Làm chủ biển đảo: Không chỉ có bảo vệ chủ quyền

Từ phân tích "tâm thức biển đảo" của người xưa mà ngẫm đến những việc làm của ngày hôm nay, Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai đã chia sẻ quan điểm về làm chủ biển đảo Việt Nam, trong bối cảnh hiện tại.
Làm chủ biển đảo: Không chỉ có bảo vệ chủ quyền - ảnh 1
Người lính Hải quân đang chắc tay súng để gìn giữ chủ quyền cha ông để lại (ảnh Hồng Chuyên)

Thưa ông, ở bài trước ông đã nói về cái cơ duyên tìm thấy bài thơ. Vậy cảm nhận của ông như thế nào khi bắt gặp 2 câu thơ trong bài Cự Ngao Đới Sơn?
Chúng tôi lần lại tất cả những trang của cụ về Nguyễn Bỉnh Khiêm, đọc bản thảo đấy rồi bất ngờ gặp được bài thơ Cự Ngao Đới Sơn. Từ trong bài thơ trên có hai câu đập ngay vào tâm thức của tôi:
“Vạn lý Đông minh quy bả ác,
Ức niên Nam cực điện long bình.”
Đập ngay vào tâm thức, cái trực cảm mở ra, cái tiềm thức phát lộ. Đấy là một giá trị lớn của thế hệ cha ông nói về Biển Đông. Bài thơ này như bài tự bạch nói về chí của cụ Trạng Trình. Mở đầu bài thơ bằng hình tượng con rùa lớn đội núi lên là từ một câu chuyện thần thoại, nói về một ngọn núi trôi dạt ngoài Biển Đông cho nên làm cho nghiêng lệch đất trời. Con rùa thần lớn, chống chân xuống, đội hòn núi ấy lên để cho nó vững vàng. Cái tích là như vậy, mở đầu cụ nói về sự tích này. Cụ nghĩ Biển Đông là vùng biển lớn mà tổ tiên mình đã từng sinh tụ ở đấy.

Vì sao ông cho rằng “Vạn lý Đông minh” là Biển Đông?
Cái chữ “vạn lý” tức vạn dặm, không gian lớn. Chữ “Đông minh”, chữ “minh” (chữ: 溟) có nghĩa là vùng biển sâu thăm thẳm đến mức lặn xuống đấy thì nó tối tăm cho nên người ta dùng chữ “minh” để chỉ vùng biển lớn. Ngày xưa người ta dùng chữ “minh” nghĩa là biển lớn sâu thẳm, sâu thẳm đến mức ánh sáng mặt trời không soi xuống được.
Chữ “Đông minh” hiểu một cách hết sức bình thường là vùng biển phía Đông, hay còn gọi là Biển Đông. Do đó, chữ “Đông minh” cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm đã nói trong bài thơ của mình không thể hiểu cách khác. 
Tuy nhiên, Biển Đông mà cụ nói là gì? Nó rộng và Nguyễn Bỉnh Khiêm cho rằng có 2 quần đảo lớn Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền của ta cho nên cụ nói rằng là nó phải quay về nắm được trong lòng bàn tay. “Quy” là quay về, “bả ác” là nắm được trong lòng bàn tay, nghĩa là làm chủ lấy nó.

Xin ông nói rõ nghĩa của từ “làm chủ Biển Đông”?
Từ chỗ cụ nói “quy bả ác” tức là nắm được trong lòng bàn tay, chúng tôi nghĩ tới vấn đề phải làm chủ được Biển Đông. Làm chủ không phải có nghĩa là giành giật, tranh giành chủ quyền mà phải là khẳng định được chủ quyền chính đáng và giữ vững chủ quyền. Đồng thời, làm chủ bằng khoa học và kinh tế, chế ngự thiên nhiên, khai thác bền vững tài nguyên thiên nhiên ở Biển Đông, trên các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam và quần đảo Trường Sa, quần đảo Hoàng Sa của chúng ta.

