đủ i-ốt, tuyến giáp không thể tổng hợp đủ lượng hóc-môn tuyến giáp cần thiết.

Tại Việt Nam, kết quả điều tra của Bệnh viện Nội tiết TƯ năm 2013-2014 cho thấy tỉ lệ bướu cổ ở trẻ 8-10 tuổi lên đến gần 10%, mức trung vị i-ốt niệu là 84 µg /l. Đây là mức thấp nhất trong 10 năm qua, thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn toàn cầu là 150 µg /l. Ngoài ra, Điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ (MICS) năm 2011 chỉ ra rằng chỉ có 45% hộ gia đình ở Việt Nam đang tiêu thụ muối I ốt, thấp hơn nhiều so với mức khuyến cáo toàn cầu đạt phổ cập sử dụng muối I ốt toàn dân là 90%.

Nguyên nhân của tình trạng này là do trước đây, chương trình phòng chống rối loạn thiếu i ốt từ năm 1994 đến năm 2005 của Việt Nam đã mang lại nhiều kết quả tích cực khi thực hiện thành công chiến lược tăng cường cung cấp i ốt vào toàn bộ muối cho toàn dân.

Kết quả là, hơn 90% các hộ gia đình được sử dụng muối i ốt đầy đủ trong giai đoạn 2005-2006. Tổng thể kết quả của chương trình đã giúp giảm tỷ lệ bệnh bướu cổ của trẻ em và tăng tỷ lệ i ốt trong cơ thể người Việt Nam trên mức tối thiểu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

“Tuy nhiên, cần nhớ rằng vào thời kỳ hoàng kim nhất của chương trình phổ cập muối I ốt (2005), mức trung vị i-ốt niệu của ta chỉ nhỉnh hơn hoặc bằng 100µg/l, vẫn thấp hơn mức tiêu chuẩn theo khuyến cáo của WHO là 150 µg/l. Kết quả khả quan này đã không được duy trì kể từ khi chương trình Quốc gia Phòng chống các rối loạn do thiếu i ốt bị rút khỏi chương trình Mục tiêu Quốc gia về Y tế vào năm 2005, việc thúc đẩy và hỗ trợ pháp lý cho muối tăng cường i ốt và các hoạt động liên quan cũng đã ngừng lại. Sau khi việc sử dụng muối i ốt mang tính tự nguyện thì sự thiếu hụt i ốt đã trở lại”, ông Tuyên giải thích.

Dấu hiệu dễ nhận biết nhất của thiếu i-ốt là bệnh bướu cổ- hiện tượng phình tuyến giáp. Những người sống ở các khu vực bị thiếu i-ốt trầm trọng sẽ có chỉ số IQ thấp hơn 13,5 điểm so với những người sống ở các khu vực không thiếu i-ốt. Thiếu i- ốt sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như gây ra bệnh bướu cổ, thiểu năng tuyến giáp ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và hoạt động của cơ thể, giảm khả năng lao động, mệt mỏi. Thiếu i-ốt ở trẻ em sẽ gây chậm phát triển trí tuệ, chậm lớn, nói ngọng, nghễnh ngãng... Ở phụ nữ mang thai, thiếu iốt dễ xảy ra sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non, nếu mẹ thiếu iốt nặng trong giai đoạn mang thai trẻ sinh ra sẽ bị đần độn, câm, điếc và các dị tật bẩm sinh khác.

Chính vì vậy, các chuyên khuyến cáo sử dụng gia vị có bổ sung i-ốt trong nấu ăn và trong chế biến thực phẩm là biện pháp hiệu quả và bền vững để phòng ngừa thiếu hụt i-ốt. Hiện nay, trong 108 quốc gia đang bắt buộc bổ sung I ốt vào muối ăn, có 98 nước yêu cầu dùng muối đã bổ sung I ốt trong thực phẩm chế biến. 

Bên cạnh đó, nhà nước và các doanh nghiệp cần tăng cường công tác truyền thông đến người tiêu dùng về giá trị và lợi ích của thực phẩm được sản xuất từ các nguyên liệu đã được tăng cường vi chất dinh dưỡng và thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng để thúc đẩy các công ty sản xuất thực phẩm thực hiện tốt quy định của Nghị định số 09/2016/NĐ-CP.

