Kiểm soát tàu cá, triển khai nhiều giải pháp chống khai thác IUU tại Thừa Thiên – Huế

Hàng trăm tàu cá ở Thừa Thiên – Huế đã lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, cập nhật lên hệ thống dữ liệu tàu cá quốc gia theo quy định và chưa có trường hợp vi phạm đánh cá trái phép ở vùng biển nước ngoài.

Tỉnh Thừa Thiên - Huế có bờ biển dài 128 km với tổng diện tích vùng biển khoảng 20.000 km2 và có 5 cửa biển gồm cửa biển Thuận An, Tư Hiền, Kiểng, Bình An, Lăng Cô nên có điều kiện thuận lợi cho tàu cá neo đậu, bốc dỡ hải sản.

Sau 5 năm nước ta bị cảnh báo “thẻ vàng” từ Ủy ban Châu Âu (EC), công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU) tại tỉnh Thừa Thiên – Huế đã có những chuyển biến tích cực do được triển khai nhiều giải pháp có hiệu quả.

Ngư dân Thừa Thiên – Huế bốc dỡ hải sản ở cảng cá Thuận An (TP Huế).

Theo Sở NN&PTNT tỉnh Thừa Thiên – Huế, địa phương hiện có 674 tàu cá có đăng ký, trong đó tàu cá xa bờ có chiều dài từ 15m trở lên là 431 chiếc (có 14 chiếc từ 24m trở lên), tàu từ 12 đến dưới 15m là 159 chiếc và tàu từ 6 đến dưới 12m là 37 chiếc. Trên hệ thống dữ liệu tàu cá quốc gia (VNFISHBASE), 613 tàu cá của tỉnh Thừa Thiên - Huế đã đăng ký, thường xuyên cập nhật lên hệ thống và đang có 61 chiếc sẽ cập nhật lên hệ thống trong tháng 12/2022.

Bên cạnh đó, toàn tỉnh có 417 tàu cá lắp thiết bị giám sát hành trình (VMS) trong tổng số 417 tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên bắt buộc phải lắp đặt, đạt 100% theo quy định. Ngư trường khai thác hải sản của ngư dân tỉnh Thừa Thiên - Huế hoạt động chủ yếu từ vĩ tuyến 140 Bắc đến vịnh Bắc Bộ và ranh giới ngoài của vùng biển Việt Nam đạt 10.648 lượt ngày/tàu (tăng 2,6 lần so với năm 2021).

Lực lượng lao động khai thác hải sản xa bờ toàn tỉnh Thừa Thiên – Huế có khoảng 5.000 lao động và ngư dân mua về thêm 21 tàu đánh bắt xa bờ. Trong năm 2022, tổng sản lượng thủy sản ước đạt 60.215 tấn (tăng 2,62% so với năm 2021) và sản lượng khai thác thủy sản đạt 41.000 tấn (tăng 1,8%), trong đó khai thác biển đạt 37.000 tấn và khai thác nội địa 3.987 tấn.

Nhiều loài hải sản được các tàu cá đánh bắt từ vùng biển xa bờ.

Theo ghi nhận của PV Infonet tại cảng cá Thuận An (TP Huế), mỗi ngày có hàng chục tàu cá đánh bắt xa bờ, gần bờ nối đuôi nhau vào cảng cá tiêu thụ hải sản đúng theo quy định.

“Tàu cá của tôi không chỉ lắp đặt đầy đủ các thiết bị theo quy định và cập nhật liên tục lên hệ thống dữ liệu tàu cá quốc gia để cơ quan quản lý Nhà nước được biết mà còn sơn dấu trên tàu để xác định địa phương” – chủ tàu cá mang số hiệu TH91952TS cho biết.

Ông Trần Văn Hải – Hội trưởng Chi hội dịch vụ hậu cần nghề cá Thuận An (TP Huế) cho biết, Chi hội có hơn 50 chiếc tàu chuyên đi thu mua, đánh bắt trên vùng biển xa bờ và đều lắp đặt các thiết bị đầy đủ, tuân thủ theo quy định của Luật Thủy sản. Đến nay, Chi hội chưa có tàu cá nào vi phạm pháp luật.

Đội tàu cá của Chi hội dịch vụ hậu cần nghề cá Thuận An (TP Huế) neo đậu gần bờ.

Theo Chi cục Thủy sản tỉnh Thừa Thiên – Huế (Sở NN&PTNT Thừa Thiên – Huế), từ khi Luật Thuỷ sản năm 2017 và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn có hiệu lực và được sự chỉ đạo chuyên môn của Bộ NN&PTNT thì hầu hết chủ tàu cá xa bờ chấp hành chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước như lắp đặt thiết bị VMS, sơn dấu nhận biết tàu cá, cập cảng được chỉ định để bốc dỡ hàng hóa đúng quy định, hoạt động khai thác đúng nghề, đúng tuyến.... góp phần khắc phục “thẻ vàng” của EC.

Cũng theo lãnh đạo Sở NN&PTNT Thừa Thiên – Huế thông tin, việc kiểm tra, giám sát các tàu cá và sản lượng bốc dỡ qua cảng cũng được làm nghiêm. Tại Văn phòng Đại diện Kiểm soát nghề cá ở Cảng cá Thuận An (TP Huế), lực lượng chức năng đảm bảo vận hành, phân công cán bộ trực 24/7 theo yêu cầu. Cụ thể, từ đầu năm đến 25/11/2022, có 8.454 lượt tàu cá rời cảng và 9.380 lượt tàu cá cập cảng ở Thừa Thiên – Huế, giám sát sản lượng thủy sản khai thác qua cảng theo quy trình, quy định đạt 100%.

Trong năm 2022, tại vùng biển Thừa Thiên Huế, các lực lượng thực thi pháp luật đã tổ chức hơn 50 đợt tuần tra, kiểm tra tàu cá để tuyên truyền, phòng chống và ngăn chặn các tàu cá khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định.

Hà Oai

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !