Chuyên gia 'hiến kế' giúp hồi phục nhanh sau khi bị cúm A

Điều tốt nhất bạn có thể làm để phục hồi sau khi bị cúm là cho phép bản thân ngủ, nghỉ ngơi và uống nhiều chất lỏng.

Theo Bộ Y tế, đến nay, Việt Nam chưa phát hiện các chủng cúm A có độc lực cao như H5N1, H7N9, H5N6, H5N8. Tuy nhiên, số  bệnh nhân mắc cúm nhập viện có xu hướng tăng trong thời gian qua, trong đó chủ yếu là mắc cúm A.

Vật vã hơn cả Covid-19 từ sốt nóng, sốt lạnh rét run, đầu đau nhức óc, đau thấu xương, ho thắt ruột, miệng đắng ngắt đến mức khỏi rồi vẫn không muốn ăn… đó là tình cảnh chung mà những người mắc cúm A trải qua trong thời gian vừa qua.

Thảo Anh (9 tuổi) sau 1 tuần cúm đã thổi bay 2kg thịt. Bé vốn được nết ăn nhưng suốt tuần ốm bé liên tục bịt mồm vì “mồm con đắng lắm”. Thức uống duy nhất bé duy trì trong suốt những ngày bị cúm A 'hành' là nước (nước dừa, onezol) thi thoảng lắm mới ăn thêm được đôi ba thìa cơm trắng.

Chị Thuỷ, mẹ Thảo Anh hy vọng sau khi con khỏi ốm sẽ ăn lại. Nhưng đến giờ con đã khỏi ốm được 1 tuần nhưng bé ăn vẫn chưa thấy ngon, bố mẹ vẫn phải ép.

Vì không ăn uống được nên con bé vẫn tỏ ra mệt mỏi, không muốn học. Bà mẹ trẻ lo lắng không biết làm cách nào để con có thể hồi phục nhanh sau cúm?.

Tình trạng mệt mỏi chán ăn không chỉ với trẻ em mắc cúm A mà ngay cả người lớn cũng diễn ra tương tự. Anh Trung (Gia Lâm, Hà Nội) cũng lây cúm A từ con. Nghĩ chỉ mắc qua loa nên anh cũng không uống kháng virus mà chỉ điều trị triệu chứng. 

"Tôi đã bị Covid-19, nhưng đúng là lần cúm này thật kinh khủng. Combo đủ cả từ đau đầu, đau người, ho, mất giọng, sốt cao, ngạt mũi... Chưa bao giờ tôi phải nằm bẹp 3 ngày liên tục, không thể ăn được gì. Cứ nghĩ đến là buồn nôn", anh Trung kể. 

BS. Hà Linh, Viện Y học ứng dụng Việt Nam cho biết, cúm là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp rất dễ lây lan do virus cúm gây ra. Các triệu chứng cúm thường kéo dài khoảng một tuần, nhưng các triệu chứng nghiêm trọng nhất chỉ xảy ra trong hai đến ba ngày. Bạn có thể tiếp tục cảm thấy mệt mỏi, suy nhược và ho trong một tuần nữa sau khi khỏi bệnh.

Do đó, để giúp phục hồi nhanh chóng hơn sau khi mắc cúm, BS Hà Linh khuyến cáo bệnh nhân điều đầu tiên là nên ở nhà. Bởi cơ thể bạn cần thời gian và năng lượng để chống lại virus cúm.

Theo đó, bạn nên nghỉ làm hoặc học trực tuyến ở nhà và tạm dừng các công việc lặt vặt cho đến khi bạn bắt đầu cảm thấy tốt hơn. Ngoài việc giúp bạn hồi phục, ở nhà còn ngăn ngừa lây bệnh cúm cho những người khác trong cộng đồng hoặc nơi làm việc của bạn.

Bệnh cúm có thể nguy hiểm đối với người lớn tuổi và trẻ nhỏ, vì vậy hãy tránh tiếp xúc với những người khác khi bạn đang bị cúm.

Thứ hai, người mắc cúm cần uống nhiều nước. Một trong số những triệu chứng của bệnh cúm là sốt cao, có thể dẫn đến đổ mồ hôi. Bạn cũng có thể phải đối mặt với những cơn nôn mửa hoặc tiêu chảy. Cơ thể bạn cần nhiều chất lỏng để thay thế chất lỏng bị mất và thậm chí nhiều hơn nữa để chống lại nhiễm trùng.

Tốt nhất là uống nước, nhưng bạn cũng có thể uống trà thảo mộc hoặc trà với mật ong. Những loại này có thể có tác dụng làm dịu các triệu chứng của bạn đồng thời cung cấp đủ nước. Tuy nhiên, hai thứ bạn nên luôn tránh là rượu và caffein.

BS Hà Linh cũng khuyến cáo việc thứ ba cần làm để nhanh phục hồi khi mắc cúm là ngủ. Ngủ càng nhiều càng tốt. Bởi giấc ngủ là liều thuốc tốt nhất cho cơ thể bạn trong khi chống lại bệnh cúm.

