Bác sĩ 'già' ngày đêm online hỗ trợ F0

Khi dịch bệnh xảy ra, PGS Hùng cho rằng, người trẻ xông pha lên tuyến đầu đến với các bệnh viện điều trị Covid-19 thì một bác sĩ về hưu cũng phải tranh thủ online tư vấn hỗ trợ cho F0.

Mong mỏi khỏi bệnh về nhà nhưng phút chót chàng trai 10X tình nguyện ở lại chăm F0

Mong mỏi khỏi bệnh về nhà nhưng phút chót chàng trai 10X tình nguyện ở lại chăm F0

Với những bệnh nhân Covid-19, nhận thông báo được xuất viện đó là niềm vui vô bờ bến, mong ước ngày đó từng giờ, nhưng không ít người đến phút chót đã thay đổi quyết định, xin ở lại làm tình nguyện viên chăm sóc F0.

Bác ơi cứu nhà con với!

Tự nhận mình đã về hưu, bác sĩ "già" không thể xông pha ra tuyến đầu thì PGS Đỗ Quang Hùng - nguyên Trưởng khoa Phẫu thuật tạo hinh thẩm mỹ, BV Chợ Rẫy, TP.HCM, chọn công việc tư vấn, hỗ trợ cho F0 qua online.

Cả gia đình N.N.H. 28 tuổi, ngụ tại Quận 4, TP.HCM mắc Covid-19. Anh gửi bác sĩ 12 que thử test với hai vạch rõ ràng, bác sĩ cũng “choáng” khi nhìn kết quả. Nỗi lo của cả gia đình thường trực vì 12 người với 4 thế hệ ông bà, bố mẹ, các con, cháu chắt đều mắc Covid-19. Người cao tuổi nhất cũng 80 tuổi, người nhỏ nhất mắc Covid-19 cũng 2,5 tuổi. Anh H. lo lắng chỉ biết nói "Bác ơi cứu nhà con với". 

Bác sĩ lần lượt tư vấn sức khoẻ từng người. Đầu tiên là ưu tiên hai cụ già. Cố gắng cách ly hai cụ và theo dõi thật sát ngày 4 lần. Anh H. quay video lại túi thuốc phường cấp, bác sĩ nhìn qua chỉ có hạ sốt, thuốc bổ. Như vậy không được, bác sĩ khuyên anh H. cố gắng ra ngoài mua phòng thuốc chống đông, chống viêm. Hai thuốc này rất quan trọng phải sử dụng thì người bệnh mới an toàn.

Sau khi có đủ thuốc, bác sĩ bắt đầu tư vấn cho cả gia đình anh H. Mỗi ngày, các thành viên trong gia đình đều được theo dõi dấu hiệu từ sốt, huyết áp, chỉ số oxy, nhịp thở. Cứ như vậy, 14 ngày trôi qua, thành viên cuối cùng ngày hôm qua cũng có xét nghiệm test nhanh âm tính. Cả gia đình mừng rỡ vì đã thoát được Covid-19.

{keywords}
Những tin nhắn của F0 gửi bác sĩ Hùng. 

Đặc biệt, hai cụ là ông bà nội của anh H. đều vượt qua Covid-19 một cách ngoạn mục. Ban đầu có khó thở nhưng thay đổi tư thế và tập thở thì tình trạng đỡ dần. Bà nội anh H. có ho nhưng cũng được hướng dẫn tận tình các bài tập ho tống đờm, bài tập thở, uống thuốc ho như thế nào để giảm cơn ho.

Cứ như thế hàng ngày điện thoại của bác sĩ luôn hoạt động 24/24 để tư vấn cho F0. Không riêng gì đình anh H. mà hàng trăm gia đình khác đều được bác sĩ Hùng tư vấn như vậy. PGS Hùng cho biết ban đầu ông tư vấn qua tổng đài 1022 của TP.HCM nhánh phím 3. Nhưng sau đó, nhiều người cũng không qua tổng đài mà chia sẻ, mách nhau hỏi qua zalo, qua facebook. Bất cứ lúc nào chỉ cần F0 cầu cứu “Bác ơi giúp con…” bác sĩ Hùng lại gác lại các việc riêng để tư vấn cho người bệnh.

Từng nhiễm Covid-19 ở Nga 11 tháng trước, vì sao về Việt Nam vẫn mắc?

Từng nhiễm Covid-19 ở Nga 11 tháng trước, vì sao về Việt Nam vẫn mắc?

Trường hợp mới phát hiện dương tính Covid-19, dù trước đó đã từng nhiễm bệnh ở Nga, có 2 khả năng xảy ra: tái nhiễm và bài xuất vi rút chậm, nhưng khả năng cao là tái nhiễm.

Lời cầu cứu ban đêm và niềm vui về sáng

Khi 'ăn ngủ' online cùng F0, bác sĩ Hùng cho biết, ông cũng gặp đủ tình huống vui có, buồn có nhưng đa số những tin vui giữa đại dịch. Với ông, niềm vui lan toả thì những người mắc Covid-19 cũng bình tĩnh hơn.

PGS Hùng cho biết 1 người đàn ông gần 40 tuổi, nhiễm bệnh đã qua ngày thứ 7, anh nghĩ rằng mình lướt qua thôi chủ quan và cứ như vậy ở nhà. Đến khi nửa đêm 1,2 h sáng, bệnh nhân đột ngột khó thở mới cầu cứu tới bác sĩ. Nhìn bệnh nhân vừa ho vừa luống cuống đo nồng độ oxy máu, bác sĩ ở xa cũng sốt ruột. PGS Hùng cho biết vài ngày trước bệnh nhân có nhắn tin hỏi bác sĩ là thấy sốt, bác sĩ tư vấn mua test thử sau đó báo lại hai vạch nhưng chủ quan không theo dõi kỹ.

{keywords}
Những thông báo kết quả âm tính là niềm vui của bác sĩ.

Chỉ số nồng độ oxy máu lúc này tụt xuống dưới 90 %. Bác sĩ yêu cầu người nhà hỗ trợ gọi xe cứu thương để đưa người bệnh tới bệnh viện gấp. Trong lúc chờ xe cứu thương tới, bác sĩ cũng mở màn hình điện thoại video call suốt để hướng dẫn người bệnh tập thở, thay đổi tư thế để dễ chịu hơn. May mắn, bệnh nhân được đưa vào BV dã chiến để có thể thở oxy. Đến sáng, bệnh nhân nhắn tin cảm ơn bác sĩ, bệnh nhân đã an toàn.

BS Hùng cho biết bệnh nhân Covid-19 có thể trở nặng bất cứ lúc nào, vì vậy những cuộc gọi đêm khuya, về sáng là bình thường. Điện thoại bác sĩ lúc nào cũng phải sạc đủ pin để kè kè bên cạnh khi có người bệnh cần là hỗ trợ luôn.

Theo PGS Hùng, đa số bệnh nhân Covid-19 được theo dõi ngay từ đầu đều lướt qua an toàn, 1 số người già, bệnh lý nền trở nặng có khó thở nhưng đều không nguy kịch. Vì vậy, PGS Hùng cho biết quan trọng nhất của bệnh nhân Covid-19 là theo dõi ngay từ sớm, theo dõi sát từ uống thuốc, triệu chứng hàng ngày. Nếu ổn định hầu như qua 14 ngày đều âm tính, 1 số có thể kéo dài 21 ngày.

{keywords}
PGS Đỗ Quang Hùng - nguyên trưởng khoa Phẫu thuật Tạo hình thẩm mỹ, BV Chợ Rẫy. 

PGS Hùng thường tranh thủ tìm hiểu thêm các tài liệu về bệnh Covid-19, bên cạnh phác đồ xương sống của Bộ Y tế, ông cũng tranh thủ xem các phác đồ điều trị của Mỹ, của Ấn Độ. BS Hùng thường cho bệnh nhân uống kháng viêm, kháng đông 1 tuần (dù Bộ Y tế khuyến cáo 3 ngày). Nếu người bệnh uống kháng viêm, kháng đông 1 tuần theo dõi chặt hiện tượng xuất huyết thì hầu như không có biến chứng gì. Vì vậy, PGS Hùng cho rằng việc sử dụng thuốc kháng đông, khang viêm cực kỳ quan trọng cho bệnh nhân Covid-19.

Nhiều ca gọi khi trở nặng, cũng có trường hợp trở nặng thật, nhưng cũng có những trường hợp do bệnh nhân quá lo sợ, thấy khó thở cứ nghĩ là mình trở nặng rồi lại cầu cứu: “bác sĩ ơi, bác sĩ cứu con với, con không thể nào thở được nữa”.

Khi đó, PGS Hùng phải gọi video call để đánh giá xem bệnh nhân khó thở thật hay do tâm lý. Nếu SpO2 không dưới 95 %, đo giữ máy 30 giây thì bác sĩ khuyên bệnh nhân bình tĩnh, hít sâu để giảm cảm giác khó thở. Còn người bệnh khó thở thật thì phải liên hệ cơ sở y tế để đến bệnh viện. Nếu gia đình có bình oxy hoặc máy tạo oxy bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh dùng an toàn.

Khó khăn của tư vấn từ xa đó là nhiều bệnh nhân từ đầu vì quá hoảng sợ mà tự ý dùng thuốc lung tung, bệnh nhân xem các toa thuốc trên mạng rồi dùng vô tội vạ. PGS Hùng cho biết, quan điểm của ông là khi dùng thuốc gì người bệnh phải quay video túi thuốc để bác sĩ kiểm tra.

Dù công việc làm có vất vả và nhiều căng thẳng nhưng niềm hạnh phúc của bác sĩ khi chia tay mỗi gia đình, bệnh nhân khi họ đã âm tính và khoẻ mạnh trở lại.  

BS Hùng cho biết, có gia đình bác sĩ theo sát tới 21 ngày mới nói lời chia tay, chúc bình an và cũng có cảm xúc bịn rịn, lưu luyến.

Nén nỗi đau mất mẹ, chàng trai F0 tình nguyện ở lại viện chăm sóc người bệnh

Nén nỗi đau mất mẹ, chàng trai F0 tình nguyện ở lại viện chăm sóc người bệnh

Không nề hà, bất cứ khi nào các F0 cần là Trường lại lao vào giúp đỡ họ không quản ngại, từ việc cho ăn uống tới vệ sinh cá nhân.

Khánh Chi   

Mua thuốc trực tuyến qua ứng dụng VNeID

Người dân sẽ dễ dàng mua thuốc trực tuyến an toàn, tiện lợi thông qua giải pháp kết nối app-to-app giữa ứng dụng Nhà thuốc Long Châu và VNeID.

1.300 bệnh nhân khó khăn được Vinamilk hỗ trợ mổ tim và mổ mắt

Vinamilk tiếp tục phối hợp với Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TP.HCM hỗ trợ mổ tim cho hơn cho 300 bệnh nhi mắc dị tật tim bẩm sinh và gần 1.000 bệnh nhân nghèo cần được phẫu thuật mắt.

Thái Bình: nâng cao kiến thức chăm sóc dinh dưỡng cho mẹ và bé

Vinamilk phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Thái Bình tổ chức Hội thảo “Dinh dưỡng đủ đầy cho mẹ và bé”, góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Sự kiện thu hút 300 phụ nữ tại Thái Bình tham gia.

Những tiến bộ của y học tái tạo cơ xương khớp

'Y học tái tạo', 'ứng dụng tế bào gốc' trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp là chủ đề của Hội nghị Khoa học thường niên – Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024.

Sữa chua uống KUN Men Nhật hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của trẻ

Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Vinamilk bắt tay các đối tác y tế lớn đẩy mạnh chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) cùng Hệ thống trung tâm tiêm chủng vắc xin Việt Nam (VNVC) và Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vừa ký hợp tác chiến lược, hướng đến nâng cao sức khỏe cộng đồng bằng việc kết hợp giữa chăm sóc y tế và dinh dưỡng.

Nâng mũi giống 'thần tiên tỷ tỷ', cô gái khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'

Có khuôn mặt ưa nhìn gần như không điểm 'chết' nhưng cô gái Hà Thành vẫn quyết tâm đi nâng mũi giống thần tiên tỷ tỷ ở Trung Quốc - trào lưu đang rầm rộ trên mạng. 6 tháng sau, cô gái tìm gặp TS. Tống Hải khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'.

Nửa thế giới ăn cơm đều đặn có tốt cho sức khỏe?

Là lương thực chính của hơn 3,5 tỷ người trên thế giới, hiếm có loại thực phẩm nào được ưa chuộng rộng rãi như gạo. Người dân nhiều nước như Việt Nam còn ăn cơm hằng ngày.

Nguy kịch sau khi uống chai nước do người thân đưa

Một bé trai ở Kiên Giang bị ngộ độc cấp, suy gan thận sau khi uống một chai nước. Người thân không biết bên trong chai là keo dán thuyền và dung môi hữu cơ.

Đang cập nhật dữ liệu !