Сhuyên gia Nga: Đức không còn vũ khí gì để cung cấp cho Ukraine

Tiến sĩ Khoa học Quân sự Nga Konstantin Sivkov cho biết, Đức không thể cung cấp cho Ukraine các loại vũ khí mới vì kho dự trữ của nước này đang cạn kiệt.

Theo ông Sivkov, “chủ đề này đang được thảo luận cởi mở ở Đức, bởi vì Berlin không có gì để cung cấp. Họ đã cung cấp mọi thứ có thể cung cấp cho Ukraine”.

Ngoài ra, chuyên gia này tin tưởng, thủ tướng Đức không có muốn đất nước của mình “tham gia vào một cuộc chiến với Nga”.

Ông Sivkov cho rằng, pháo phòng không tự hành Gepard 35 mm là “vũ khí khá tầm thường” với khả năng chiến đấu hạn chế.

{keywords}
Thủ tướng Đức Olaf Scholz trèo lên pháo phòng không tự hành Flakpanzer Gepard của Đức. (Ảnh: AP)

“Đây là một hệ thống khá cũ. Đúng vậy, nó gây ra mối đe dọa cho không quân, nhưng do đó nó sẽ nhanh chóng bị phá hủy”, ông Sivkov nhận định.

Đồng thời, Tiến sĩ Khoa học Quân sự Nga nhấn mạnh rằng, Đức cũng sẽ không cung cấp cho Ukraine các xe tăng Leopard hiện đại ở phiên bản cải tiến thứ 6 và thứ 7, có khả năng xuyên giáp tốt. Đức hiện có rất ít loại máy này và việc giao hàng thậm chí không đến Ba Lan .

“Thêm vào đó, mâu thuẫn giữa Đức và Ba Lan ngày càng lớn. Mọi thứ đều ở trong sự phức tạp. Ngành công nghiệp không thể sản xuất vũ khí hiện đại, vì không có nguồn cung cấp khí đốt. Tình hình là như vậy”, Tiến sĩ Khoa học Quân sự Nga bình luận.

Trước đó, Thủ tướng Đức Olaf Scholz nhắc lại kế hoạch chuyển giao cho Kiev các khẩu pháo phòng không tự hành Gepard, pháo và hệ thống phòng không Iris-T với radar đặc biệt.

Đồng thời, theo ông Scholz, Đức sẽ không cung cấp vũ khí cho Ukraine các loại vũ khí có thể được sử dụng để tấn công các vùng lãnh thổ của Nga.

“Tôi nghĩ rằng mọi người khác nên tuân theo nguyên tắc này. Chúng tôi sẽ không hành động một mình và sẽ luôn được hướng dẫn bởi những gì các đồng minh đang làm”, ông Scholz chia sẻ với ấn phẩm trên T-Online.

Theo ông Scholz, các quyết định về việc cung cấp vũ khí cho Ukraine phải được tiếp cận một cách thận trọng và có cân nhắc.

Ông Scholz cho rằng, mục tiêu chính là hỗ trợ Kiev, nhưng điều quan trọng là phải ngăn chặn sự leo thang nghiêm trọng của tình hình xung quanh Ukraine.

Bên cạnh đó, hôm 22/8, phát ngôn viên của Bộ trưởng Quốc phòng Đức Christine Lambrecht nói: “Hoạt động rút kho dự trữ khí tài để viện trợ Ukraine đã chạm ngưỡng chấp nhận được. Không có lý do để tăng cường cung cấp vũ khí từ các kho trong nước, không thể làm suy yếu quân đội thêm nữa”.

Phát biểu được đưa ra sau khi ba nghị sĩ quốc hội Đức kêu gọi đẩy mạnh hoạt động viện trợ vũ khí cho Ukraine, đồng thời đề xuất ngành công nghiệp quốc phòng tăng sản lượng để bù đắp khoảng trống.

“Năng lực tác chiến của quân đội Đức có thể xếp sau khả năng cầm cự của Ukraine trong tình hình hiện tại, bởi sự sinh tồn của Ukraine sẽ phục vụ lợi ích an ninh của Đức”, nhóm nghị sĩ cho hay.

