Lịch trình ca dương tính SARS-CoV-2 mới nhất ở Hà Nội

Tối 19/8, CDC Hà Nội đã có kết qủa điều tra ban đầu về trường hợp bệnh nhân L.B.N (nam, 87 tuổi) tại huyện Thanh Ba, Phú Thọ đi khám tại BV E dương tính với nCoV.

{keywords}
Hà Nội thêm trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 từ Phú Thọ về khám tại BV E.

Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống dịch Covid-19 sáng nay (20/8) đã ghi nhận thêm 1 ca mắc mới ở Hà Nội. Đó là bệnh nhân (BN) 994, nam, 87 tuổi, có địa chỉ tại xã Khải Xuân, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ.

Trước khi nhập viện, bệnh nhân sống cùng con cháu tại quê (gia đình có tổng cộng 6 người gồm: bệnh nhân, 2 vợ chồng con trai thứ 3 của bệnh nhân, 2 cháu và 1 chắt).

Trong vòng 1 tháng gần đây bệnh nhân không đi đâu xa ra khỏi xã Khải Xuân, gia đình cũng không có người đi đâu xa đến các khu vực có ổ dịch COVID-19 lưu hành.

Tiền sử khỏe mạnh, không có bệnh lý nền.

Khoảng từ 4h sáng ngày 11/8 bệnh nhân xuất hiện sốt (nhiệt độ dao động từ 38-39 độ C) kèm theo đau bụng âm ỉ liên tục vùng hạ sườn phải, không ho, không khó thở.

Đến sáng ngày 12/8, bệnh nhân được con dâu đưa lên Hà Nội khám bệnh (đi xe thuê). Bệnh nhân được con trai và con dâu đưa đi khám bệnh tại khoa khám bệnh theo yêu cầu của bệnh viện E. Sau khi làm xong các thủ tục, bệnh nhân được nhập viện khoa C4 Gan mật vào khoảng 12h cùng ngày. Buổi chiều cùng ngày, bệnh nhân cùng con dâu về phố Trần Cung nghỉ qua đêm.

Tối 12/8, bệnh nhân ngồi có ăn cơm cùng gia đình gồm: bệnh nhân, con dâu, vợ bệnh nhân, 2 vợ chồng con trai và 2 cháu.

Buổi tối có 2 đồng nghiệp của con trai đến nhà thăm bệnh nhân, có ngồi nói chuyện và tiếp xúc gần. Tối bệnh nhân ngủ riêng 1 giường, con trai  là người nằm gần bệnh nhân nhất để trông.

Sáng 13/8, bệnh nhân được con đưa vào bệnh viện E. Cùng đưa bệnh nhân vào viện có chị T là đồng nghiệp của con trai.

Chị T đón tại cổng Bệnh viện E, sau đó cùng chị con dâu đưa bệnh nhân lên khoa. Tại khoa Gan mật, bệnh nhân được chụp XQ phổi, kết quả có hình ảnh viêm phổi sau đó được đi khám chuyên khoa Hô hấp và chuyên khoa truyền nhiễm. Do không có yếu tố dịch tễ liên quan đến COVID-19 nên bệnh nhân được chuyển sang khoa bệnh nhiệt đới (D1) vào khoảng 18h ngày 13/8.

Ngày 14/8, bệnh nhân được chụp CT ngực có hình ảnh đám động đặc thùy giữa phổi phải, tổn thương dày tổ chức kẽ hai phổi, tràn dịch màng phổi 2 bên số lượng ít (được chẩn đoán: TD viêm phổi thùy phổi phải và viêm phổi kẽ 2 phổi, tràn dịch ít màng phổi 2 bên).

Tại khoa D1, bệnh nhân được điều trị kháng sinh, đỡ sốt, thỉnh thoảng có ho, không khó thở, phổi không rale.

Ngày 18/8, bệnh nhân được chụp XQ phổi, còn hình ảnh viêm phổi thùy. Bệnh viện đã xin ý kiến viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương được chỉ định lấy mẫu xét nghiệm loại trừ COVID-19. Sau đó bệnh viện E tiến hành lấy mẫu và gửi viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương làm xét nghiệm và có kết quả dương tính SARS-CoV-2 ngày 19/8/2020.

Trong thời gian bệnh nhân nằm viện, con dâu  ở lại chăm sóc bệnh nhân. Ngoài ra có 3 đồng nghiệp của con trai vào viện thăm bệnh nhân, có nói chuyện và tiếp xúc gần bệnh nhân.

