Cuộc di cư khủng khiếp nhất lịch sử của Afghanistan

Làn sóng di cư mới hình thành sau khi Taliban lên nắm quyền ở Afghanistan, khiến nhiều người dân ở quốc gia Nam Á bỏ chạy sang các nước láng giềng và tới “miền đất hứa” châu Âu.

Dòng người tị nạn rời bỏ Afghanistan đang tạo ra thách thức mới cho các nước Liên minh châu Âu (EU) khi khối này chưa sẵn sàng tiếp nhận một làn sóng tị nạn mới sau cuộc khủng hoảng di cư năm 2015. EU kêu gọi tăng cường giúp các nước láng giềng của Afghanistan để ngăn dòng người di cư tiếp tục tràn vào châu Âu, tránh cho “lục địa già” bị tái diễn một kịch bản xấu.

{keywords}
Lầu Năm Góc thông báo quân đội Mỹ đã hoàn tất kế hoạch rút khỏi Afghanistan ngày 30/8, kết thúc cuộc chiến kéo dài 20 năm tại quốc gia Tây Nam Á này.
{keywords}
Tuy nhiên, khi mà hoạt động sơ tán quân đội Mỹ vừa “hạ nhiệt”, cũng là lúc Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn (UNHCR) bày tỏ những lo ngại về nguy cơ từ cuộc khủng hoảng di cư.
{keywords}
Theo UNHCR, tại Iran và Pakistan đang có 2,2 triệu người Afghanistan tị nạn. Người đứng đầu UNHCR Filippo Grandi kêu gọi các nước láng giềng với Afghanistan mở cửa biên giới cũng như các nước khác chia sẻ trách nhiệm nhân đạo với những “người hàng xóm” của Afghanistan.
{keywords}
UNHCR cho biết, từ đầu năm tới nay có khoảng 400.000 người Afghanistan đã buộc phải rời bỏ nhà cửa. Đại diện của UNHCR tại Afghanistan Caroline Van Buren cho hay, hằng tuần có khoảng 20.000 đến 30.000 người rời khỏi đất nước.
{keywords}
Các quốc gia Liên minh châu Âu lo ngại việc tiếp quản của Taliban ở Afghanistan có thể kích hoạt một cuộc khủng hoảng giống như năm 2015-2016, khi hơn một triệu người di cư đến EU từ các nước Trung Đông, khiến hệ thống an ninh, phúc lợi xã hội người dân không được đảm bảo.
{keywords}
Ưu tiên của EU lúc này là đảm bảo cho những người cần được bảo vệ quốc tế có thể được tiếp nhận “trong khu vực”, nghĩa là ở các nước láng giềng của Afghanistan như Pakistan, nhằm tránh dòng người di cư bất hợp pháp quy mô lớn đến EU.
{keywords}
Khả năng tiếp nhận người tị nạn Afghanistan của châu Âu là có giới hạn. Do đó, cần có sự hợp tác mạnh mẽ, đặc biệt với sự tham gia nhiều hơn nữa của các nước láng giềng. EU sẽ hỗ trợ tài chính cho các quốc gia này.
{keywords}
Ủy ban cứu hộ quốc tế ước tính, EU cần phải thiết lập một cơ chế tái định cư mới để có thể tiếp nhận ít nhất 30.000 người Afghanistan trong vòng 12 tháng tới. Vấn đề mà tất cả các nước châu Âu nhất trí hướng tới là phải bằng mọi giá đảm bảo cuộc khủng hoảng Afghanistan không gây nguy cơ an ninh cho người dân EU.
{keywords}
Để chia sẻ gánh nặng đón tiếp người di cư đang đặt lên vai những quốc gia láng giềng của Afghanistan và giảm bớt nguy cơ khủng hoảng nhân đạo, Liên Hợp Quốc đang rất cần tinh thần sẵn sàng “chia lửa” của các quốc gia nêu trên.
{keywords}
Tuy nhiên, về lâu dài, cách tốt nhất để cộng đồng quốc tế ngăn chặn khủng hoảng nhân đạo ở Afghanistan là giúp quốc gia này tái thiết, từng bước hội nhập quốc tế, xây dựng đất nước hòa bình, ổn định và phát triển.
Lực lượng đặc nhiệm Anh ‘chạy trốn’ khỏi Afghanistan trong trang phục phụ nữ

