Khách tố nhân viên ngân hàng dụ mua bảo hiểm 'lãi cao hơn gửi tiết kiệm'

Gửi tiết kiệm tại VIB, một nữ khách hàng được nhân viên ngân hàng này mời mua thêm hai gói bảo hiểm Prudential, trong đó có một gói "liên kết đầu tư" khiến chị rơi vào cảnh dở khóc dở cười.

Mời khách mua bảo hiểm có lãi suất cao hơn gửi tiết kiệm!

Phản ánh tới báo VietNamNet, chị Nguyễn Thị Bích Đào (trú tại phường Phúc La, quận Hà Đông, TP. Hà Nội) cho biết, tháng 3/2020, chị gửi tiết kiệm tại Phòng giao dịch VIB (Xa La, Hà Đông) với lãi suất hơn 7%/năm. 

Tại đây, chị được nhân viên Phạm Thị Minh Phương tư vấn về gói bảo hiểm “Pru-Đầu tư linh hoạt”, do VIB liên kết với bảo hiểm nhân thọ Prudential. Kèm theo đó là lời cam kết lãi suất cao hơn gửi tiết kiệm, đồng thời hỗ trợ khách mở thẻ tín dụng để trả góp hàng tháng, mỗi tháng 2,5 triệu đồng. Ban đầu, chị Đào bỏ ngoài tai mọi lời tư vấn, thuyết phục.

Một tháng, quay lại VIB Xa La để tiếp tục gửi tiền tiết kiệm, nhân viên Minh Phương đã thuyết phục chị thành công bằng một bản hợp đồng “Pru-Đầu tư linh hoạt”. Chị nghĩ đơn giản, đây là một khoản tiết kiệm lãi suất cao, lại có thêm quyền lợi bảo hiểm.

Hợp đồng có hiệu lực từ ngày 4/3/2020, với mức phí bảo hiểm 30 triệu đồng/năm (hợp đồng này không liên quan gì đến việc gửi tiết kiệm của chị tại VIB).

Năm 2021, chị Đào tiếp tục được nhân viên Phương mời tham gia gói Bảo hiểm nhân thọ Prudential với lý do: “Gói kia ít quyền lợi về bảo hiểm sức khoẻ”. 

Hai hợp đồng bảo hiểm Prudential được chị Đào mua thông qua VIB.

“Lúc đó tôi vẫn rất tin tưởng và muốn mình được bảo vệ tốt hơn vì hai hợp đồng này sẽ chi trả độc lập. Thế nên tôi đã tham gia gói bảo hiểm nhân thọ và hiện vẫn tiếp tục theo đuổi gói thứ hai. Chính sự tham lam này của Phương khiến tôi rất khó chịu và cảm giác mình thật ngu dại”, chị Đào nói.

Sở dĩ chị Đào có cảm giác trên là bởi tháng 10/2022, chị mới phát hiện ra và cho rằng bản chất của hợp đồng thứ nhất hoàn toàn khác với những gì chị được tư vấn.

“Phương nhấn mạnh lãi suất cao hơn lãi suất gửi ngân hàng, còn có thêm quyền lợi bảo hiểm. Phương có đưa ra bảng minh họa, nhưng luôn chốt một câu 'đây chỉ là bảng minh hoạ, thực tế nó cao hơn'. Cái sai của Phương khi tư vấn là đã khẳng định 'lãi suất cao hơn lãi gửi tiết kiệm', sai toàn hoàn về bản chất sản phẩm”, chị Đào nhấn mạnh.

Ngân hàng đòi bằng chứng xác thực

Về gói hợp đồng “Pru-Đầu tư linh hoạt”, sau khi phát hiện bản chất gói đầu tư này không đúng với những gì được tư vấn, tháng 10/2022 chị Đào gửi đơn khiếu nại lên VIB.

Sau vài lần đi lại, thậm chí to tiếng tại VIB Xa La, đến tháng 3/2023 chị mới gặp được Giám đốc VIB Xa La.

Sau hai lần gặp gỡ, chị được gợi ý “giải quyết nội bộ”, ngân hàng sẽ hỗ trợ chị 15 triệu đồng, tương đương nửa năm đóng phí bảo hiểm. 

Tuy nhiên, chị Đào không chấp nhận đề xuất trên và tiếp tục gửi đơn khiếu nại lần hai, yêu cầu được chấm dứt hợp đồng “Pru - Đầu tư linh hoạt” với lý do: Nhân viên Phương “lạm dụng sự tin tưởng, thiếu trung thực, tư vấn không đúng bản chất hợp đồng”, đồng thời yêu cầu bồi hoàn lại 3 năm phí bảo hiểm đã đóng. 

“Quá trình trao đổi, Phương thừa nhận đã tư vấn gói bảo hiểm đó có lãi suất cao hơn gửi tiết kiệm. Sự thừa nhận này được hai nhân viên VIB chứng kiến. Nhưng VIB nói không coi đó là bằng chứng, chỉ chấp nhận bằng chứng là dạng văn bản. Điều này khiến tôi rất bức xúc”, chị Đào nói.

Trong quá trình làm việc với ngân hàng, đại diện VIB Xa La luôn cho rằng, việc nhân viên Phạm Thị Minh Phương (người tư vấn bán bảo hiểm) đã nghỉ việc nên rất khó giải quyết quyền lợi cho chị. 

“Tôi đã nói rõ với họ nguyện vọng của tôi là chỉ dừng gói Bảo hiểm “Pru-Đầu tư linh hoạt” vì tôi phát hiện nó không đúng với những gì Phương tư vấn.

Tôi thà chấp nhận mất tiền, chứ không thoả hiệp tiếp tục đóng tiền cho một sản phẩm mình bị lừa gạt.

Trong buổi gặp gỡ lần hai, đại diện bộ phận chăm sóc khách hàng VIB có nói thôi thì cũng lỡ đóng 3 năm rồi, cố đóng thêm", chị Đào bức xúc.

Trong công văn phúc đáp đến khách hàng vào ngày 30/3, VIB cho rằng, chị Đào đã có thời hạn 21 ngày cân nhắc hợp đồng theo quy định tại Điều 4 của quy tắc điều khoản sản phẩm bảo hiểm "Pru-Đầu tư linh hoạt". 

Tuy nhiên, trong thời hạn 21 ngày kể từ ngày nhận bộ hợp đồng bảo hiểm, VIB và Prudential không nhận được bất kỳ yêu cầu hoặc thắc mắc nào từ khách hàng về quá trình tư vấn của tư vấn viên và việc không đồng nhất giữa nội dung tư vấn với điều kiện, điều khoản hợp đồng bảo hiểm này, cũng như văn bản yêu cầu hoàn lại toàn bộ phí đã tham gia. 

Công văn phúc đáp VIB gửi khách hàng ngày 30/3/2023.

VIB cũng khẳng định, khách hàng không cung cấp được các bằng chứng hợp lệ thể hiện vi phạm của cán bộ nhân viên. Vì vậy, hợp đồng này tiếp tục có hiệu lực theo đúng điều kiện, điều khoản hợp đồng đã ký kết.

Cho rằng bà Phương đã thiếu trung thực, lạm dụng sự tin tưởng của khách để tư vấn, bán sản phẩm bảo hiểm không đúng bản chất sản phẩm, chị Đào không đồng ý với công văn trả lời của VIB, đồng thời tiếp tục yêu cầu được chấm dứt hợp đồng bảo hiểm “Pru -Đầu tư linh hoạt” và đòi bồi hoàn 3 năm phí bảo hiểm đã đóng.

PV. VietNamNet liên hệ với bà Nguyễn Thị Thanh Thủy, Giám đốc VIB Xa La. Bà Thủy cho hay, khách hàng Nguyễn Thị Bích Đào có mong muốn được tất toán hợp đồng và được đáp ứng đề xuất đó. VIB Xa La đã cử người liên hệ mời chị Đào qua để làm thủ tục. “Tuy nhiên, đến nay chị Đào vẫn chưa qua để ký hồ sơ, do vậy chưa thể tất toán được hợp đồng này”, bà Thuỷ cho hay.

Về lý do chưa qua ký tất toán hợp đồng, chị Đào chia sẻ, nếu đồng ý ký tất toán hợp đồng thì theo đề xuất của ngân hàng, chị chỉ nhận được 23,1 triệu đồng, như vậy sẽ mất gần 67 triệu phí đã đóng.

Trong khi đó, bộ phận truyền thông VIB cho biết tin sẽ kiểm tra thông tin từ bộ phận liên quan về trường hợp của khách hàng Nguyễn Thị Bích Đào.

VietNamNet sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc về sự việc.

Tuân Nguyễn

Vinamilk - hành trình ấn tượng 16 năm liền là Thương hiệu Quốc gia

Vinamilk tiếp tục được vinh danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024, viết tiếp một hành trình đặc biệt và khác biệt của doanh nghiệp sữa Việt duy nhất giữ vững danh vị này trong 16 năm liên tiếp.

Thế mạnh Việt thu về 3,6 tỷ USD, thế 'vô địch' tại thị trường Mỹ

Một thế mạnh của Việt Nam đang chiếm lĩnh tại thị trường Mỹ, chiếm gần 89,4% tổng giá trị nhập khẩu của quốc gia này. Nước ta cũng đã thu về gần 3,6 tỷ USD trong 10 tháng qua.

Thị trường bất động sản Thủ đô sẵn sàng bước vào chu kì mới

Chu kì mới của thị trường bất động sản dần khởi động với sự trỗi dậy của những địa hạt đầu tư mới. Tại Hà Nội, sự khởi sắc của thị trường đang gọi tên điểm đến mới của dòng tiền: khu vực đông bắc Thủ đô.

Đặc quyền độc nhất chỉ có tại 2 tòa phức hợp đa tiện ích The Sola Park

Sở hữu loạt tiện ích đẳng cấp, đáp ứng nhu cầu sinh sống - làm việc - giải trí trong 1 tòa tháp, đảm bảo an ninh an cư - đó là những đặc quyền chỉ có tại 2 tòa phức hợp The Avenue và The Sky, thuộc dự án The Sola Park.

Lý do căn hộ studio được nhà đầu tư săn đón

Căn hộ studio được nhiều nhà đầu tư quan tâm nhờ tính thanh khoản cao, đáp ứng nhu cầu của người trẻ tuổi độc thân, ưa chuộng lối sống đơn giản, tự do, hiện đại.

TCA phân phối sản phẩm bảo hiểm FWD

Ngày 22/10/2024, Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam và Công ty Cổ phần TC Advisors (TCA) đã ký thoả thuận hợp tác, theo đó TCA trở thành Đại lý tổ chức phân phối sản phẩm bảo hiểm cho FWD Việt Nam.

Cơ hội trúng Iphone 16 ProMax cho chủ thẻ tín dụng quốc tế SHB

Từ nay đến 28/2/2025, SHB triển khai loạt chương trình khuyến mãi hấp dẫn với giải nhất là chiếc Iphone 16 ProMax trị giá 37 triệu đồng, tổng giá trị quà tặng của chương trình lên tới 5 tỷ đồng.

Tiêu chí lựa chọn máy lọc nước chất lượng

Máy lọc nước là sản phẩm có liên quan trực tiếp đến sức khỏe, thường được sử dụng lâu dài trong nhiều năm. Người tiêu dùng thường ưu tiên lựa chọn máy lọc nước tốt, chất lượng và an toàn để cả gia đình an tâm sống khỏe.

Cảnh giác chiêu trò lừa đảo trong giao dịch ví điện tử và giả mạo shipper

Từ thông tin cá nhân và mã OTP do nạn nhân cung cấp, đối tượng lừa đảo thực hiện liên kết ví điện tử với tài khoản ngân hàng, rút tiền về ví và chiếm đoạt tiền.

Chi 17.400 tỷ gom mua, hàng Vip và ‘quý tộc’ Trung Quốc về chợ Việt giá rẻ bèo

Các thương nhân, doanh nghiệp Việt đã chi ra khoảng 17.400 tỷ đồng trong 9 tháng qua để mua rau quả Trung Quốc. Theo đó, rau quả Trung Quốc được bày bán la liệt chợ Việt, hàng Vip và hàng “quý tộc” được bán với giá rẻ bèo.