Nỗi lo nhân viên y tế stress trong đại dịch
Trong đợt dịch bệnh thứ 4 này, cán bộ, nhân viên y tế phải đối mặt với nguy cơ lây nhiễm do cường độ làm việc cao, tiếp xúc nhiều bệnh nhân nặng, nên không ít người đã rơi vào stress.
Hành trình 20 ngày 'chiến đấu' với tử thần của nữ điều dưỡng mắc Covid-19 dài như 20 năm
Nữ điều dưỡng tại Hóc Môn không may nhiễm Covid-19 nguy kịch, chị được chuyển đến bệnh viện ngay trong đêm, nguy cơ tử vong cận kề. 20 ngày hồi sức tích cực, chị T. tưởng chừng dài như 20 năm.
Cảm giác bất lực
Một bác sĩ đang tham gia công tác chống dịch tại miền Nam tâm sự “hơn 2 tháng qua, tôi đã phải chứng kiến tình trạng choáng váng của các nhà quản lý. Bệnh nhân tử vong liên tục hoặc nặng mà không còn giường tiếp nhận, nhiều bác sĩ, điều dưỡng về khóc suốt đêm để rồi sáng mai mang gương mặt đờ đẫn vào làm việc như một cỗ máy vô tri. Khi nhân viên y tế phó mặc không còn quan tâm đến bản thân mình nữa thì lúc đó là nguy cơ cao độ”.
Không chỉ phải đối mặt với lây nhiễm, y bác sĩ còn chịu áp lực nặng nề khi phải làm việc gấp đôi, gấp ba so với bình thường.
Thạc sĩ Trương Nguyễn Xuân Quỳnh – Nghiên cứu sinh tại đại học Boston Hoa Kỳ cho biết, dịch Covid-19 ảnh hưởng tới tâm lý của nhân viên y tế rất nhiều. Bản thân chị Quỳnh cũng có thời gian bị ám ảnh, sợ hãi. Khi đứng trước bệnh nhân Covid-19 chị cũng lo, cũng sợ mình sẽ lây nhiễm. Ai cũng sợ lây nhiễm ảnh hưởng tới gia đình mình, đồng nghiệp mình.
Thực tế, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nhân viên y tế bị kiệt sức cả về thể lực và tinh thần. Đầu tiên, họ sẽ rơi vào trạng thái lo âu. Lo âu dịch bệnh mới, lo âu mình có chăm sóc bệnh nhân tốt không.
Làm việc trong môi trường đại dịch là trải nghiệm, có nguy cơ phơi nhiễm, sang chấn tâm lý liên quan với Covid-19. Ngoài ra, khi nhân viên y tế phải chứng kiến người bệnh, người mình quan tâm ra đi trong đại dịch, nhân viên y tế sẽ có thể chịu đựng những mất mát tinh thần, ám ảnh, đau lòng. Có những người sẽ tự trách mình không cứu được người bệnh, bất lực trước sự ra đi của họ.
Nhân viên y tế chăm sóc người bệnh tại TP.HCM. |
Thạc sĩ Quỳnh cho biết, thời điểm trước đó ở Mỹ, dù chấp nhận giới hạn của y khoa nhưng nhân viên y tế cũng rất đau lòng. Cảm giác bất lực đó đã gây nên căng thẳng. Và chắc chắn, hiện tại nhân viên y tế ở nước ta cũng có những đồng nghiệp đang phải trải qua những ảnh hưởng tâm lý như vậy. Khi làm việc với tâm trạng căng thẳng, lo âu, mất mát họ thường có cảm giác mệt mỏi, thiếu ngủ, đặc biệt đó là nhân viên y tế cảm thấy không có động lực làm việc.
ThS. BS Nguyễn Minh Mẫn - Trưởng Đơn vị tâm lý lâm sàng, Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM, cũng cho rằng các nghiên cứu chỉ ra rằng nhân viên y tế cũng bị ảnh hưởng rất lớn trong đại dịch. Bệnh nhân tử vong không chỉ là nỗi đau của người nhà, người thân mà còn là của cả nhân viên y tế. Những ca thập tử nhất sinh có thể qua được đó là niềm vui của cả ekip nhân viên y tế; những trường hợp bệnh nhân tử vong sẽ là ám ảnh rất lớn đối với nhân viên y tế.
Đây là những điều hết sức tự nhiên, ai đứng trước tình trạng này đều sẽ đau lòng. Nhưng nếu nhân viên y tế suy sụp trong giai đoạn này sẽ ảnh hưởng đến những bệnh nhân khác, những bệnh nhân đang chờ mình.
Do đó dù cho có nỗi đau nào đi chăng nữa thì nhân viên y tế cũng sẽ gắng gượng để đi tiếp, đối diện những khó khăn... Nếu để lâu dần những nỗi đau này sẽ thành "độc tố" với cuộc sống của nhân viên y tế; cần có những biện pháp để giải tỏa những nổi đau này.
Làm gì để giải toả căng thẳng
Khi nhân viên y tế cảm thấy stress diễn tiến qua 3 giai đoạn: báo động, ứng phó, kiệt sức. Ví dụ như đối với nhân viên y tế trong giai đoạn báo động là người nhân viên y tế làm việc nhiều hơn thông thường (ráng làm hơn một chút,...), khi sự ứng phó này ở một mức nhất định sẽ gây nên tình trạng kiệt quệ, suy sụp.
Mọi người sẽ thấy rằng sau giai đoạn ứng phó sẽ tới giai đoạn kiệt sức; những sự ảnh hưởng của căng thẳng stress trong giai đoạn này sẽ có thể kéo dài trong nhiều năm với các vấn đề như rối loạn lo âu, sợ hãi, trầm cảm....
Thạc sĩ Quỳnh cho biết, dù là đại dịch, bệnh nhân rất cần nhân viên y tế nhưng để giảm căng thẳng, stress, nhân viên y tế cũng cần nghỉ ngơi, cố gắng tận dụng thời gian nghỉ ngơi để giúp cơ thể ở trạng thái cân bằng. Giấc ngủ rất quan trọng, nếu thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng tâm trạng, khả năng ứng phó với công việc.
Các biện pháp như nuông chiều bản thân - mua món đồ mình thích, chăm sóc sức khoẻ thể chất, ăn uống đủ bữa, cố gắng tập thể dục 15 phút mỗi ngày, duy trì lịch sinh hoạt của mình cũng giúp họ vững vàng hơn.
Điều quan trọng, thạc sĩ Quỳnh cho biết, nhân viên y tế phải biết chấp nhận rằng có những giới hạn của y học, có những thứ không thể giúp được người bệnh. Không nên tự trách bản thân mình mà tìm ra điều tích cực trong công việc. Chia sẻ cảm xúc của mình với người thân, bạn bè, đồng nghiệp của mình.
Rối loạn cảm xúc, stress vì giãn cách dài ngày trong đại dịch
Thời gian giãn cách xã hội kéo dài, bạn cần có suy nghĩ tích cực, kiềm chế cảm xúc nếu không dễ bùng nổ các cuộc xung đột trong gia đình, ảnh hưởng tới sức khoẻ tâm thần lâu dài.
K.Chi