Chuyên gia chia sẻ 'bí quyết' ăn uống giúp F0 mau hồi phục
TS BS Vũ Thị Thanh cho biết những người mắc Covid-19 cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp để mau hồi phục hơn. Dinh dưỡng giúp tăng cường hệ thống miễn dịch; dinh dưỡng đúng, đủ là nguyên tắc đối với các F0.
6 loại vắc xin Covid-19 ở Việt Nam có chống được biến chủng Delta?
TS Kidong Park – cho rằng khi có cơ hội tiêm vắc xin bạn nên tiêm luôn không chần chừ và chờ đợi vắc xin tốt. Vắc xin hiện nay đều giảm nguy cơ bệnh Covid-19 nặng khi mắc biến thể Delta.
Ảnh hưởng tới dinh dưỡng
Theo TS Vũ Thị Thanh – Trung tâm dinh dưỡng lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai, người nhiễm virus SARS-CoV-2 có những triệu chứng khác nhau, tuy nhiên, các triệu chứng đều ảnh hưởng tới việc sinh hoạt ăn uống của người bệnh.
Các biểu hiện như:
Sốt: Đây là biểu hiện phản ứng tự nhiên khi virus xâm nhập vào cơ thể.
Khi các tế bào miễn dịch phát hiện ra có virus trong cơ thể, virus gây hại cho cơ thể thì cơ thể biểu hiện sốt sẽ ảnh hướng tới dinh dưỡng của bệnh nhân. Người bệnh sốt kèm theo tiêu hao năng lượng đồng thời phân giải khối cơ đó là sụt cân, mệt mỏi.
Ho khan: Làm ảnh hưởng dung nạp ăn uống của bệnh nhân làm bệnh nhân mệt mỏi, đau họng, dinh dưỡng cũng ảnh hưởng tới người bệnh.
Tiêu chảy: Ít gặp hơn nhưng ảnh hưởng tới hấp thu. Các chất dinh dưỡng khi vào cơ thể được hấp thu đầy đủ thì hệ tiêu hoá bình thường nhưng triệu chứng của bệnh Covid-19 kèm theo tổn thương đường tiêu hoá nên bệnh nhân có tiêu chảy cũng ảnh hưởng ít nhiều.
Mất vị giác, khứu giác khiến người bệnh ăn uống không còn cảm giác, không cảm nhận được các vị chua cay mặn ngọt và khứu giác nên người bệnh không muốn ăn uống.
Suy hô hấp: Những người bệnh nhân suy hô hấp có khó thở thì bệnh nhân phải gắng sức tăng tiêu hao năng lượng khiến bệnh nhân sụt cân nhanh chóng, mất dinh dưỡng.
Thần kinh: Có bệnh nhân diễn biến nặng gây lơ mơ, mất ý thức.
Nếu mắc Covid-19, bệnh nhân bị suy dinh dưỡng thì tế bào miễn dịch giảm cấu trúc, giảm chức năng sẽ làm cho hệ miễn dịch không phát huy được chức năng tối đa của mình.
Vì vậy, dinh dưỡng được xem là chìa khoá tăng khả năng miễn dịch, bảo vệ sữa chữa mô, tăng sản xuất tế bào miễn dịch.
Ảnh minh hoạ. |
Bệnh nhân F0 nên ăn gì?
Theo TS Thanh người bệnh cần ăn đầy đủ các nhóm chất bột đường, chất đạm, chất béo, chất xơ.
Trong nhóm chất bột đường đây là chất tăng sinh năng lượng. Người bệnh phải ăn cơm đầy đủ. Ví dụ ngày ba bữa cơm có thể thay thế bằng phở, bún. Nhưng đảm bảo 200 -250 gram gạo tẻ/ngày tương đương với 400 gram cơm. Bún tươi, bánh phở tươi khoảng 200 gram.
Ăn các chất đạm từ thịt, cá, đậu phụ. Ăn đa dạng chất đạm. Chất đạm từ cá rất tốt như các loại cá hồi, cá chích, cá mòi còn có thêm omega3. Thịt ăn khoảng 50 gram, cá 60 gram, đậu phụ 60 gram. Ăn đa dạng chất đạm bổ sung protein cho cơ thể.
Chất béo, bác sĩ Thanh cho biết người bệnh có thể tăng cường các chất béo từ động vật, từ thực vật trong đó các chất béo từ dầu thực vật cũng tốt như lạc, vừng, các loại hạt.
Hoa quả rau xanh cần bổ sung đầy đủ. Một ngày người bệnh cần ăn từ 300 – 400 gram rau xanh (sống). Hoa quả bổ sung các loại quả ngọt ít, ngọt trung bình. Hạn chế ăn các loại quả ngọt đậm như sầu riêng, chuối tiêu.
Các thực phẩm khác như sữa, vitamin có thể bổ sung thêm. Đặc biệt là sữa giúp bổ sung lượng canxi còn thiếu trong bữa ăn hàng ngày.
Người bệnh mắc Covid-19 cần uống nhiều nước. Trung bình người dưới 55 tuổi uống khoảng 40 ml/kg cân nặng. Nếu bạn 50 kg tương đương 2 lít nước/ngày. Người trên 55 tuổi uống ít hơn. Tuy nhiên, trường hợp sốt thì tăng thêm 1 lượng nước để bù nước cho cơ thể. Tiêu chảy cũng gia tăng thêm nước để tránh mất nước. Nước uống lượng vừa phải, không uống nhiều liền lúc.
Tuỳ vào tình trạng cá thể của từng bệnh nhân có thể cân đối thêm các chất khác nhau. Ví dụ người bị đái tháo đường sẽ hạn chế đường hơn. Người bị tăng huyết áp ăn nhạt.
BS Thanh cho biết người mắc Covid-19 cần ăn nhạt để giảm áp lực của thành mạch, giúp mau hồi phục hơn. Lượng muối ăn hàng ngày khoảng 5 mg, sáng 2 mg, trưa 2mg, tối 1mg muối, ăn mặn không tốt cho bệnh nhân. Mỗi ngày bệnh nhân nên ăn khoảng 15 gram đường. Đường cho vào nước trái cây hoặc bổ sung thêm từ hoa quả ngọt.
K.Chi
Tiêm vắc xin Covid-19 sau bao lâu có thể mang thai?
Theo các bác sĩ, tiêm vắc xin Covid-19 không phải là đưa virus sống vào cơ thể và vắc xin cũng không tác động tới nhân tế bào nên không ảnh hưởng tới thai nhi.