Lâm Đồng đẩy mạnh tuyên truyền cuộc vận đồng “Người Việt Nam ưu tiêu dùng hàng Việt Nam”, tăng nguồn hàng phục vụ thị trường Tết 2022

Tỉnh Lâm Đồng vừa yêu cầu Sở Công Thương lên kế hoạch chuẩn bị hàng hóa, nguồn hàng dự trữ và biện pháp bình ổn thị trường Tết Nhâm Dần 2022, đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền cuộc vận đồng “Người Việt Nam ưu tiêu dùng hàng Việt Nam”.

UBND tỉnh Lâm Đồng vừa ban hành quyết định về việc ban hành phương án chuẩn bị nguồn hàng, dự trữ hàng hóa và biện pháp bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu thị trường dịp cuối năm 2021 và Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 trên địa bàn.

Với mục tiêu bảo đảm cân đối cung-cầu hàng hóa, ổn định nguồn hàng, nhất là các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong dịp Tết dương lịch năm 2021 và Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022, đặc biệt là người dân vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào thiểu số, với giá cả ổn định, không để tình trạng thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng, tránh tình trạng đầu cơ, tăng giá bất hợp lý, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và ổn định tình hình kinh tế-xã hội trên địa bàn tỉnh. Vận động, khuyến khích và hỗ trợ các thành phần kinh tế tham gia bình ổn thị trường; theo dõi, kiểm tra và hỗ trợ kịp thời tình hình thực hiện bình ổn thị trường của các thành phần kinh tế, bảo đảm hiệu quả.

{keywords}
Lâm Đồng sẽ bố trí 28 đơn vị với 103 điểm phân phối hàng hóa phục vụ thị trường Tết 2022 (ảnh: LĐO)

Theo kế hoạch sẽ có 28 đơn vị với 103 điểm phân phối hàng hóa, trong đó 3 siêu thị tổng hợp quy mô hạng 2, 13 chợ truyền thống bán lẻ, 1 doanh nghiệp thương mại (3 cửa hàng kinh doanh thực phẩm), 2 chợ đầu mối nông sản, 8 doanh nghiệp xăng dầu (82 cửa hàng bán lẻ xăng dầu), Công ty điện lực Lâm Đồng, gồm các hệ thống siêu thị và chợ truyền thống và các doanh nghiệp có hệ thống cửa hàng bán lẻ.

Địa bàn triển khai thực hiện bao gồm 12 huyện, thành phố trên toàn tỉnh. Thời gian thực hiện từ ngày 20/12/2021 đến hết ngày 7/2/2022.

Các hàng hóa thiết yếu bình ổn thị trường dịp Tết bao gồm 5 nhóm: Nhóm lương thực, nhóm thực phẩm, nhóm thực phẩm tươi sống, nhóm xăng dầu, điện phục vụ sản xuất và tiêu dùng.

UBND tỉnh cũng cho biết, theo dự báo nhu cầu tiêu dùng hàng hóa phục vụ dịp cuối năm 2021 và Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 sẽ không tăng so với dịp cuối năm 2020 và Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 do dịch bệnh Covid-19 tiếp tục ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế và thu nhập người dân. 

Tổng kinh phí để chuẩn bị nguồn hàng cho 03 nhóm lương thực, nhóm thực phẩm, nhóm thực phẩm tươi sống là 1.700 tỷ đồng.

UBND tỉnh giao Sở Công thương chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương có kế hoạch chuẩn bị hàng hóa và tham gia bình ổn thị trường, hỗ trợ lãi suất vay vốn cho các doanh nghiệp tham gia bình ổn, đưa hàng hóa về vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào thiểu số.

Đồng thời tích cực thanh, kiểm tra, giám sát thị trường với các vấn đề về giá, chất lượng sản phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm, các hành vi đầu cơ, ghim hàng, tăng giá…

Ngoài ra, các cơ quan truyền thông tích cực tuyên truyền chủ trương của nhà nước và địa phương về bình ổn giá, đặc biết đẩy mạnh tuyên truyền cuộc vận đồng “Người Việt Nam ưu tiêu dùng hàng Việt Nam”.

PV

Đà Nẵng: 10 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao, 4 sao

Theo kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm thuộc chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) TP Đà Nẵng đợt 1/2022, có 10 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao và 4 sao.

Yên Bái xây dựng sản phẩm OCOP dựa trên lợi thế, tiềm năng của từng địa phương

Thực hiện chương trình: Mỗi xã một sản phẩm (chương trình OCOP), tỉnh Yên Bái tập trung chỉ đạo phát triển các sản phẩm OCOP dựa trên lợi thế, tiềm năng ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, gắn với nhu cầu thị trường.

Giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hoá các tỉnh Nam Bộ tại Hà Nội

Sáng 21/12, Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới TP Hà Nội đã khai mạc sự kiện giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ.

Hà Tĩnh: Đưa sản phẩm OCOP tham gia các hội chợ, triển lãm thúc đẩy kết nối giao thương

Thời gian qua, các sản phẩm OCOP của Hà Tĩnh thường xuyên có mặt tại các sự kiện, hội chợ, hội thảo trong và ngoài tỉnh nhằm kết nối giao thương, trưng bày sản phẩm từ đó quảng bá thương hiệu, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm của tỉnh.

Doanh nghiệp chia sẻ ‘bí quyết’ để sản phẩm đạt chứng nhận OCOP

Để sản phẩm đạt chứng nhận OCOP, doanh nghiệp cho biết phải làm thật, làm sạch và làm chuẩn. Tất cả các sản phẩm đều theo tiêu chí xanh, sạch và khỏe.

Hà Nội phân hạng, đánh giá 45 sản phẩm OCOP thuộc 4 quận, huyện

Trong đợt phân hạng, đánh giá cho 45 sản phẩm OCOP thuộc 4 quận, huyện này huyện Đan Phượng có nhiều sản phẩm nhất là 23 sản phẩm. Tiếp đến, quận Bắc Từ Liêm có 10 sản phẩm, huyện Hoài Đức có 10 sản phẩm và huyện Ứng Hoà có 2 sản phẩm.

Hà Nội sẽ mở thêm 20 đến 30 điểm giới thiệu OCOP trong năm 2023

Theo kế hoạch phát triển các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gắn với các địa điểm kinh doanh, du lịch làng nghề, du lịch nông thôn trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2023, Thành phố sẽ phát triển thêm 20 – 30 điểm giới thiệu sản phẩm OCOP.

Phấn đấu đến năm 2025, Quảng Bình có từ 1-3 sản phẩm OCOP 5 sao

Phấn đấu đến năm 2025, Quảng Bình sẽ tổ chức đánh giá, phân hạng thêm 65-70 sản phẩm, trong đó phấn đấu từ 1-3 sản phẩm đạt 5 sao, 3-5 sản phẩm đạt 4 sao, 45-50 sản phẩm đạt 3 sao.

Sau 4 năm thực hiện chương trình OCOP, Thanh Hoá có gần 300 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên

Sau 4 năm triển khai thực hiện chương trình OCOP, đến nay toàn tỉnh Thanh Hoá đã có 292 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên. Trong đó, có 1 sản phẩm 5 sao, 56 sản phẩm 4 sao và 235 sản phẩm 3 sao.

Chương trình OCOP giúp nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm của người dân Thủ đô

Phát triển sản phẩm OCOP chẳng những giúp người dân các quận, huyện ở Hà Nội có thêm cơ hội để nâng cao thu nhập mà còn là cách để bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của Thủ đô.

Đang cập nhật dữ liệu !