Berlin gần đây hứng nhiều chỉ trích về chậm trễ chuyển giao vũ khí cho Kiev, khiến lòng tin của Kiev và các đồng minh với chính quyền Thủ tướng Scholz dần suy giảm. Ông Scholz bác cáo buộc, tuyên bố Đức "sẽ chuyển giao toàn bộ những khí tài đã cam kết", nhưng không ấn định mốc thời gian cụ thể.

Thanh Bình (lược dịch)

Vì sao Đức từ chối cung cấp vũ khí đe dọa an ninh của Nga cho Ukraine?

Vì sao Đức từ chối cung cấp vũ khí đe dọa an ninh của Nga cho Ukraine?

Thủ tướng Đức Olaf Scholz mới đây tuyên bố, nước này sẽ không cung cấp cho Ukraine các loại vũ khí có thể được sử dụng để tấn công các vùng lãnh thổ của Nga.

Taliban có ‘động thái lạ’ gần biên giới của Tajikistan

Taliban có ‘động thái lạ’ gần biên giới của Tajikistan

Taliban được cho đang chuyển quân đội đến biên giới của Tajikistan.

Chiến thuật mới của Nga nhằm bảo vệ cầu Crưm khỏi xuồng cảm tử Ukraine

Nga đang triển khai hàng loạt radar cỡ nhỏ và lắp đặt hệ thống tác chiến lên tàu chiến để bảo vệ cầu Crưm khỏi các cuộc tập kích bằng xuồng cảm tử (USV) của Ukraine.

Tình báo Mỹ thừa nhận khó theo dõi vũ khí hạt nhân của Nga ở Belarus

Giới chức tình báo Mỹ thừa nhận, nước này khó có thể theo dõi các vũ khí mà Nga đã chuyển tới Belarus, kể cả có hình ảnh vệ tinh.

Kiev xem cầu Crưm là mục tiêu tấn công, Mỹ nói Ukraine tổn thất đáng kể

Tổng thống Volodymyr Zelensky tuyên bố, cầu Crưm là mục tiêu tấn công của Ukraine.

Hàn Quốc tuyên bố Triều Tiên phóng tên lửa hành trình ra biển

Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc (JCS) cho biết, Triều Tiên đã thực hiện việc phóng một số tên lửa hành trình ra biển Hoàng Hải lúc 4h sáng 22/7 (giờ địa phương).

Vụ lính Mỹ từ Hàn Quốc vượt biên sang Triều Tiên diễn ra thế nào?

Washington đang cố gắng xác định số phận của binh nhì Travis T. King, lính Mỹ đã từ Hàn Quốc vượt biên trái phép sang Triều Tiên ngày 18/7.

Khoảnh khắc tên lửa HIMARS bắn cháy pháo tự hành Nga ở Ukraine

Chỉ với một quả tên lửa phóng từ Hệ thống pháo phản lực cơ động cao (HIMARS), cỗ pháo tự hành 2S5 Giatsint-S của Nga đã bị phá hủy nhanh chóng.

Triều Tiên dọa đáp trả bằng hạt nhân khi Mỹ phô diễn sức mạnh quân sự

Bộ trưởng Quốc phòng Triều Tiên Kang Sun Nam cảnh báo, việc triển khai vũ khí của Mỹ như tàu sân bay, máy bay ném bom hay tàu ngầm tên lửa ở Hàn Quốc có thể rơi vào các điều kiện pháp lý cho phép Bình Nhưỡng dùng vũ khí hạt nhân.

Hình ảnh Nga và Trung Quốc tập trận chung trên biển và trên không

Nga và Trung Quốc đã bắt đầu cuộc tập trận chung trên biển và trên không mang tên "Phương Bắc/Tương tác - 2023". Cuộc diễn tập kéo dài từ 20-23/7.

Nga nói không tấn công tàu dân sự, lãnh sự quán Trung Quốc ở Ukraine bị hư hại

Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov ngày 20/7 cho biết, Nga không có ý định nhắm mục tiêu vào các tàu dân sự ở Biển Đen.

Nga tiếp tục tấn công trả đũa Ukraine, Kiev sử dụng đạn chùm

Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố sẽ tiếp tục tấn công các mục tiêu ở Ukraine để đáp trả vụ tấn công bằng máy bay không người lái nhằm vào cầu Crưm hồi đầu tuần này.

Đang cập nhật dữ liệu !