Chuyên gia BV Bạch Mai: 'Cần phân loại phòng hộ cho nhân viên y tế theo vùng xanh, vàng, đỏ'
PGS Trương Anh Thư – Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh viện Bạch Mai, cho rằng cần phân loại phòng hộ cho nhân viên y tế để tránh tình trạng vùng đỏ không có, vùng xanh lại dùng khẩu trang N95.
TP.HCM tiêm trộn vắc xin Pfizer cho người tiêm Moderna mũi 1: Đơn vị tiêm chủng nói gì?
Hiện TP.HCM đã hết vắc xin Moderna nên Sở Y tế hướng dẫn các đơn vị tiêm chủng có thể lựa chọn vắc xin phù hợp để tiêm cho người đã tiêm mũi 1 Moderna.
Cần phân loại phòng hộ
PGS Thư cùng các đồng nghiệp đang tham gia vận hành Trung tâm Hồi sức Covid-19 của BV Bạch Mai tại BV dã chiến số 16.
PGS Thư cho biết, hiện nay bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, số ca mắc và tử vong chưa có dấu hiệu dừng lại. Trước tình hình diễn biến như vậy thì nhân viên y tế là lực lượng cuối cùng để phòng ngừa, kiểm soát dịch bệnh. Vì vậy, nhân viên y tế cần phải bảo vệ chính mình. Nếu nhân viên y tế không bảo vệ được chính mình thì không thể nói tới việc có thể bảo vệ bệnh nhân của mình.
Bản thân PGS Thư và các đồng nghiệp dù đã có kinh nghiệm triển khai bệnh viện dã chiến từ nhiều lần dịch trước nhưng khi vào triển khai chuẩn bị cho bệnh viện dã chiến số 16 tại TP.HCM với số bệnh nhân quá lớn, yêu cầu thời gian gấp rút, nhanh chóng giảm số lượng bệnh nhân tử vong. Khi đó, áp lực của nhân viên y tế cũng rất nặng nề.
Khi đó chưa có ngay phương tiện, ngay kể cả nhân lực đáp ứng công việc chưa có, trong hoàn cảnh đó, PGS Thư cho biết để triển khai phải có 3 điều kiện: có hình thức đào tạo phù hợp, có sự phân công trách nhiễm rõ ràng song song với đó phải có biện pháp sử dụng phòng hộ thích hợp để giảm nguy cơ lây nhiễm cho nhân viên y tế trong bệnh viện.
Hiện nay, các quy định bảo hộ cho nhân viên y tế đã có nhưng PGS Thư cho rằng quy trình càng ngắn gọn càng tốt, phương tiện phòng hộ cần có chỉ định rõ ràng sử dụng như thế nào. Ví dụ cần phân vùng xanh, đỏ, vàng với các mức độ nguy cơ khác nhau để chỉ định sử dụng phòng hộ cá nhân phù hợp nhất.
Theo PGS Thư, không phải lúc nào nhân viên y tế cũng sử dụng khẩu trang N95, lúc nào cũng cần sử dụng bộ phương tiện phòng hộ cá nhân cao nhất. Điều đó gây lãng phí, tốn kém và ảnh hưởng tới sức khoẻ của nhân viên y tế khi mặc nó làm việc trong thời gian dài.
Lấy mẫu cho người dân tại Củ Chi, TP.HCM. |
Dịch Covid-19 còn kéo dài, bác sĩ Thư cho biết, nếu không có kế hoạch sử dụng bảo hộ phù hợp thì dù có tiền cũng không thể mua được phương tiện phòng hộ chuẩn, đặc biệt là khẩu trang N95. Nếu không chỉ định rõ ràng thì không kiểm soát được nguy cơ thiếu khẩu trang, khu vực nguy cơ cao thì không có khẩu trang N95, còn khu vực nguy cơ thấp lại sử dụng khẩu trang N95.
PGS Nguyễn Trường Sơn: 'Cần điều chỉnh chế độ cho nhân viên y tế chống dịch'
Theo PGS Nguyễn Trường Sơn thấu hiểu được sự vất vả của đội ngũ y bác sĩ đang hoạt động tại tâm dịch nên đã đề nghị Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch COVID-19 của TPHCM đề nghị tăng cường hỗ trợ cho lực lượng nhân viên y tế.
Khi lấy mẫu chỉ cần đảm bảo vùng mặt
PGS Thư cho biết, đối với nhân viên y tế khi lấy mẫu xét nghiệm cho bệnh nhân Covid-19 đây cũng là thủ thuật nguy cơ tạo ra các giọt khí dung, thủ thuật có nguy cơ lây nhiễm cho nhân viên y tế.
Virus lây qua hô hấp, virus có trong dịch tiết của người bệnh vì vậy khi lấy mẫu thì nhân viên y tế phải đảm bảo làm sao bảo vệ được vị trí nhạy cảm nhất như mũi, mắt, miệng, bảo vệ đường hô hấp của nhân viên y tế. Vì vậy, người lấy mẫu phải sử dụng tấm che mặt, khẩu trang N95, nhân viên phải mặc quần áo bảo hộ.
Việc mặc quần áo bảo hộ cấp 3, cấp 4 khi lấy mẫu, PGS Thư cho rằng, cần xem xét lại, quan trọng nhất là bảo vệ đường hô hấp của nhân viên y tế. Với thời tiết nắng bức nhân viên y tế lấy mẫu ngoài cộng đồng không cần vì nếu mặc bảo hộ cấp 3, cấp 4 dày, bí thì nhân viên y tế có thể bị sốc nhiệt, kiệt sức, thậm chí ngất trong quá trình lấy mẫu cho bệnh nhân.
Hiện nay, bộ trang phục phòng hộ chia làm 4 cấp độ, với nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm vẫn yêu cầu mặc bảo hộ cấp 3 không cần thiết, nhân viên y tế mặc quần áo bảo hộ như vậy làm việc không thoải mái ngoài điều kiện thời tiết nắng bức, không đảm bảo sức khoẻ cho nhân viên y tế trong quá trình làm việc.
Trong quá trình lấy mẫu, nhân viên y tế chỉ cần tuân thủ khẩu trang, kính che giọt bắn đúng tiêu chuẩn, còn quần áo trang phục chỉ cần áo choàng dài, có chất liệu chống thấm để giảm nóng cho nhân viên y tế, họ cũng dễ dàng thao tác khi thực hiện lấy mẫu trên người bệnh.
Thực tế, mặc áo choàng để tránh tình trạng giọt bắn, chất tiết của người bệnh dây lên quần áo của nhân viên y tế. Còn khu vực thân mình virus khó xâm nhập vào cơ thể hơn. Tuân thủ khẩu trang, kính che giọt bắn và việc thu gom rác thải cũng phải đảm bảo đúng quy định, phân loại bàn giao đúng quy trình sẽ giảm nguy cơ lây chéo khi lấy mẫu ở cộng đồng.
Từng nhiễm Covid-19 ở Nga 11 tháng trước, vì sao về Việt Nam vẫn mắc?
Trường hợp mới phát hiện dương tính Covid-19, dù trước đó đã từng nhiễm bệnh ở Nga, có 2 khả năng xảy ra: tái nhiễm và bài xuất vi rút chậm, nhưng khả năng cao là tái nhiễm.
K.Chi