Khán giả Việt xem lại 'Thâm cung nội chiến'

Trong khi chờ đợi phần 2 sẽ ra mắt vào cuối tháng 4, khán giả Việt Nam được xem lại bộ phim TVB đình đám "Thâm cung nội chiến" trên sóng SCTV9 lúc 21h15 mỗi ngày từ 2/4.
Khán giả Việt xem lại 'Thâm cung nội chiến' - ảnh 1

Thâm cung nội chiến là bộ phim ăn khách nhất trên màn ảnh nhỏ TVB năm 2004.

Câu chuyện hiện đại phía trong Tử Cấm Thành

Mặc dù đã từng thực hiện nhiều bộ phim về chốn hậu cung thời phong kiến nhưng hầu hết, những bộ phim của TVB chỉ dừng lại ở mức độ “minh họa bằng hình ảnh”. Thế nhưng với Thâm cung nội chiến, khán giả bị cuốn hút suốt 30 tập phim.

Giám chế Thích Kỳ Nghĩa cho biết, ông và nhà biên kịch Châu Húc Minh đã dành cả năm trời để thu thập tư liệu về cuộc sống của người phụ nữ hiện đại với những mâu thuẫn, hiềm khích thường thấy để xây dựng nên kịch bản Thâm cung nội chiến. Ông giải thích: “Bối cảnh phim chỉ là vỏ bọc để chúng tôi nói chuyện hiện tại. Trên những chất liệu có thực, chúng tôi chuyển hóa và đưa vào thế giới quyền lực trong Tử Cấm Thành. Nếu câu chuyện về những cuộc “tranh quyền đoạt lợi” của phụ nữ diễn ra trong một công ty hay trong gia đình chắc chắn sẽ không thể hấp dẫn bằng những cuộc chiến ấy xảy ra trong chốn hậu cung, nơi mà mọi mâu thuẫn có thể đẩy lên đến cùng”.

Đó là nguyên nhân thành công lớn của Thâm cung nội chiến, bởi khi xem phim, khán giả cảm thấy thích thú khi bắt gặp một câu chuyện hiện đại phía trong Tử Cấm Thành.

Khán giả Việt xem lại 'Thâm cung nội chiến' - ảnh 2
Khán giả Việt xem lại 'Thâm cung nội chiến' - ảnh 3
Khán giả Việt xem lại 'Thâm cung nội chiến' - ảnh 4

Cuộc chiến không chỉ trong chốn thâm cung

Bộ phim tập hợp bốn diễn viên nữ “ngang tài ngang sức”, đều là những ngôi sao có sức hút của màn ảnh nhỏ TVB. Đặng Tụy Văn bản lĩnh và sắc xảo với vai vương phi Như Nguyệt, Lê Tư xinh đẹp và quyến rũ trong vai tú nữ Ngọc Doanh, Xa Thi Mạn duyên dáng và thành thục khi thể hiện vai tú nữ Nhĩ Thuần, còn Trương Khả Di điềm đạm và sâu sắc với vai tì nữ An Xuyến. Ngoài ra, không thể không nhắc đến một hoàng hậu nham hiểm do Trần Tú Châu đảm nhận.

Chính vì nhiều diễn viên nữ, đất diễn của ai cũng nhiều nên không tránh khỏi sự ganh đua ngấm ngầm. Từ phim trường, thông tin về những mối bất hòa của họ liên tục xuất hiện trên mặt báo. Nào là Xa Thi Mạn “kênh” Trương Khả Di, Trương Khả Di “coi thường” Đặng Tụy Văn, hay Đặng Tụy Văn “không ưa” Lê Tư… “Cuộc chiến” này còn tiếp diễn sau khi phim ra mắt và kéo dài đến buổi lễ trao giải thường niên của TVB khi cả bốn đều có tên trong danh sách đề cử Nữ diễn viên chính được yêu thích nhất năm 2004.

