“Kỳ phùng địch thủ” của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan là ai?

Theo BBC, sau cuộc đảo chính bất thành, Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến hành truy quét sâu rộng, từ giáo viên, thẩm phán, cán bộ công chức tới các binh sĩ trong quân đội. Những người này có điểm chung gì và ai mới là mục tiêu chủ chốt của Tổng thống Erdogan?

Thổ Nhĩ Kỳ đã ngay lập tức tiến hành các cuộc thanh trừng sau khi cuộc đảo chính thất bại. Đầu tiên là với các lực lượng an ninh, sau đó lan rộng đến toàn bộ bộ máy công chức nhà nước. Theo lời nhận xét của một nhà báo Thổ Nhĩ Kỳ đây là cuộc “đảo chính ngược”, một sự thanh lọc hệ thống, theo phong cách của một cuộc đảo chính.

Tổng thống Erdogan đã "quét sạch tất cả các cơ quan nhà nước". Mục tiêu của ông là "nhà nước song song" - phong trào của giáo sĩ Hồi giáo Fethullah Gulen, người đã sống lưu vong ở Mỹ từ năm 1999. Giáo sĩ này cũng bị Ankara cáo buộc là kẻ chủ mưu của cuộc đảo chính.

Không ai thực sự biết phong trào này sâu rộng thế nào, nhưng những tín đồ của ông Gulen bị nghi ngờ đã xâm nhập vào nhiều vị trí thân cận của ông Recep Tayyip Erdogan, bao gồm cố vấn quân sự cấp cao Ali Yazici và cố vấn không quân Erkan Kivrak.

“Kỳ phùng địch thủ” của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan là ai? - ảnh 1

Một người bị bắt sau cuộc đảo chính.

Theo các quan chức Ankara, “bè lũ Gulen” trong quân đội đã đứng đằng sau cuộc đảo chính. Ông Erdogan cũng cho biết, ông đã suýt bị ám sát hoặc bị bắt cóc.

Tuy nhiên, cuộc thanh trừng sâu rộng đến mức nhiều người cho rằng nó đã được lên kế hoạch từ trước. Số người bị ảnh hưởng nhiều tới mức không ai tin rằng tất cả đều là tín đồ của ông Gulen.

Hiện tại có:

7.500 binh sĩ bị giam giữ, bao gồm 85 tướng lĩnh và đô đốc.

8.000 cảnh sát bị cho thôi việc và 1.000 cảnh sát bị bắt.

3.000 thành viên của các cơ quan tư pháp, trong đó có 1.481 thẩm phán, buộc phải nghỉ việc.

15.200 viên chức trong ngành giáo dục bị mất việc.

21.000 giáo viên bị thu hồi giấy phép hành nghề

1.577 chủ nhiệm hay trưởng khoa đại học buộc phải từ chức.

1.500 nhân viên Bộ Tài chính bị cho nghỉ việc.

492 giáo sĩ, người thuyết giảng hay giáo viên về tôn giáo bị sa thải.

393 nhân viên chính sách xã hội bị sa thải.

257 nhân viên văn phòng Thủ tướng bị loại bỏ

100 quan chức tình báo bị đình chỉ công tác.

Theo danh sách trên, 5 ngày sau cuộc đảo chính bất thành, cuộc thanh trừng đã ảnh hưởng ít nhất 58.000 người.

Tại sao lại liên quan đến ngành giáo dục?

Ông Erdogan cũng như Đảng Công lý và Phát triển (AKP) rất quan tâm tới việc phát triển Hồi giáo ở Thổ Nhĩ Kỳ. Kể từ khi AKP lên nắm quyền vào năm 2002, giáo dục Hồi giáo phát triển mạnh tại các trung học và đại học của Thổ Nhĩ Kỳ.

Số lượng trẻ em được giáo dục trong các trường học tôn giáo tách biệt "Imam-Hatip" tăng vọt tới 90%. Ông đã nhiều lần bày tỏ mong muốn nuôi dưỡng một "thế hệ sùng đạo" và đã cải cách giáo dục nhà nước theo mục tiêu đó.

“Kỳ phùng địch thủ” của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan là ai? - ảnh 2

Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan

Bên cạnh đó, ông cũng nỗ lực để buộc các trường học do các tín đồ của ông Gulen điều hành ở bên ngoài Thổ Nhĩ Kỳ phải đóng cửa. Theo BBC, có 11 trường như vậy đã ngừng hoạt động ở Romania.