Dựa trên các nghiên cứu về cân bằng và bài tiết i-ốt, lượng tiêu thụ i-ốt trung bình mỗi ngày của một người trưởng thành là 100–300 µg/ngày.

Hàm lượng i-ốt trung bình ngày khuyến cáo là 90 µg/ngày đối với trẻ sơ sinh và trẻ dưới 6 tuổi, 120 µg/ngày đối với trẻ từ 6-12 tuổi và 150 µg/ngày đối với trẻ vị thành viên từ 13 tuổi trở lên và người lớn.

Phụ nữ mang thai và cho con bú được khuyến cáo tiêu thụ 250 µg i-ốt mỗi ngày.

Cá biển và một số loại tảo biển là nguồn cung cấp i-ốt tự nhiên rất tốt. I-ốt cũng được tìm thấy trong rau quả và ngũ cốc nếu các loại thực phẩm này được trồng trên đất có đủ hàm lượng i-ốt hoặc được bổ sung i-ốt trong quá trình chăm sóc.

N. Huyền

Mua thuốc trực tuyến qua ứng dụng VNeID

Người dân sẽ dễ dàng mua thuốc trực tuyến an toàn, tiện lợi thông qua giải pháp kết nối app-to-app giữa ứng dụng Nhà thuốc Long Châu và VNeID.

1.300 bệnh nhân khó khăn được Vinamilk hỗ trợ mổ tim và mổ mắt

Vinamilk tiếp tục phối hợp với Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TP.HCM hỗ trợ mổ tim cho hơn cho 300 bệnh nhi mắc dị tật tim bẩm sinh và gần 1.000 bệnh nhân nghèo cần được phẫu thuật mắt.

Thái Bình: nâng cao kiến thức chăm sóc dinh dưỡng cho mẹ và bé

Vinamilk phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Thái Bình tổ chức Hội thảo “Dinh dưỡng đủ đầy cho mẹ và bé”, góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Sự kiện thu hút 300 phụ nữ tại Thái Bình tham gia.

Những tiến bộ của y học tái tạo cơ xương khớp

'Y học tái tạo', 'ứng dụng tế bào gốc' trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp là chủ đề của Hội nghị Khoa học thường niên – Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024.

Sữa chua uống KUN Men Nhật hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của trẻ

Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.

Nữ bác sĩ gặp nạn tại quán The Coffee House tươi tắn ngày đi làm trở lại

Bị tai nạn tại quán The Coffee House (Hà Nội), trải qua thời gian dài điều trị và phục hồi chức năng, bác sĩ Hoàng Minh Lý đã đi làm trở lại tại Bệnh viện K. Cô trực tiếp thăm khám cho người bệnh ung thư.

Cuộc điện thoại lúc nửa đêm giành giật sự giống cho người đàn ông trẻ

Người đàn ông 34 tuổi vào viện lúc nửa đêm trong tình trạng đau ngực dữ dội, huyết áp tụt. Các bác sĩ đã bỏ dở giấc ngủ, nhanh chóng đến viện tham gia cấp cứu bệnh nhân.

4 điểm bất thường trong vụ bệnh nhân tử vong liên quan 3 bác sĩ BV Bạch Mai

Theo báo cáo của Sở Y tế Đắk Lắk, ca tử vong sau thay van động mạch chủ liên quan tới 3 bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai còn nhiều yếu tố chưa đúng quy trình.

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Hành trình hơn 8 năm vượt qua 'cơn ác mộng' bị chồng tưới xăng đốt

Hơn 8 năm trước, khi bị chồng tưới xăng đốt, sự sống của Thùy Dung rơi vào tình cảnh "ngàn cân treo sợi tóc", bác sĩ báo gia đình chuẩn bị hậu sự cho cô. Dung từng là một cô gái xinh đẹp, sau biến cố đau đớn, hai đứa con cũng không nhận ra mẹ.

Đang cập nhật dữ liệu !