Kỷ nguyên khủng bố vẫn chưa kết thúc sau khi Mỹ rút khỏi Afghanistan
Theo Washington Post, trong bối cảnh Mỹ rút quân, Afghanistan có khả năng một lần nữa trở thành điểm nóng của khủng bố và nếu Washington “nhắm mắt làm ngơ”, sự kiện như 11/9 có thể lặp lại.
“Mỹ có thể ngăn chặn kết quả như vậy bằng cả các biện pháp quân sự và ngoại giao, thiết lập hợp tác và thương mại với các cường quốc trong khu vực”, Washington Post viết.
Mới đây, chính quyền ông Biden đã cử riêng Ngoại trưởng Antony Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin đến các quốc gia vùng Vịnh.
“Có lẽ, nhiệm vụ của họ là trấn an các đồng minh của Mỹ rằng bất chấp việc Washington rút khỏi Afghanistan và muốn tập trung vào các mối đe dọa từ Trung Quốc và Nga, thì Mỹ vẫn có ý định tôn trọng các nghĩa vụ trong việc chống khủng bố”, Washington Post cho biết.
Giữa lúc Mỹ hoàn tất những khâu sơ tán cuối cùng, Taliban lên kế hoạch công bố chính phủ mới, dự kiến diễn ra trong vài ngày tới. (Ảnh: AP) |
Có vẻ như chính quyền ông Biden đang dần nhận ra rằng cuộc di tản hỗn loạn khỏi Afghanistan vào đêm trước kỷ niệm 20 năm vụ tấn công 11/9 đã gửi đi một tín hiệu sai lệch: “cuộc chiến chống khủng bố” là một chương khép lại trong lịch sử Mỹ. Tuy nhiên, hai Bộ trưởng Blinken và Austin sẽ không chỉ bắt tay với các đồng nghiệp mà còn phải làm một điều gì đó nghiêm túc hơn, vì “kỷ nguyên khủng bố vẫn chưa kết thúc”. Hơn nữa, một giai đoạn mới và nguy hiểm hơn của kỷ nguyên này đã bắt đầu.
Bất chấp mọi sự đảm bảo của Taliban, Al-Qaeda vẫn tiếp tục duy trì mối quan hệ với các nhóm vũ trang. Đặc biệt, hồi tháng 5, Liên Hợp Quốc cho biết, “chống lại Al-Qaeda sẽ rất khó, nếu không muốn nói là không thể, khi không thể cắt đứt khỏi các đồng minh Taliban”.
Đồng thời, “Al-Qaeda không phải là nhóm khủng bố duy nhất trên lãnh thổ Afghanistan. Hiện tại, hoạt động tích cực nhất trong khu vực này là Nhà nước Hồi giáo ở Khorasan (được gọi là ISIS-Khorasan, IS-K hoặc ISIS-K), có thể thấy qua ví dụ về vụ khủng bố kinh hoàng ở sân bay Kabul hôm 26/8”.
Trong khi đó, Afghanistan với khả năng cao sẽ một lần nữa biến thành điểm nóng của khủng bố. Hơn nữa, ngay cả trước khi Taliban nắm chính quyền, nhiều nhóm cực đoan khác nhau đã được thành lập trên lãnh thổ của đất nước này. Theo ước tính của Liên Hợp Quốc, tổng số chiến binh nước ngoài ở Afghanistan là khoảng 8-10 nghìn người.
Theo Washington Post, ông Biden mới đây nhắc lại các cuộc tấn công nhằm vào các mục tiêu bằng máy bay không người lái và tên lửa hành trình nhưng đó là vào năm 2015. Khi đó, 63 cuộc không kích đã được yêu cầu để tấn công một doanh trại lớn của Al-Qaeda ở Afghanistan. Vì vậy, để tiêu diệt các căn cứ của khủng bố, bầu trời Afghanistan phải đầy ắp các thiết bị quân sự của Mỹ.
Kỷ nguyên khủng bố vẫn chưa kết thúc sau khi Mỹ rút khỏi Afghanistan. (Ảnh: AP) |
Tuy nhiên, việc Mỹ rút quân khỏi Afghanistan không mang lại hòa bình như trước. Tình hình hiện nay khác ở một khía cạnh quan trọng là Afghanistan không phải là quốc gia duy nhất trong khu vực bị các nhóm cực đoan thống trị. Đặc biệt, những kẻ khủng bố hoạt động ở nhiều mức độ khác nhau ở Libya, Somalia, Yemen, Syria, Lebanon và Iraq, gieo rắc bất ổn khắp nơi từ Bắc Phi đến Nam Á. Những nhóm này theo đuổi những mục tiêu khác nhau, nhưng thống nhất với nhau bởi một thứ là “chủ nghĩa chống Mỹ cuồng nhiệt”.
Hơn nữa, theo Washington Post, trong hoàn cảnh hiện nay, Mỹ hầu như không làm được gì, vì khi các nhóm này củng cố quyền lực thì Mỹ dường như đã thoái lui”.
Trong thập kỷ qua, Mỹ đã làm việc một cách có hệ thống để giảm bớt ảnh hưởng của mình ở hầu hết các điểm nóng trong khu vực. Mỹ đã đóng cửa đại sứ quán ở một số quốc gia, bao gồm Libya, Yemen, Syria và Afghanistan. Đồng thời, Washington hiện cũng không thể kiểm soát các đồng minh danh nghĩa ở Thổ Nhĩ Kỳ, Ả Rập Xê-út và Pakistan.
“Mặc dù ông Biden tuyên bố rằng, ông tìm cách định hướng lại thế lực của Mỹ để chống lại các mối đe dọa từ Nga và Trung Quốc, nhưng việc Washington rút quân khỏi Afghanistan rõ ràng là thất bại”, Washington Post viết.
Washington Post nhận định, “cách duy nhất để khắc phục tình hình là khẩn trương quay trở lại hiện diện quân sự trong khu vực. Các cuộc đột kích của lực lượng đặc biệt và các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống khủng bố, nhưng thất bại của Mỹ ở Afghanistan đã chứng minh rõ ràng rằng không có giải pháp quân sự thuần túy”.
“Bộ công cụ chống khủng bố của Mỹ được trang bị một số loại vũ khí chưa được sử dụng đầy đủ có thể được kết hợp với những biện pháp ngoại giao, các chương trình hỗ trợ phát triển, tình báo, thực thi pháp luật và thương mại. Những công cụ này không chỉ nên được sử dụng để hỗ trợ các đồng minh của Mỹ, mà còn để củng cố sự ổn định và thúc đẩy giải quyết chính trị các xung đột khác nhau”, Washington Post nhấn mạnh.
Ông Zelensky rời Washington gần như ‘trắng tay’
Theo nhà báo Mark Episkopos của tạp chí National Interest, Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky đã không đạt được mục tiêu của mình ở Mỹ và về nước gần như “trắng tay”.
Thanh Bình (lược dịch)