Kiên Giang định hướng phát triển kinh tế biển đến năm 2020

Là tỉnh có tiềm năng về khai thác thuỷ sản lớn nhất khu vực đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh Kiên Giang đã đề ra định hướng phát triển kinh tế biển giai đoạn 2014 – 2020 với nhiều khâu đột phá trong chiến lược.

Để đưa kinh tế biển trở thành thế mạnh của tỉnh Kiên Giang, ông Phạm Vũ Hồng, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang cho biết, từ năm 2014, Uỷ ban Nhân dân tỉnh đã ban hành kế hoạch số 107 về thực hiện chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2020. Trong các quy hoạch phát triển, nhất là kế hoạch chiến lược phát triển kinh tế biển gắn với quốc phòng an ninh, mong muốn đưa Kiên Giang trở thành tỉnh mạnh về kinh tế, vững về quốc phòng - an ninh.

Bên cạnh những giải pháp của các ban ngành trong tỉnh thực hiện,  Kiên Giang còn tăng cường hợp tác với một số nước trong khu vực để quản lý, khai thác nguồn lợi hải sản. Đồng thời, tỉnh Kiên Giang triển khai các dự án phát triển đội nghề cá công nghệ cao; xây dựng hệ thống cảng, khu chợ cá và các hạng mục cơ sở hạ tầng phục vụ thủy sản trên địa bàn tỉnh.

Theo Đại tá Đàm Kiến Thức, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Kiên Giang, tỉnh hiện có trên 143 hòn đảo nằm rải rác tạo thành 5 quần đảo, trong đó có 43 đảo đã có dân sinh sống. Đây chính là điều kiện để phát triển kinh tế biển đảo; đồng thời từ vùng biển đảo, khẳng định chủ quyền lãnh thổ.

Tuy nhiên, với diện tích rộng lớn như trên, theo Đại tá Đàm Kiến Thức, việc bảo vệ an ninh vùng biển luôn là thách thức đối với các cơ quan chức năng. Chính vì thế, trong thế trận quốc phòng toàn dân, bên cạnh biên giới trên bộ, vùng biển cũng được tỉnh Kiên Giang đặc biệt quan tâm.

Kiên Giang định hướng phát triển kinh tế biển giai đoạn 2014 - 2020. (Ảnh: TTXVN)

Đối với việc khai thác và nuôi trồng thủy sản thực sự mang lại hiệu quả, nhiều ý kiến cho rằng, thời gian tới, Kiên Giang cần tổ chức lại sản xuất trên biển đảo, chú trọng khai thác xa bờ, hạn chế đánh bắt tận diệt; nhanh chóng thành lập các tập đoàn thủy sản mạnh, có đủ lực để đánh bắt ở vùng biển quốc tế, vừa đảm bảo phát triển kinh tế, vừa làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền Tổ quốc.

Đồng thời, tỉnh Kiên Giang cần có quy hoạch tổng thể hoạt động kinh tế biển, đẩy mạnh đánh giá trữ lượng, điều tra sản lượng nguồn lợi thủy sản; quy hoạch vùng nguyên liệu cho các cơ sở chế biến để đánh bắt hợp lý. Song song đó, từng bước đưa kinh tế biển tiến xa hơn, Kiên Giang cần nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở các đảo có dân sinh sống… Đây là những nền tảng để Kiên Giang vừa khai thác tốt tiềm năng từ biển, vừa thực hiện tốt nhiệm vụ giữ vững chủ quyền biên giới.

Tỉnh Kiên Giang có đường biên giới trên bộ dài hơn 56km, vùng biển tỉnh này còn tiếp giáp với nhiều nước như: Malaysia, Thái Lan, Campuchia… thuận lợi cho việc giao lưu hàng hóa của tỉnh nói riêng và của Việt Nam nói chung với các quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á.

Bên cạnh đó, với ngư trường rộng trên 63.000km2, vùng biển Kiên Giang có nguồn lợi khai thác và nuôi trồng thủy sản khá lớn. Đến cuối năm 2016, toàn tỉnh có 10.556 chiếc tàu với tổng công suất hơn 2,3 triệu CV, trong đó gần 300 tàu dịch vụ hậu cần nghề cá. Sản lượng khai thác hải sản tăng bình quân 5,24%/năm, nếu như năm 2006 đạt 314.000 tấn đã tăng lên hơn 519.000 tấn năm 2016. Diện tích nuôi trồng trên biển của tỉnh đạt 2.200ha, sản lượng gần 200.000 tấn; kim ngạch xuất khẩu thủy sản hằng năm đạt trên 147 triệu USD.

Trong năm 2017, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Kiên Giang đã có kế hoạch tăng cường công tác tuyên truyền biển - đảo sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân gồm: Chương trình hành động của Tỉnh ủy Kiên Giang triển khai thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng về “Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020”.

Kế hoạch của UBND tỉnh Kiên Giang về thực hiện Quyết định số 373/QĐ/TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển và hải đảo Việt Nam”.

Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến những kiến thức cơ bản các văn bản pháp lý về biển - đảo của Đảng, Nhà nước; những cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với các đảo, quần đảo; khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam.

Tuyên truyền những hành động hiện thực hóa “đường lưỡi bò” và “con đường tơ lụa” mới trên biển; hoạt động xây dựng đảo, các công trình quân sự, dân dụng trái phép trên biển Đông… là tạo những diễn biến bất ổn, phức tạp mới, tiềm ẩn nhiều yếu tố bất trắc, khó lường đe dọa hòa bình thế giới, an ninh khu vực.

Đẩy mạnh giáo dục sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân, học sinh, sinh viên tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, nâng cao ý thức đấu tranh bảo vệ, giữ gìn chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Nhân rộng các điển hình tiên tiến, nhân tố mới trong phát triển kinh tế, an sinh xã hội, giữ gìn an ninh, chủ quyền các vùng biển - đảo; đấu tranh phản bác mọi luận điệu xuyên tạc của các thế lực cơ hội, thù địch về chủ quyền biển - đảo Việt Nam.

Tiếp tục tổ chức triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý.” Tích cực hưởng ứng các hoạt động về biển - đảo của quốc gia năm 2016. Triển khai thực hiện hiệu quả chương trình phối hợp với Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Cảnh sát Biển… về công tác tuyên truyền biển - đảo. Tuyên truyền triển khai các dự án đầu tư, phát triển kinh tế biển như: giao thông, cảng biển, nuôi trồng và chế biến thủy sản, du lịch…

Phương Nam

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !