Hưng Yên: Đưa sản phẩm đặc trưng, tiêu biểu của tỉnh quảng bá trên sàn thương mại điện tử

Hưng Yên đã tận dụng kênh thương mại điện tử để quảng bá sản phẩm đặc trưng của tỉnh, ngoài ra, kênh này đã hỗ trợ rất hiệu quả cho các mặt hàng nông sản trong thời gian dịch bệnh.

Trong thời gian dịch bệnh diễn ra phức tạp, nhằm tháo gỡ khó khăn cho khâu lưu thông, tránh đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa, ngành công thương Hưng Yên đã đưa các phương án đồng hành hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm nông sản trên cả nước qua kênh thương mại điện tử. Bước đầu đã cho thấy những hiệu quả đáng mừng.
 
Sau thành công của phân phối sản phẩm nhãn lồng Hưng Yên trên sàn thương mại điện tử, cuối năm 2021, Hưng Yên tiếp tục đưa các sản phẩm cây có múi của tỉnh phân phối theo phương thức thương mại điện tử.
 
Trong đề án phát triển thị trường trong nước gắn với cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2021 - 2025, UBND tỉnh Hưng Yên xác định các nội dung quan trọng đó là phát triển hệ thống phân phối cố định, bền vững, ưu tiên đối với hàng Việt Nam, hàng hóa tiêu biểu, chủ lực của địa phương.

Nghiên cứu, xây dựng mô hình các chuỗi cung ứng sản phẩm bền vững từ sản xuất - phân phối - tiêu dùng gắn với quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm. Từng bước nhân rộng mô hình liên kết, tạo điều kiện để các doanh nghiệp, hộ sản xuất, kinh doanh tham gia mô hình.

Hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hợp tác xã... đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thương mại nhằm mở rộng kênh phân phối hàng Việt Nam tại các khu vực đông dân cư, khu công nghiệp, khu vực nông thôn theo hướng bền vững. Hình thành các gian hàng trưng bày và bán hàng hóa của tỉnh, sản phẩm OCOP trong các siêu thị, trung tâm thương mại, hoặc khu điểm du lịch.

{keywords}
Nhiều sản phẩm của tỉnh Hưng Yên được người tiêu dùng đón nhận.

Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng điểm bán hàng Việt Nam tại địa phương, lồng ghép, gắn kết việc thực hiện các mục tiêu của cuộc vận động "Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam" với chương trình bình ổn thị trường.

Khảo sát cơ sở hạ tầng thương mại trên địa bàn tỉnh, lựa chọn địa điểm thích hợp để xây dựng thí điểm và nhân rộng điểm bán hàng Việt với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam”, “Tinh hoa hàng Việt Nam”. Đẩy mạnh công tác hỗ trợ doanh nghiệp trong các hoạt động xúc tiến thương mại, tổ chức các hoạt động đưa hàng Việt Nam về nông thôn, chợ truyền thống, các chương trình khuyến mại hàng Việt Nam trên địa bàn tỉnh. Đẩy mạnh các hoạt động giới thiệu, quảng bá tuyến, điểm du lịch gắn với quảng bá các sản phẩm, hàng hóa có thế mạnh của tỉnh. Vận động các doanh nghiệp tổ chức các chương trình khuyến mại hàng Việt Nam như “Ngày hàng Việt”, “Tuần hàng Việt”, “Tháng hàng Việt”; tổ chức các hoạt động tuần lễ hàng Việt trên địa bàn tỉnh.

Mục tiêu trong thời gian tới, Hưng Yên tiếp tục đẩy mạnh phát triển hệ thống phân phối; tạo điều kiện đưa các hàng hóa thiết yếu và hàng Việt Nam có thế mạnh đến tay người tiêu dùng nhằm nâng cao sức mua, bình ổn thị trường và cải thiện đời sống người dân. Xây dựng các mô hình chuỗi liên kết sản xuất - phân phối - tiêu dùng, các điểm bán hàng Việt nhằm tạo lập và phát triển thị trường trong nước bền vững. Góp phần nâng cao sức cạnh tranh cho các sản phẩm, hàng hóa Việt Nam, xây dựng thương hiệu Việt, củng cố và đa dạng hóa các loại hình phân phối đồng thời ngăn chặn việc sản xuất hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng nhằm bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Cuối tháng 10 vừa qua, tại Trung tâm Xúc tiến Nông nghiệp Hà Nội, hội nghị kết nối tiêu thụ nông sản, sản phẩm cây có múi và sản phẩm OCOP tỉnh Hưng Yên năm 2021 do UBND tỉnh Hưng Yên, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và PTNT) và Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) phối hợp tổ chức được diễn ra theo phương thức trực tiếp và trực tuyến.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên cho biết, diện tích cây ăn quả toàn tỉnh năm 2021 ước đạt khoảng 15.000 ha, tăng khoảng 3,24% so với năm 2020, chiếm 12,4% diện tích cây ăn quả vùng ĐBSH, đứng thứ 3 cùng ĐBSH (sau thành phố Hà Nội và tỉnh Hải Dương). Sản lượng cây ăn quả toàn tỉnh năm 2021 ước đạt 236.492 tấn, tăng 11% so với năm 2020; trong đó nhãn 41.663 tấn, vải 12.292 tấn, chuối 88.972 tấn,...