Khán giả Việt xem lại 'Thâm cung nội chiến' - ảnh 5
Khán giả Việt xem lại 'Thâm cung nội chiến' - ảnh 6

Gươm lạc giữa vườn hoa

Thâm cung nội chiến được xem là bộ phim “của phụ nữ” nên sự xuất hiện của các nhân vật nam chỉ có tính chất “đệm màu”. Tuy nhiên, bằng tài nghệ của mình, Lâm Bảo Di và Trần Hào đã không bị các bóng hồng làm lu mờ.

Đặc biệt là Lâm Bảo Di, không phải là một diễn viên đẹp trai nhưng với lối diễn đầy tâm trạng luôn biểu lộ trong từng ánh mắt, nhân vật quan ngự y Tôn Bạch Dương đã giúp anh giành được giải Nam diễn viên chính được yêu thích nhất, sánh đôi cùng Lê Tư với giải Nữ diễn viên chính được yêu thích nhất.

ANH DƯƠNG

Đặc sản ‘ăn tươi nuốt sống' ở Ninh Bình chấm loại nước sốt đọc trẹo miệng

Dù được chế biến từ nguyên liệu tươi sống, không qua công đoạn làm chín nào nhưng đặc sản gỏi nhệch nức tiếng Ninh Bình vẫn hút khách thưởng thức bởi phần thịt dai giòn, vị ngọt dịu, ăn cùng hàng chục loại lá và nước chấm sánh quyện đặc trưng.

"Phố Sách cuối tuần" góp phần nâng cao văn hóa đọc

“Phố Sách cuối tuần” là một sáng kiến, chương trình mới nhằm phát huy hiệu quả không gian văn hóa đọc tại Phố sách, góp phần nâng cao văn hóa đọc của Hà Nội.

Giới trẻ nên đọc sách như thế nào?

Nhiều gợi ý hay về việc đọc sách, văn hóa đọc của giới trẻ đã được chia sẻ tại chương trình giao lưu trong khuôn khổ “Phiên chợ Khuyến đọc” tại Đường sách Thành phố Hồ Chí Minh.

Cuốn sách làm rõ vai trò của Thái sư Lưu Cơ trong lịch sử

Cuốn sách do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật biên soạn và phát hành giúp công chúng hiểu rõ hơn vai trò lịch sử của Thái sư Lưu Cơ, những đóng góp của ông với các triều đại Đinh, Tiền Lê và giai đoạn đầu thời Lý.

Thị trường sách nói còn nhiều khó khăn

Thị trường sách nói ở Việt Nam đã từng bước phát triển, song vẫn còn không ít khó khăn, cần sớm được khắc phục để có thêm kênh lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng.

Trưng bày sách góp phần phát triển văn hóa đọc và tình đoàn kết Việt - Lào

Chương trình Trưng bày, giới thiệu sách nhân kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ hữu nghị Việt Nam - Lào (1962 - 2022) được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức ngày 24/12 tại TP.HCM.

Xây dựng nhiều đầu sách khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường

Định hướng đến năm 2025 sẽ xây dựng nhiều đầu sách, bộ sách giá trị khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, góp phần tạo ra sức mạnh tinh thần cho Việt Nam bứt phá, vươn lên trở thành nước phát triển.

Đưa thư viện 1.000 cuốn sách và không gian sách 4.0 đến điểm trường vùng cao

Công trình “Thư viện 1000 cuốn sách và không gian sách 4.0” là dự án được xây dựng để duy trì, phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng, thúc đẩy việc tiếp cận tri thức cho trẻ em vùng sâu, vùng xa, có hoàn cảnh khó khăn.

Những cuốn sách truyền cảm hứng sống tích cực cho giới trẻ

Bộ ấn phẩm Chào mừng Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII gồm những cuốn sách lan tỏa và truyền cảm hứng sống tích cực cho cộng đồng, đặc biệt là cho các Đoàn viên, thanh niên, học sinh.

“Cẩm nang” về công tác xây dựng Đảng trong Công an nhân dân

Lễ giới thiệu cuốn sách “Tăng cường công tác xây dựng Đảng trong Công an nhân dân theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng” vừa diễn ra sáng 8/12 tại Hà Nội.

Đang cập nhật dữ liệu !