Hãy đi ngủ sớm hơn bình thường. Bạn cũng có thể chợp mắt trong ngày để cơ thể có thêm thời gian phục hồi. Nghỉ ngơi và ngủ cũng giúp giảm nguy cơ mắc các biến chứng cúm nghiêm trọng, như viêm phổi.

Thứ tư, cần làm thông thoáng đường thở. Khi bị cúm, có thể khó ngủ kèm theo nghẹt mũi và ho. Hãy thử các mẹo sau để thở dễ dàng hơn và có một giấc ngủ ngon hơn: Sử dụng thêm một chiếc gối để nâng đỡ đầu của bạn và giảm bớt áp lực xoang; Ngủ với máy tạo ẩm hoặc máy hóa hơi trong phòng.

{keywords}
Bệnh nhân mắc cúm A điều trị tại BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương 

Thứ năm, tắm nước nóng trước khi đi ngủ. Cơ thể bạn cần được cung cấp dinh dưỡng tốt hơn để phục hồi sau cơn cúm. Trái cây và rau tươi cung cấp các vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa quan trọng giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn khi chống lại virus. Bạn có thể thấy chán ăn, nhưng hãy cố gắng ăn các bữa đều đặn để duy trì sức lực của bạn.

Cuối cùng là tiêm phòng vắc xin và luôn lạc quan. Chúng ta thường quên rằng cảm xúc và thái độ ảnh hưởng đến thể chất nhiều như thế nào. Mặc dù bạn không thể làm thông mũi hoặc hạ sốt bằng những suy nghĩ tích cực, nhưng việc duy trì một thái độ tích cực trong thời gian bị bệnh có thể giúp bạn hồi phục nhanh hơn.

“Tóm lại, điều tốt nhất bạn có thể làm để phục hồi sau bệnh cúm là cho phép bản thân ngủ, nghỉ ngơi và uống nhiều chất lỏng. Nếu phát hiện sớm các triệu chứng cúm và có nguy cơ bị các biến chứng nghiêm trọng, bạn có thể thử dùng thuốc kháng virus để giúp giảm thời gian của các triệu chứng. Hầu hết các triệu chứng cúm sẽ hết trong vòng một đến hai tuần. Nếu các triệu chứng cúm của bạn trở nên tồi tệ hơn nhanh chóng hoặc không thuyên giảm sau hai tuần, hãy liên hệ với bác sĩ”, BS Hà Linh khuyến cáo.

N. Huyền 

Đẩy mạnh xã hội hóa các loại hình chăm sóc người cao tuổi

Các cấp, các ngành cần đẩy mạnh xã hội hóa, đa dạng nội dung, phương thức và các loại hình chăm sóc người cao tuổi; nghiên cứu, tổ chức thí điểm mô hình sinh kế phù hợp với người cao tuổi.

Lào Cai tăng cường phòng, chống dịch COVID-19 tại cửa khẩu

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành văn bản số 72/UBND-VX tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19 đối với người nhập cảnh.

Hà Nội đặt ra nhiều mục tiêu chăm sóc người cao tuổi trong giai đoạn 2022-2025

Kế hoạch số 30/KH-UBND thực hiện Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi đến năm 2030 trên địa bàn Thủ đô đặt ra nhiều mục tiêu quan trọng.

Biểu dương người cao tuổi tiêu biểu trong bảo vệ an ninh Tổ quốc

Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến người cao tuổi trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc giai đoạn 2016-2021 trao Bằng khen cho 139 người cao tuổi tiêu biểu.

Vĩnh Long kiểm tra, xử phạt hàng loạt vụ kinh doanh thuốc lá lậu

Quản lý thị trường Vĩnh Long cho biết, năm 2022 đã xử lý hàng loạt vấn đề nổi cộm như kinh doanh thuốc lá lậu, hàng giả mạo xuất xứ…

Ứng phó với già hóa dân số - dấu ấn nổi bật của công tác dân số năm 2022

Ngày 30/12/2022, Tổng cục Dân số- Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ), Bộ Y tế đã công bố 5 dấu ấn nổi bật của công tác dân số năm 2022.

Hồi ức tết xưa cho các cụ già

Chương trình “Tết Hà Thành – Nhân Ái” sẽ diễn ra vào ngày 15/1/2023 nhằm giúp các ông bà nhớ về những hồi ức tết xưa, giúp ông bà quay trở về thời tuổi trẻ.

Lotus Care tung ra dịch vụ chăm sóc người cao tuổi ngắn ngày

Mới đây, Lotus Care tiếp tục mang đến một trong các dịch vụ chăm sóc người cao tuổi theo thời gian cố định được đông đảo gia đình yêu thích và lựa chọn: Dịch vụ chăm sóc ngắn ngày.

Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi theo mô hình Nhật Bản

Dự án “Hỗ trợ dự phòng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi áp dụng mô hình Tsuyama” đang được triển khai tại xã Ngọc Mỹ (huyện Quốc Oai) và phường Bồ Đề (quận Long Biên) góp phần nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở Hà Nội.

Người cao tuổi giữ cột mốc biên cương

Ông Hà Công Tính, già làng bản Tén Tằn, xã Tén Tằn, huyện Mường Lát là một trong những người cao tuổi của huyện tham gia bảo vệ cột mốc biên cương.

Đang cập nhật dữ liệu !