Từ chữ “quy bả ác” (nắm trong lòng bàn tay) chúng ta phải hiểu như thế nào về tâm thức làm chủ biển đảo của người xưa, thưa ông?
Nhưng mà làm chủ, nắm lấy Biển Đông thì không phải chỉ có mỗi việc là có quân lực để giữ, có ngư dân hoạt động gây dựng, có luật pháp bảo vệ hoạt động mà “làm chủ” còn có nghĩa là phải khai thác được một cách minh triết các tài nguyên thiên nhiên giàu có ở Biển Đông. Trong vùng biển lớn mênh mông này tài nguyên vô cùng phong phú, gió, sóng, muối, san hô, cá, tôm, hải sản và đặc biệt là những khoáng vật ở dưới đáy biển là tài nguyên. Không chỉ có dầu mỏ mà còn cả những chất hiếm, đất hiếm, kim loại quý, băng cháy…
Như thế thì việc "làm chủ Biển Đông" không chỉ là việc nắm giữ chủ quyền mà còn phải có năng lực khai thác một cách hợp lý tài nguyên thiên nhiên này. Năng lực khám phá, nghiên cứu khảo sát tài nguyên thiên nhiên và tạo dựng một năng lực mà chúng tôi gọi là ứng xử biển để hình thành nền văn hóa biển của Việt Nam. 
Như vậy, nói làm chủ Biển Đông (hay Biển Đông quay về nắm trong lòng bàn tay) là liên hoàn 4 câu chuyện lớn. Một là, chủ quyền phải giữ được. Thứ hai là, phát triển được kinh tế biển. Thứ ba là, phát tiển khoa học biển. Thứ tư là, hình thành một thái độ ứng xử văn hóa với biển. Từ 4 vấn đề kể trên, chúng tôi gọi là nền văn hóa biển. 
Làm chủ biển đảo: Không chỉ có bảo vệ chủ quyền - ảnh 2
Phong cảnh trù phú yên bình trên đảo Song Tử Tây (ảnh Hồng Chuyên)

Ý ông nói, làm chủ Biển Đông là chế ngự thiên nhiên, bảo vệ chủ quyền chính đáng, ứng xử văn hóa với biển?
Muốn hiểu rõ vấn đề cần phải nói rộng thêm một chút, một đất nước có 3.500 km bờ biển nhưng thử hỏi cư dân ven biển ấy đã hình thành cho mình một nền văn hóa biển thật tốt hay chưa? Cái này thì tổ tiên của chúng ta ngày xưa đã từng biết làm nhiều việc nhưng mà bây giờ là phải lưu giữ văn hóa cổ truyền, phát triển nó đồng thời kế tục. Có cái văn hóa để giữ cho biển xanh, sạch. Riêng đối với phần để làm du lịch biển, cư dân ở xung quanh hiểu biết về biển kém thì du lịch biển không có gì cả. 
Nói thêm một chút, thử nghĩ xem dọc suốt 3.500 km bờ biển ấy, các trường học của chúng ta, các trường phổ thông đã dạy cho học sinh những gì về biển của đất nước, của quê hương?
Một quốc gia có hơn 3.500 cây số chiều dài bờ biển mà nền giáo dục không nghĩ đến việc giáo dục tâm thức biển, giáo dục những vấn đề biển cho học sinh vùng ven biển, cho con người vùng ven biển thì đó là một vấn đề cần đặt ra.
Tôi có một người bạn thân, ông là một luật gia hành nghề luật tư pháp mấy chục năm. Gần đây ông ngộ ra một điều những hiểu biết về biển, về chủ quyền biển, về luật pháp biển của ông rất ít. Đấy là một luật gia còn hiểu biết rất ít về luật biển thì những người dân sẽ thế nào?
Hay như, việc nghiên cứu biển thì bên Trung Quốc họ có hàng trăm luận văn tiến sỹ về Biển Đông của chúng ta. Còn ta thì gần như chưa thấy. 
Có một lần lên mạng, tôi bắt gặp một đề mục là luật án tiến sỹ về Biển Đông thì hóa ra là của một người nước ngoài. Tất nhiên, gần đây việc nghiên cứu biển chúng ta đã thực hiện như kinh tế biển, khoa học biển, văn hóa biển, nhưng vẫn đang khó khăn, hướng đi rất nhỏ nó không xứng tầm với quốc gia ven biển như Việt Nam. Về giá trị, về nguồn sinh thái, địa bàn mà chúng ta sống ở đây, giàu sang ở đây. Đó là cái mà chúng tôi mong muốn hướng tới.
(còn nữa)

Hồng Chuyên (thực hiện)

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !