Làm sao để phát triển kinh tế biển từ “nâu” sang “xanh”?

Căn cứ vào yêu cầu , quan điểm và các bài học kinh nghiệm từ các nước, có thể nêu một số nhóm giải pháp then chốt để chuyển đổi từ kinh tế biển “nâu” sang “xanh” là.

Thay đổi tư duy và tầm nhìn cùng với việc xây dựng một Chiến lược phát triển kinh tế biển bền vững nhằm đảm bảo an ninh năng lượng, phát triển kinh tế biển xanh và bền vững. Áp dụng các giải pháp khai thác giá trị chức năng, phi vật chất và có khả năng tái tạo của hệ thống tài nguyên biển, ven biển và hải đảo.
Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống luật pháp và chính sách biển quốc gia, địa phương theo cách tiếp cận liên ngành để quản lý tổng hợp và thống nhất về mặt quản lý nhà nước với biển, đảo, phục vụ phát triển kinh tế biển xanh và bền vững. Đồng thời chú trọng liên kết trong phát triển kinh tế biển, đồng thời giảm thiểu các mâu thuẫn trong phát triển.

Kiểm kê và lượng giá “nguồn vốn tự nhiên biển” làm căn cứ triển khai các quy hoạch dài hạn sử dụng biển đảo ở cấp độ quốc gia theo cách tiếp cận dựa vào hệ sinh thái, phục vụ quá trình ra quyết định đầu tư xanh và có trách nhiệm đối với các hoạt động khai thác và sử dụng biển, đảo và vùng ven biển.

Phát triển kinh tế biển từ "nâu" sang "xanh"

Bên cạnh đó, phát triển và quản lý hiệu quả nghề cá và du lịch biển theo cách tiếp cận dựa vào hệ sinh thái trong khả năng chống chịu và bảo toàn các giá trị chức năng của hệ sinh thái mà nghề cá và du lịch biển phụ thuộc vào.

Ngoài ra chúng ta cũng cần chú trọng quy hoạch mở rộng cũng như quản lý hiệu quả hệ thống khu bảo tồn biển đến năm 2020 để phát triển nghề cá và du lịch sinh thái biển bền vững; tiếp tục đánh giá các vùng biển đảo, ven biển giàu đẹp có gái trị quốc gia, quốc tế để trình cấp có thẩm quyền hoặc các tổ chức quốc tế công nhận và vinh danh.

Chúng ta cũng phấn đấu đến năm 2020 có 10% diện tích vùng lãnh hải được bảo tồn và 30% đến năm 2030. Cùng với đó, chúng ta phải tập trung nguồn lực để ngăn gừa và phục hồi habitat đã bị mất, các hệ sinh thái quan trọng (san hô, rừng ngập mặn, thảm biển đỏ), nguồn lợi và nguồn giống hải sản tự nhiên đã bị suy thoái. Bên cạnh đó cũng phải chú ý đảm bảo phúc lợi xã hội và sinh kế của các cộng đồng cư dân ven biển và trên đảo.
Quản lý và xử lý hiệu quả các chất thải, chất gây ô nhiễm trước khi đổ ra biển từ các lưu vực sông ven biển, trên hải đảo và các hoạt động kinh tế biển. Kiểm kê năm 2020 ở nước ta cho thấy 30 – 70% tải lượng chất gây ô nhiễm biển là từ đất liền, từ các lưu vực sông. Do đó, cách tiếp cận “từ đầu nguồn xuống biển” cần sớm được áp dụng trong lập kế hoạch phát triển và quản lý biển cũng như vùng ven biển để giảm thiểu tác động từ đất liền.

Tiếp tục thực hiện quản lý tổng hợp vùng bờ biển bao gồm cơ chế phối hợp liên ngành, phối hợp giữa trung ương và địa phương, phân vùng chức năng vùng bờ cho phát triển bền vững trên cơ sở lồng ghép tác động của biển đổi khí hậu và mực nước biển dâng. Phấn đầu đến năm 2020 toàn bộ dải bờ biển của 28 tỉnh ven biển được áp dụng phương thức quản lý tổng hợp ở mức độ khác nhau trong đó 20% quản lý hiệu quả.
Xây dựng năng lực giám sát, quan trắc, giảm thiểu và xử lý các thảm họa thiên tai, sự cố môi trường biển, ven biển và hải đảo. Đồng thời đưa các cân nhắc và các vấn đề môi trường, tài nguyên biển và các rủi ro vào đầu tư phát triển, các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở vùng biển, ven biển và hải đảo.

Khuyến khích cộng đồng địa phương tham gia vào tiến trình quản trị biển, đảo thông qua áp dụng cách tiếp cận quản lý biển không gian và cơ chế đồng quản lý biển, đảo dựa vào cộng đồng (nhà nước và nhân dân cùng làm, cùng hưởng). Kết hợp thường xuyên nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cư ven biển và trên các đảo về kinh tế biển xanh, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. Cuối cùng là xây dựng và triển khai lộ trình phát triển khoa học công nghệ biển và hợp tác quốc tế về biển trong áp dụng công nghệ biển sạch hơn, ít cacbon, ít chất thải trong các ngành kinh tế biển và lĩnh vực du lịch biển.

Hoàng Thanh

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !