Đức đang thiếu đạn để ‘bơm’ cho Ukraine?

Theo Military Review, Đức gặp sự cố khi lên kế hoạch chuyển giao pháo phòng không tự hành Gepard 1A2 cho Ukraine.

Điều đáng chú ý là những khẩu pháo này đã được quân đội Đức đưa ra khỏi biên chế hơn 20 năm trước và được nhà sản xuất thiết bị quân sự Krauss-Maffei Wegmann cất giữ. Theo các nguồn tin, hóa ra chỉ đơn giản là Đức không có đủ đạn pháo cho số vũ khí phòng không này.

Mới đây, vào ngày 28/4, Krauss-Maffei Wegmann đã đề nghị chuyển giao 50 khẩu pháo phòng không Gepard 1A2 cho Ukraine, Quốc hội và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Đức đã cho phép hành động thiện chí này.

Military Review cho hay, có điều là pháo tự hành này được trang bị 2 pháo tự động Oerlikon GDF 35 mm, chúng được thiết kế cho loại đạn 35x228 mm, nhưng được sản xuất ở Thụy Sĩ. Và nước này mới đây đã từ chối cung cấp bất kỳ loại vũ khí và đạn dược nào cho các cường quốc có lãnh thổ có xung đột quân sự.

{keywords}
Đức sẵn sàng chuyển 50 tổ hợp pháo phòng không tự hành Gepard cho Ukraine. (Ảnh: AP)

“Đức bắt đầu tìm kiếm nơi khác để cung cấp số đạn này, dường như Berlin đã đạt được thỏa thuận với Brazil về việc cung cấp 300.000 viên đạn cho pháo Oerlikon GDF. Ngoài ra, các cuộc đàm phán đang được tiến hành với Qatar và Jordan về 150.000 viên đạn pháo khác”, Military Review cho biết.

Pháo phòng không tự hành Gepard 1A2 luôn được coi là một trong những phương tiện phức tạp nhất trong Lực lượng vũ trang Đức. Việc chuẩn bị cho các nhà khai thác chúng phải mất vài tháng và đây là huấn luyện cho quân đội Đức - những người đã quen với công nghệ của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), chứ không phải những người lính Ukraine lần đầu tiên nhìn thấy những cỗ máy này.

Theo các chuyên gia quân sự, loại pháo phòng không tự hành này đã lỗi thời và với một tổ lái không được chuẩn bị kỹ lưỡng thì nó sẽ hoàn toàn vô dụng.

Được biết, Gepard 1A2 có tầm bắn lên tới 5 km, độ cao bắn lên tới 4 nghìn mét, trong khi đài radar có khả năng phát hiện mục tiêu ở khoảng cách tới 18 km. Điều đáng chú ý là thiết bị chiến đấu này không có khả năng đối phó với các mối đe dọa hiện đại từ trên không và do đó đã bị loại khỏi biên chế.

Pháo phòng không Flakpanzer Gepard sử dụng khung gầm xe tăng chủ lực Leopard 1, được phát triển từ những năm 1960 và biên chế vào những năm 1970. Quân đội Đức loại biên mẫu pháo này năm 2010 để chuyển sang biến thể thiết giáp chở quân Wiesel gắn tên lửa phòng không FIM-92 Stinger hoặc LFK NG.

Tổ hợp Gepard được trang bị hai pháo tự động Oerlikon GDF 35 mm, mỗi khẩu có 320 viên đạn phòng không và 20 viên đạn chống tăng, cùng hai cụm 4 ống phóng lựu đạn khói 76 mm. Pháo có kíp lái ba người, có thể di chuyển với tốc độ tối đa 65 km/h, tầm hoạt động 550 km.

Trước đó, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã bị chỉ trích vì từ chối trực tiếp chuyển vũ khí hạng nặng cho Ukraine. Ông Scholz nói rằng, kho dự trữ của quân đội Đức đã quá cạn kiệt để có thể gửi bất kỳ vũ khí hạng nặng nào như xe tăng và lựu pháo. Tuy nhiên, Thủ tướng Đức cam kết cung cấp vũ khí chống tăng và phòng không, mô tả đây là “vũ khí phòng thủ”.

Thanh Bình (lược dịch)

Lính đánh thuê người Anh tiết lộ quãng thời gian khi bị Nga giam giữ

Lính đánh thuê người Anh tiết lộ quãng thời gian khi bị Nga giam giữ

Lính đánh thuê người Anh Shaun Pinner, người từng chiến đấu bên Lực lượng vũ trang Ukraine và đã đầu hàng Lực lượng vũ trang Nga, mới đây nói rằng thái độ đối xử tốt khi bị giam giữ khiến anh ngạc nhiên.

Mỹ đã tốn bao nhiêu để gửi lính đánh thuê đến Ukraine

Mỹ đã tốn bao nhiêu để gửi lính đánh thuê đến Ukraine

Theo phân tích dữ liệu tài chính do các chuyên gia và giới truyền thông thực hiện, Mỹ cùng với Ukraine đã chi 11 triệu USD cho việc duy trì lính đánh thuê Mỹ.

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Video trực thăng tấn công Nga dội lửa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk

Trong khi trực thăng tấn công Mi-35 của Nga nã đạn như mưa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk, trực thăng vận tải quân sự Mi-8 của các lực lượng Moscow quanh quẩn gần đó.

Video quân đội Nga bắn cháy xe tăng Abrams thứ 4 của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa chống tăng để bắn nổ xe tăng Abrams thứ 4 do Mỹ gửi tới Ukraine ở một khu định cư gần thành phố Avdiivka.

Giới phân tích quân sự mô tả kịch bản Nga bị tấn công

Các nhà phân tích quân sự Nga vừa đưa ra một kịch bản giả định, trong đó kẻ thù của nước này sẽ mở một cuộc tấn công chớp nhoáng trên toàn cầu cùng việc nã tên lửa vào cơ sở hạ tầng hành chính-chính trị và quân sự-công nghiệp của Nga.

Khoảnh khắc UAV cảm tử Nga làm nổ tung trạm liên lạc Starlink của Ukraine

Nga vừa công bố video quay cảnh một máy bay không người lái (UAV) cảm tử của họ tấn công phá hủy một trạm liên lạc của Kiev trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Lý do Nga không thể ngăn xuồng không người lái Ukraine tấn công tàu chiến

Kể từ lần đầu tiên được triển khai, xuồng không người lái hải quân (USV) đã trở thành vũ khí đáng gờm của Ukraine, và gây ra tổn thất nặng nề cho Hạm đội Biển Đen của Nga.

Lính Nga cảm ơn Tổng thống Mỹ gửi xe tăng Abrams cho Ukraine

Một trong số những người lính Nga đã cảm ơn Tổng thống Mỹ Joe Biden vì cung cấp xe tăng Abrams cho Ukraine, giúp họ có cơ hội nhận tiền thưởng từ việc phá hủy chúng.

Vũ khí giúp Nga phá hủy xe tăng Abrams đầu tiên của Mỹ ở Ukraine

Máy bay không người lái Piranha FPV của Nga đã phá hủy chiếc xe tăng M1 Abrams đầu tiên của Mỹ hoạt động ở vùng xung đột Ukraine.

Đang cập nhật dữ liệu !