Lực lượng đặc nhiệm Anh ‘chạy trốn’ khỏi Afghanistan trong trang phục phụ nữ

Daily Express đưa tin, để tránh khỏi sự kiểm soát của các chiến binh Taliban lực lượng đặc nhiệm SAS của Anh đã chạy trốn khỏi Afghanistan bằng cách cải trang thành phụ nữ.

Thanh Bình (lược dịch)

Chủ tịch TP.HCM: Rút ngắn ít nhất 30% thời gian giải quyết hồ sơ dự án đầu tư công

Để thúc đẩy giải ngân đầu tư công, Chủ tịch UBND TP.HCM yêu cầu các sở, ngành, UBND TP. Thủ Đức và các quận/huyện phấn đấu rút ngắn ít nhất 30% thời gian giải quyết các thủ tục hồ sơ thẩm định.

Chuyên gia chỉ mối lo của bất động sản Trung Quốc dù thị trường ấm lên

Sau nhiều biện pháp quyết liệt "giải cứu" thị trường bất động sản, đã có những dấu hiệu cho thấy lĩnh vực này tại Trung Quốc "tan băng".

Chân dung nữ tỷ phú kế nghiệp đế chế bất động sản

Nữ tỷ phú chính thức toàn quyền điều hành đế chế bất động sản sau khi người cha tuyên bố từ chức.

Cô gái 29 tuổi bị truy tố vì giả làm thiếu nữ 16 tuổi để học lại cấp ba

Nhà chức trách New Jersey, Mỹ đã truy tố một cô gái 29 tuổi giả dạng làm thiếu nữ 16 tuổi để nhập học tại một trường phổ thông trung học của bang.

Ít nhất 14 người bị khoai tây đè chết ở Ấn Độ

Ít nhất 14 người thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương sau khi các bao tải khoai tây cực lớn làm sập trần một nhà kho ở quận Sambhal, bang Uttar Pradesh, phía bắc Ấn Độ.

Hình ảnh bão bụi tấn công thủ đô Bắc Kinh, miền bắc Trung Quốc

Một trận bão bụi nghiêm trọng đang càn quét thủ đô Bắc Kinh và các tỉnh miền bắc Trung Quốc, bao phủ khu vực này trong những đám mây bụi màu cam dày đặc và khiến ô nhiễm không khí tăng vọt đến mức nguy hiểm.

Tòa án xét xử vụ kiện ông Trump bị dọa đánh bom

Tòa án ở Manhattan thuộc bang New York, Mỹ đã nhận được cuộc gọi dọa đánh bom ngay khi chuẩn bị phiên điều trần về vụ kiện 250 triệu USD chống lại ông Trump.

Hơn chục thỏa thuận được ký kết trong cuộc họp của hai nhà lãnh đạo Nga – Trung

Hai nhà lãnh đạo Nga – Trung nhấn mạnh những thỏa thuận được hai bên ký kết nhằm tăng cường quan hệ thương mại, và phát triển thế giới đa cực.

Kiện vợ cũ ra tòa vì bị giấu chuyện trúng xổ số trước khi ly hôn

Một người đàn ông Thái Lan đã kiện vợ cũ ra tòa với cáo buộc cô đã che giấu chuyện trúng xổ số trước khi tuyên bố chia tay anh qua điện thoại và cưới người khác.

'Mánh' tiếp viên hàng không Mỹ lợi dụng đặc quyền để buôn lậu ma túy

Tiếp viên hàng không của Mỹ thường được ưu tiên đi qua cổng an ninh mà không cần soi chiếu, nhưng nhiều người đã lợi dụng đặc quyền này để lén lút vận chuyển ma tuy và chất cấm.

Đang cập nhật dữ liệu !