​Ngay sau khi nhận được thông báo kết quả xét nghiệm, CDC Hà Nội đã cử 2 đội đáp ứng nhanh phối hợp với các đơn vị liên quan để tiến hành điều tra người tiếp xúc gần với bệnh nhân (1 đội phối hợp với TTYT Quận Bắc Từ Liêm và TTYT huyện Hoài Đức tiến hành điều tra tại cộng đồng; 1 đội phối hợp với TTYT quận Cầu Giấy để điều tra, lấy mẫu người tiếp xúc gần tại Bệnh viện E.

Kết quả điều tra sơ bộ ghi nhận:

Tại quận Bắc Từ Liêm xác định được 5 trường hợp F1; 24 trường hợp F2.

Tại Hoài Đức xác định được 5 trường hợp F1, F2 đang điều tra.

Tại bệnh viện E xác định được 48 trường hợp F1, sơ bộ ghi nhận 20 F2 là cán bộ y tế trong bệnh viện.

​10 F1 tại cộng đồng được lấy mẫu và chuyển cách ly tại Trường Cao đẳng nghề công nghệ cao tại Tây Mỗ, Nam Từ Liêm. Các khu vực liên quan được phun khử khuẩn theo quy định.

​48 trường hợp là F1 tại bệnh viện E được chuyển cách ly tại khu cách ly nhà D tại bệnh viện. Bệnh viện tạm thời đóng cửa không tiếp nhận bệnh nhân, các khu vực liên quan được phun khử khuẩn theo quy định.

Hiện Bệnh viện cũng thực hiện lấy mẫu của 19 bệnh nhân nguy cơ cao (đang thở máy) tại các khoa: Hồi sức cấp cứu (12 bệnh nhân), Tim mạch (1 bệnh nhân), Hô hấp (6 bệnh nhân).

Hiện tại Bộ Y tế đã đồng ý để BV đóng cửa không tiếp nhận bệnh nhân đến khám, chữa bệnh đồng thời các cơ quan chức năng đang tiếp tục điều tra, truy viết người tiếp xúc gần để tiến hành lấy mẫu, cách ly theo đúng quy định.

N. Huyền 

Những tiến bộ của y học tái tạo cơ xương khớp

'Y học tái tạo', 'ứng dụng tế bào gốc' trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp là chủ đề của Hội nghị Khoa học thường niên – Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024.

Sữa chua uống KUN Men Nhật hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của trẻ

Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.

Nữ bác sĩ gặp nạn tại quán The Coffee House tươi tắn ngày đi làm trở lại

Bị tai nạn tại quán The Coffee House (Hà Nội), trải qua thời gian dài điều trị và phục hồi chức năng, bác sĩ Hoàng Minh Lý đã đi làm trở lại tại Bệnh viện K. Cô trực tiếp thăm khám cho người bệnh ung thư.

Cuộc điện thoại lúc nửa đêm giành giật sự giống cho người đàn ông trẻ

Người đàn ông 34 tuổi vào viện lúc nửa đêm trong tình trạng đau ngực dữ dội, huyết áp tụt. Các bác sĩ đã bỏ dở giấc ngủ, nhanh chóng đến viện tham gia cấp cứu bệnh nhân.

4 điểm bất thường trong vụ bệnh nhân tử vong liên quan 3 bác sĩ BV Bạch Mai

Theo báo cáo của Sở Y tế Đắk Lắk, ca tử vong sau thay van động mạch chủ liên quan tới 3 bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai còn nhiều yếu tố chưa đúng quy trình.

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Hành trình hơn 8 năm vượt qua 'cơn ác mộng' bị chồng tưới xăng đốt

Hơn 8 năm trước, khi bị chồng tưới xăng đốt, sự sống của Thùy Dung rơi vào tình cảnh "ngàn cân treo sợi tóc", bác sĩ báo gia đình chuẩn bị hậu sự cho cô. Dung từng là một cô gái xinh đẹp, sau biến cố đau đớn, hai đứa con cũng không nhận ra mẹ.

Yếu tố làm tăng 56% nguy cơ đột quỵ

Sự cô đơn kéo dài có thể khiến một người đối mặt với nguy cơ đột quỵ cao giống như khi mắc bệnh nền hay có chế độ ăn uống thiếu lành mạnh.

PGS Nguyễn Lân Hiếu: Tác hại của đơn thuốc 'dày đặc' thuốc bổ

Các loại thuốc bổ được kê nhiều hơn thuốc điều trị đã vô hình gây tác hại cho người bệnh như tốn kém, dễ nhầm lẫn, dẫn đến quên hoặc bỏ thuốc.

Loại cá rẻ tiền có vô số tác dụng với sức khỏe

Cá diếc có nhiều giá trị dinh dưỡng, thịt thơm không tanh, tốt cho nhiều người kể cả bệnh nhân ung thư.

Đang cập nhật dữ liệu !