Việc nhiều giáo viên bị cho nghỉ việc có lẽ cũng nằm trong mục tiêu nuôi dưỡng “thế hệ sùng đạo” của ông Erdogan.

Tuy nhiên, vẫn chưa rõ tại sao các trưởng khoa tại các trường đại học bị nhắm mục tiêu. Nhiều quan chức cho hay, những người này không có khả năng liên quan đến ông Gulen. Một số cho rằng họ đang chuẩn bị đại cải tổ khoảng 300 trường đại học của Thổ Nhĩ Kỳ.

Tại sao quá nhiều công chức bị ảnh hưởng?

Năm 2010,  3227 người bị nghi gian lận vì giành điểm cao trong cuộc thi công nhân viên chức. Chính phủ cho rằng những người này là tín đồ của ông Gulen.

Do vậy, cuộc thanh trừng lần này có thể là nhằm loại bỏ những người đó.

Ngoài ra, một số người cho rằng, chính phủ đang muốn loại bỏ những người đối lập trong cộng đồng Alevi, hiện có 15 triệu người.

Đảng KP chủ yếu là một đảng Hồi giáo Sunni. Trong khi đó, Alevi có cả thành phần mâu thuẫn với Hồi giáo Sunni là Hồi giáo Shia. 

Ông Erdogan sẽ làm gì tiếp theo?

Rất nhiều người tỏ ra lo ngại về hành động tiếp theo của ông Erdogan.

Một số người so sánh cuộc truy quét lần này với cuộc đảo chính quân sự hồi tháng 9/1980, trong đó có 600.000 người bị giam giữ, một số người còn bị tử hình.

Mặc dù Ankara có thể sẽ không ban bố tình trạng thiết quân luật như năm 1980 bởi quân đội đang bị tổn hại nặng nề sau cuộc đảo chính bất thành, nhưng các biện pháp khẩn cấp có thể sẽ được áp dụng. Số người bị giam giữ mà không cần công bố tội danh có thể sẽ tiếp tục tăng. Việc sa thải công nhân viên công chức không cần sự chấp thuận của quốc hội nhiều khả năng sẽ tiếp diễn.

Có lẽ ông Erdogan sẽ không áp dụng lệnh giới nghiêm bởi nếu làm như vậy, những người ủng hộ ông không thể xuống phố hô hào vào ban đêm.

Cuối cùng, rất có khả năng, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ khôi phục lại án tử hình đã bị bãi bỏ từ 12 năm trước.

Vậy, ai là “kỳ phùng địch thủ” của ông Recep Tayyip Erdogan?

Ông Erdogan nhiều lần tuyên bố sẽ “nhổ tận gốc” những tín đồ của cựu đồng minh, giáo sĩ Hồi giáo Fethullah Gulen.

Fethullah Gulen có một số lượng lớn các tín đồ và những người này bị cáo buộc đứng đằng sau cuộc đảo chính. Nhiều thông tin cho hay, họ đã hiến tặng tới 20% thu nhập cho phong trào “nhà nước song song”. Họ cũng nắm giữ nhiều vị trí quan trọng ở mọi lĩnh vực trong xã hội Thổ Nhĩ Kỳ. Một số phương tiện truyền thông địa phương cho hay, một số tín đồ Gulen đã thú nhận tham gia vào cuộc đảo chính bất thành hôm 15/7.

Dù rất khó xác định ai là tín đồ của Gulen, nhưng Tổng thống Erdogan cáo buộc phong trào “nhà nước song song” đã thực hiện các cuộc chống tham nhũng nhằm vào con trai của một số bộ trưởng thân cận với ông hồi năm 2013.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo hãng tin BBC của Anh. BBC được thành lập năm 1922. BBC có các chương trình thông tin trên TV, trên đài phát thanh và trên Internet.

PHẠM KHÁNH (Lược dịch)

'Kẻ hủy diệt' BMPT Terminator chịu được cùng lúc 2 tên lửa chống tăng

Khung thân xe tăng T-90 khiến xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT Terminator có độ bền bỉ vượt trội.

'Kẻ hủy diệt' BMPT Terminator, lá chắn thép mới của lực lượng tăng thiết giáp Nga

Nga đã phát triển dòng xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT Terminator – một phương tiện kết hợp giữa hỏa lực mạnh, khả năng cơ động cao và công nghệ bảo vệ hiện đại, nhằm tối ưu hóa hiệu quả tác chiến trong môi trường đô thị và địa hình phức tạp.

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Đang cập nhật dữ liệu !