Huyện ven biển Nghệ An đầu tư cơ sở hạ tầng, tăng cường phòng chống thiên tai

Việc đầu tư các công trình trọng yếu đã giúp cho huyện ven biển Diễn Châu (Nghệ An) tăng cường công tác phòng chống thiên tai, giảm thiểu thiệt hại, đảm bảo an toàn cho cuộc sống người dân trên địa bàn.

{keywords}
Cống 4 cửa tại Diễn Hoàng được đưa vào sử dụng giúp ngăn mặn, giữ ngọt và phòng chống thiên tai.

Chú trọng các công trình ách yếu

Qua gần 1 năm triển khai, công trình cống 4 cửa thuộc dự án JICA (Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản) tại xã Diễn Hoàng (huyện Diễn Châu, Nghệ An) được đầu tư hơn 10 tỷ đồng đã được hoàn thành và đưa vào vận hành.

Với thiết kế hiện đại đóng mở tự động, công suất xả lũ lớn, công trình không chỉ đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp mà còn giải quyết căn bản tình trạng ngập lụt, ngăn mặn, giữ ngọt cho hơn 1.500 ha lúa các xã vùng cuối kênh tại Diễn Hoàng, Diễn Hùng, Diễn Đoài, Diễn Yên, Diễn Trường, Diễn Mỹ, của huyện ven biển Diễn Châu.

Ông Vũ Duy Triển (trú ở xã Diễn Hoàng, huyện Diễn Châu) chia sẻ, khi mở cống vận hành là không còn cảnh ngập nước như hồi trước nữa. Còn khi cần nước thì người ta ngăn cống tưới cho tất cả từ Diễn Hoàng đến Diễn Đoài, việc sản xuất của bà con nông dân thuận lợi hơn rất nhiều.

Trước đây, khi chưa có cầu tràn, người dân ở xóm 1 và 11 xã Diễn Lâm (huyện Diễn Châu) thường bị chia cắt trong mùa mưa bão, việc đi lại, giao thương gặp rất nhiều khó khăn. Việc xây dựng cầu tràn với nguồn vốn 20 tỷ đồng do UBND huyện làm chủ đầu tư đã được bà con ở đây đón nhận nhiệt tình. Sau một quá trình xây dựng và được đưa vào vận hành vào mùa mưa lũ năm 2019 nên người dân địa phương vô cùng phấn khởi.

{keywords}
Người dân phấn khởi khi cầu tràn ở Diễn Lâm được đưa vào sử dụng, giúp bà con an toàn trong mùa mưa lũ.

Tại xã Diễn Tân (huyện Diễn Châu), những ngày này, xã đang nỗ lực hoàn thành 750m kênh tiêu nội đồng với nguồn đầu tư gần 2 tỷ đồng. Công trình hoàn thành sẽ giúp địa phương đạt tiêu chí về thủy lợi với toàn bộ 27km kênh mương nội đồng đều được cứng hóa, tạo động lực để xã về đích nông thôn mới trong năm 2020.

Ông Nguyễn Đình Dũng, Phó chủ tịch UBND xã Diễn Tân cho biết: "Nhờ phát huy hiệu quả của hệ thống kênh mương mà sản xuất nông nghiệp Diễn Tân an toàn, hiệu quả, vừa đảm bảo sản xuất, vừa phòng chống thiên tai. Hiện nay, xã đã xây dựng được cánh đồng 30ha chuyên sản xuất lúa giống được bao tiêu sản phẩm nên giá trị đạt cao, nâng cao đời sống cho người dân".

Đầu tư hạ tầng thủy lợi, phòng chống thiên tai

Là huyện ven biển nên Diễn Châu chịu tổn thất hàng năm do thiên tai gây ra là rất lớn. Việc đầu tư hạ tầng thủy lợi được huyện xác định là giải pháp căn cơ, bền vững nhằm đáp ứng công tác phòng chống thiên tai và thích ứng với điều kiện biến đổi khi hậu, phục vụ sản xuất.

Giai đoạn 2015-2020, địa phương này đã thực hiện 36 công trình thủy lợi phục vụ phòng chống thiên tai với tổng vốn đầu tư hơn 650 tỷ đồng. Cụ thể, đầu tư 3 cống điều tiết ngập úng, 48km kênh mương, sửa chữa 5 hồ đập và 20 trạm bơm…

{keywords}
Ba ra Diễn Thành góp phần quan trọng cho ngăn mặn giữ ngọt, tiêu thoát lũ cho 2 huyện Diễn Châu và Yên Thành, tỉnh Nghệ An.

Ông Phan Xuân Vinh, Phó chủ tịch UBND huyện Diễn Châu cho biết, hàng năm huyện trích một phần ngân sách hỗ trợ để khắc phục các công trình ách yếu trước mùa mưa bão cùng với các nguồn vốn của tỉnh và Trung ương. Trong quá trình xây dựng và sửa chữa công trình thì phối hợp với các địa phương, nhà thầu có sự bàn giao quy trình hoạt động từng công trình, đảm bảo hoạt động hiệu quả.

“Để đảm bảo việc khai thác, phát huy hiệu quả bền vững các công trình thủy lợi, chúng tôi tăng cường công tác tuyên truyền trong việc bảo vệ; bên cạnh đó việc sửa chữa hư hỏng trong quá trình vận hành cũng thường xuyên, qua đó đã giảm rõ rệt những tác động của thiên tai đối với đời sống cũng như sản xuất của nhân dân trên địa bàn”, ông Vinh nói.   

Bảo Trâm

Lý giải nguyên nhân bão số 1 đi lệch so với những dự báo trước đó

Sau khi đi sâu vào đất liền khu vực phía Nam tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) bão số 1 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.

Bão số 1 cách Quảng Ninh khoảng 140km, tiến nhanh về đất liền

Dự báo hôm nay bão số 1 sẽ đổ bộ đất liền các tỉnh Đông Bắc của Bắc Bộ, nhiều nơi mưa to đến rất to và có nguy cơ sạt lở đất, ngập úng.

Bão số 1 đang đạt sức mạnh lớn nhất, hướng về Quảng Ninh- Hải Phòng

Bão số 1 giật cấp 15, đạt cường độ lớn nhất, cách bán đảo Lôi Châu khoảng 340km về phía Đông Đông Nam. Khoảng 16h ngày 18/7, bão trên vùng ven biển tỉnh Quảng Ninh-Hải Phòng

Dự báo thời tiết 17/7: Miền Bắc ngày nắng gắt, từ đêm bắt đầu mưa rất to

Dự báo thời tiết ngày 17/7, Bắc và Trung Bộ vẫn nắng nóng đến gay gắt vào ban ngày; nhưng từ đêm, do ảnh hưởng hoàn lưu bão số 1, sẽ có mưa to đến rất to.

Bão số 1 tăng cấp, hướng vào Bắc Bộ

Bão số 1 tăng thêm một cấp so với hôm qua. Dự báo bão di chuyển với tốc độ 10-15km/h và sẽ tiếp tục tăng cấp.

Áp thấp nhiệt đới vào Biển Đông, 2 kịch bản khi mạnh lên thành bão

Trong chiều nay, áp thấp nhiệt đới ngoài khơi Philippines đã đi vào Biển Đông và có khả năng mạnh lên thành bão số 1.

Dự báo thời tiết 14/7: Nắng nóng miền Bắc còn gay gắt, từ chiều tối mưa dồn dập

Dự báo thời tiết ngày 14/7, nắng nóng giảm dần ở miền Bắc, từ chiều tối có mưa giông diện rộng. Riêng Trung Bộ còn nắng nóng gay gắt. Tây Nguyên và Nam Bộ mưa liên tiếp vào chiều tối.

Miền Bắc sắp mưa lớn, có thể kèm gió giật mạnh sau chuỗi ngày nắng nóng

Mưa bắt đầu xuất hiện ở vùng núi miền Bắc sau đó mở rộng ra toàn khu vực với lượng lớn đến 150mm. Sau chuỗi ngày nắng nóng ròng rã, trong cơn mưa đề phòng giông, lốc và gió giật mạnh.

Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Nắng nóng hầm hập rồi mưa mát vào cuối tuần

Dự báo thời tiết Hà Nội 3 ngày tới, trong 1-2 ngày đầu, nắng nóng hầm hập tiếp diễn. Đợt nắng nóng này sẽ kết thúc vào cuối tuần, từ 15/7 trời mát và có lúc có mưa.

Thời tiết Hà Nội 12/7: Nắng nóng cao điểm nhất cả đợt, vượt ngưỡng 38 độ

Dự báo thời tiết Hà Nội 12/7, nắng nóng đến gay gắt tiếp diễn với nền nhiệt ở mức cao điểm, vượt ngưỡng 38 độ; ban đêm ít khả năng xảy ra mưa giông.

Đang cập nhật dữ liệu !