Nếu mắc Covid-19 vẫn tiêm vắc xin, bệnh sẽ nặng hơn?
Nhiều thông tin xung quanh việc tiêm vắc xin Covid-19, trong đó có những ý kiến cho rằng trước khi tiêm vắc xin phải âm tính vì nếu người đó đang mắc Covid-19 tiêm thêm vắc xin sẽ nguy hiểm hơn...
Thuốc Remdesivir vừa nhập chữa bệnh nhân Covid-19 nặng, giảm tử vong ra sao?
Remdesivir là thuốc kháng vi rút được cho là có hiệu quả nhất khi thử nghiệm lâm sàng, làm giảm tử vong so với nhóm giả dược, hiệu quả trên người Việt Nam thì cần thời gian, trong trường hợp khẩn cấp có thể vừa điều trị vừa đánh giá
Hiện Việt Nam đang đẩy nhanh chiến lược tiêm vắc xin ngừa Covid-19, mở rộng các đối tượng được tiêm.
Các bệnh viện ưu tiêm xét nghiệm Covid-19 cho người trên 65 tuổi trước khi tiêm vắc xin Covid-19 để đảm bảo an toàn cho người tiêm, dễ dàng đáp ứng các tình huống khẩn cấp hơn
Nhiều người thắc mắc tại sao có điểm tiêm buộc phải xét nghiệm nhanh âm tính mới được tiêm, nhưng có điểm tiêm lại không?
Nhiều thông tin xung quanh việc tiêm vắc xin Covid-19 trong đó có những ý kiến cho rằng trước khi tiêm vắc xin phải âm tính vì nếu người đó đang mắc Covid-19 tiêm thêm vắc xin sẽ nguy hiểm.
Về vấn đề này, theo BS Trương Hữu Khanh – Bệnh viện Nhi đồng 1, việc test nhanh trước khi tiêm để cơ sở tiêm yên tâm không có F0 trong vùng tiêm chủng Covi-19.
Còn đối với việc bạn đang nhiễm Covid-19 không có triệu chứng, không biết vẫn tiêm cũng không sao. Không có chuyện bạn đang nhiễm virus tiêm thêm vắc xin bệnh sẽ nặng lên.
Bản chất tiêm vắc xin không phải là tiêm thêm virus vào người. Vắc xin Covid-19 chúng ta đang sử dụng là vắc xin công nghệ mRNA và vắc xin vec-tơ là hai gửi hướng dẫn (vật liệu gen) đến tế bào của chúng ta để bắt đầu xây dựng hàng rào bảo vệ chống virus gây bệnh Covid-19.
Tiêm vắc xin Covid-19 tại TP.HCM. Ảnh minh hoạ. |
Tại Hà Nội một số bệnh viện yêu cầu test Covid-19 trước khi tiêm vắc xin. Ví dụ như Bệnh viện Phổi Trung ương, từ tháng 5/2021, Bệnh viện Phổi Trung ương đã thực hiện tiêm vắc xin COVID-19 cho các đối tượng tiêm theo quy định.
Các nhân viên y tế trong quy trình tiêm chủng của bệnh viện bắt đầu thực hiện nhiệm vụ từ 6h sáng đến 9h tối hàng ngày, với 3 ca trực. Mỗi ngày bệnh viện thực hiện tiêm trung bình từ 1500-2000 liều.
Tất cả các đơn vị và đối tượng đến tiêm đều có giấy hẹn trước đó. Đồng thời đưa ra nguyên tắc để đảm bảo an toàn là người đến tiêm cần phải được xét nghiệm Covid-19 âm tính. Ứng dụng hệ thống điện tử để khai báo, đăng ký… cái gì có thể chuẩn bị trước thì chuẩn bị từ trước, thì thời gian đến viện tiêm rất là nhanh.
Bệnh viện cũng chấp nhận giấy test nhanh Covid-19 của các cơ sở y tế khác trong vòng 72h. Ngoài ra, để giảm chi phí cho người đến tiêm, bệnh viện thực hiện test nhanh theo mẫu gộp. Nếu có bất thường sẽ tiếp tục thực hiện test riêng. Điều này đảm bảo an toàn nhất cho người được tiêm.
Tại TP.HCM, các bệnh viện khi có người tới tiêm vắc xin Covid-19 cũng yêu cầu phải có test nhanh âm tính. Ví dụ như tại Bệnh viện Lê Văn Thịnh người trên 65 tuổi, mắc bệnh nền... sẽ được xét nghiệm nhanh tại một khu riêng biệt. Sau 15 đến 20 phút có kết quả xét nghiệm nhanh âm tính, họ mới được khám sàng lọc, tiêm và theo dõi sau tiêm.
Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM cũng thực hiện kỹ lưỡng công tác sàng lọc, hướng dẫn người bệnh khai báo y tế và thực hiện xét nghiệm nhanh kháng nguyên SAR-CoV-2, đảm bảo kết quả âm tính trước khi vào khuôn viên Bệnh viện.
Đối với người bệnh đã thực hiện xét nghiệm SAR-CoV-2 tại nơi khác có kết quả âm tính trong vòng 48 tiếng từ khi lấy mẫu thì không cần thực hiện lại xét nghiệm, được vào khám chữa bệnh hay tiêm ngừa theo quy trình bình thường.
Khi người bệnh trên 65 tuổi có bệnh lý nền quay lại tái khám tại các chuyên khoa theo lịch hẹn, bác sĩ sẽ thăm khám bệnh lý hiện tại. Nếu người bệnh có nhu cầu tiêm ngừa vắc xin Covid-19, bác sĩ sẽ cho chỉ định tiêm ngừa và hướng dẫn người bệnh sang Phòng khám Tiêm chủng.
Tại Phòng khám Tiêm chủng, người bệnh sẽ được bác sĩ giải thích về việc tiêm ngừa Covid-19 và khám sàng lọc trước tiêm. Nếu đủ điều kiện sức khỏe để tiêm chủng, người bệnh được hướng dẫn đến khu vực tiêm tại lầu 3, khu A. Việc khám, tư vấn, tiêm vắc xin ngừa Covid-19 hoàn toàn miễn phí.
Trao đổi với Infonet, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai - chánh văn phòng Sở Y tế TP.HCM cho biết, TP.HCM không có văn bản nào yêu cầu phải xét nghiệm nhanh Covid-19 khi tiêm vắc xin. Vì vậy, việc xét nghiệm nhanh trước khi tiêm vắc xin tại các điểm tiêm trên địa bàn thành phố là không bắt buộc nhưng nhiều điểm tiêm tại các bệnh viện đã cẩn trọng nên thêm khâu xét nghiệm nhanh trước khi tiêm điều này là khuyến khích vì tốt cho người tiêm.
Bà Mai cũng cho biết đối với các bệnh viện sẽ tiếp nhận tiêm cho người trên 65 tuổi, người mắc bệnh nền, mãn tính, béo phì, đây là nhóm người có thể gặp nhiều phản ứng phụ sau tiêm, vì thế cần phải xét nghiệm nhanh âm tính trước khi tiêm để các bác sĩ không bị động trong quá trình xử lý cấp cứu, điều trị.
K.Chi
Chuyên gia chia sẻ những lợi ích người cao tuổi tiêm vắc xin Covid-19
Theo TS Thể, sau tiêm vắc xin Covid-19 người già khả năng hấp thu vắc xin còn tốt hơn người trẻ, tính sinh miễn dịch cũng như người trẻ.
Người tăng huyết áp có nên tiêm vắc xin phòng Covid-19?
Hiện tại không có khuyến cáo huyết áp là bao nhiêu thì có thể tiêm vắc xin Covid-19 cũng như không có chống chỉ định tiêm chủng cho bệnh nhân tăng huyết áp
Hà Nội: Người trên 65 tuổi sẽ tiêm vắc xin Covid-19 ở đâu, khi nào?
Hà Nội đang tiêm vét cho những đối tượng thuộc nhóm ưu tiên tuyến đầu. Nhóm đối tượng trên 65 tuổi sẽ tiêm tại bệnh viện, có thể tháng sau hoặc tháng sau nữa chứ không phải không tiêm.