Biến thể Omicron tàng hình: Thời gian âm tính lâu, né được test nhanh?
Theo các chuyên gia, gọi là biến thể Omicron 'tàng hình' nhưng trên các nghiên cứu không phải là 'tàng hình' thực sự với các loại xét nghiệm.
Thời gian âm tính lâu?
Theo báo cáo của Bộ Y tế, các biến thể phụ của Omicron có xu hướng lây nhiễm nhanh trong thời gian gần đây ở các tỉnh thành, nhất là ở Hà Nội, TP.HCM, thay thế dần chủng Delta thường gặp trước đây.
Trong khi, BA.1 đã lây nhanh hơn Delta gấp 8 lần, BA.2 lây nhanh hơn gấp 2 lần BA.1 nên tốc độ gia tăng ca mắc Covid-19 mới càng nhanh hơn. Tại Hà Nội, các biến thể của Omicron đã ghi nhận ở 20/30 quận huyện, trong đó BA.2 chiếm tới 87% tổng số mẫu phát hiện nhiễm Omicron.
Một bác sĩ trong nhóm diễn đàn Nhóm Bác sĩ Quân y hỗ trợ bệnh nhân Covid-19 tại nhà tư vấn cho hàng trăm F0 mỗi ngày chia sẻ, làn sóng mới này tỷ lệ người nhiễm bệnh có triệu chứng ớn lạnh, gai rét và thời gian về âm tính lâu hơn trước.
Có phải Omicron tàng hình có thời gian âm tính lâu hơn? |
Trao đổi với phóng viên, Thạc sĩ, BS Nguyễn Quốc Thái – Bệnh viện Bạch Mai cho biết đến nay Omicron có mức độ lây nhiễm nhanh nên tỷ lệ người nhiễm tăng cao những ngày qua. Triệu chứng nặng nhẹ, đáp ứng miễn dịch không giống nhau. Có những trường hợp 2,3 ngày đã âm tính nhưng cũng có trường hợp 10 – 12 ngày và trung bình là 7 ngày có kết quả xét nghiệm âm tính.
Hiện nay, người dân đang loay hoay xét nghiệm rất nhiều nhưng xét nghiệm có chuẩn hay không, có chính xác hay không thì chưa ai nói được điều này.
Thạc sĩ Thái cho rằng đến thời điểm này chúng ta vẫn dựa theo các kinh nghiệm từ những quốc gia đi trước như Anh, Mỹ… Theo các thông tin từ các nước đó, họ vẫn tính thời gian âm tính ở ngày thứ 7, có người dài hơn, có người ngắn hơn.
Vì vậy, với các F0 tốt nhất đến ngày thứ 7 xét nghiệm lại. Điều kiện khỏi bệnh mà F0 phải nhớ đó là cách ly đủ 7 ngày và xét nghiệm âm tính. Nếu 2, 3 ngày xét nghiệm âm tính thì vẫn chưa xác định khỏi bệnh mà vẫn cần theo dõi đủ 7 ngày. Người đã đủ 7 ngày chưa âm tính thì theo dõi thêm 3 ngày.
Tâm lý F0 xét nghiệm nhiều vì tò mò, xem mình âm tính chưa, mình đã 1 vạch chưa, hay vạch T đậm hay nhạt.
Việc xét nghiệm xem vạch T đậm hay nhạt không đánh giá được bạn có nguy cơ trở nặng hay không. Đến nay, test nhanh không thể hiện được mức độ bệnh nặng hay nhẹ. Quan trọng là một vạch hay hai vạch, nếu hai vạch dù đậm hay nhạt đều là dương tính – BS Thái cho biết.
Vì sao nhiều đàn ông F1 bền vững, Omicron “thích” phụ nữ hơn?
Nhiều gia đình hầu hết cả nhà mắc Covid-19 nhưng “sót” một số mày râu vẫn F1 bền vững, không bị nhiễm Covid-19.
Omicron như cảm cúm?
Thạc sĩ Thái cho đến nay trên thế giới chưa ai dám nói Omicron chỉ có triệu chứng ớn lạnh, gai rét mà nó còn có nhiều biểu hiện toàn thân như sốt, ớn lạnh, biểu hiện tại chỗ là ho, đau họng, sổ mũi.
Khi số người bệnh nhiều lên thì phản ánh được triệu chứng hay gặp là đau họng, sốt. Nếu so sánh Covid-19 do biến chủng Omicron và cảm cúm thì thấy nó giống nhau như chảy mũi, đau họng, rát họng, ho, đau mỏi mình mẩy, mệt mỏi…
BS Thái cho biết khi nào còn virus lưu hành thì sẽ còn virus biến đổi và tương lai còn nhiều loại biến chủng mới xuất hiện. Omicron tàng hình hay trốn vắc xin, trốn test nhanh là không đúng.
Bản chất của test nhanh tìm kháng nguyên ở vỏ nhân virus, không phải kháng nguyên bề mặt của virus. Các biến chủng mới xuất hiện hiện nay nó chỉ có sự thay đổi ở protein S ở bề mặt của virus còn vỏ nhân virus không thay đổi nhiều nên test nhanh vẫn còn giá trị với biến chủng Omicron hay Omicron tàng hình.
Thạc sĩ Thái cho biết thực tế quan sát từ chính người nhà của mình anh thấy mọi người xét nghiệm chưa đúng kỹ thuật, chỉ đưa que ngoáy khơi khơi chưa đến đúng vị trí cần lấy mẫu. Nhiều lần quan sát người thân lấy mẫu bác sĩ Thái nhận thấy mọi người làm test nhanh chưa chuẩn nên không thể dương tính.
Kết quả test nhanh đúng phụ thuộc vào kỹ thuật lấy mẫu rất nhiều. Để lý tưởng nhất, nhân viên y tế được tập huấn lấy mẫu là chuẩn nhất, nhân viên y tế phải test nhanh nhưng vì hiện nay quá tải nên chúng ta đành chấp nhận hướng dẫn người dân tự test.
Khi tự test phải xem các giới thiệu các cách lấy mẫu chuẩn. Người làm test cần làm đúng để có kết quả đúng chứ không phải virus “né” test nhanh.
Khánh Chi
Nhiễm Omicron rồi có tái nhiễm biến chủng tàng hình không?
Hiện biến chủng Omicron tàng hình đang chiếm đa số trong các ca mắc Covid-19 ở TP.HCM và Hà Nội. Vậy, nhiễm Omicron rồi có tái nhiễm biến chủng tàng hình không?
Bà mẹ trẻ 'nhồi' các loại thuốc tăng sức đề kháng cho cả nhà phòng Covid-19
Vừa biết chồng trở thành F0, bà mẹ trẻ bắt đầu chiến dịch 'nhồi' các loại thuốc như vitamin C, tăng sức đề kháng, vitamin tổng hợp... cho cả nhà.
4 trường hợp xác định trẻ mắc Covid-19
Với biến chủng Omicron lây lan nhanh, số lượng trẻ mắc Covid-19 trong làn sóng dịch lần này tăng hơn nhiều so với thời điểm trước.