Cây ăn quả có múi là sản phẩm chủ lực của tỉnh, năm 2021, toàn tỉnh có khoảng 4.250 ha cây ăn quả có múi, sản lượng ước tính 65.000 tấn; trong đó diện tích trồng cây cam, quýt trên 2.100 ha; bưởi trên 2000 ha; còn lại là cây có múi khác như chanh, quất . . . Toàn tỉnh đã có 28 vườn cây có múi (cam, bưởi) được chứng nhận đạt tiêu chuẩn vườn cây có múi đầu dòng, mỗi năm có khai thác khoảng 60 vạn mắt ghép phục vụ nhu cầu nhân giống, phát triển trồng mới của nông dân trong và ngoài tỉnh. Đến hết tháng 9/2021, toàn tỉnh đã có 65 vùng sản xuất cây ăn quả có múi (cam, quýt, bưởi) với tổng diện tích trên 1000 ha, sản lượng khoảng trên 20.000 tấn quả tươi được chứng nhận tiêu chuẩn VietGap.

 P.Thúy

Đà Nẵng: 10 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao, 4 sao

Theo kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm thuộc chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) TP Đà Nẵng đợt 1/2022, có 10 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao và 4 sao.

Yên Bái xây dựng sản phẩm OCOP dựa trên lợi thế, tiềm năng của từng địa phương

Thực hiện chương trình: Mỗi xã một sản phẩm (chương trình OCOP), tỉnh Yên Bái tập trung chỉ đạo phát triển các sản phẩm OCOP dựa trên lợi thế, tiềm năng ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, gắn với nhu cầu thị trường.

Giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hoá các tỉnh Nam Bộ tại Hà Nội

Sáng 21/12, Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới TP Hà Nội đã khai mạc sự kiện giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ.

Hà Tĩnh: Đưa sản phẩm OCOP tham gia các hội chợ, triển lãm thúc đẩy kết nối giao thương

Thời gian qua, các sản phẩm OCOP của Hà Tĩnh thường xuyên có mặt tại các sự kiện, hội chợ, hội thảo trong và ngoài tỉnh nhằm kết nối giao thương, trưng bày sản phẩm từ đó quảng bá thương hiệu, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm của tỉnh.

Doanh nghiệp chia sẻ ‘bí quyết’ để sản phẩm đạt chứng nhận OCOP

Để sản phẩm đạt chứng nhận OCOP, doanh nghiệp cho biết phải làm thật, làm sạch và làm chuẩn. Tất cả các sản phẩm đều theo tiêu chí xanh, sạch và khỏe.

Hà Nội phân hạng, đánh giá 45 sản phẩm OCOP thuộc 4 quận, huyện

Trong đợt phân hạng, đánh giá cho 45 sản phẩm OCOP thuộc 4 quận, huyện này huyện Đan Phượng có nhiều sản phẩm nhất là 23 sản phẩm. Tiếp đến, quận Bắc Từ Liêm có 10 sản phẩm, huyện Hoài Đức có 10 sản phẩm và huyện Ứng Hoà có 2 sản phẩm.

Hà Nội sẽ mở thêm 20 đến 30 điểm giới thiệu OCOP trong năm 2023

Theo kế hoạch phát triển các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gắn với các địa điểm kinh doanh, du lịch làng nghề, du lịch nông thôn trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2023, Thành phố sẽ phát triển thêm 20 – 30 điểm giới thiệu sản phẩm OCOP.

Phấn đấu đến năm 2025, Quảng Bình có từ 1-3 sản phẩm OCOP 5 sao

Phấn đấu đến năm 2025, Quảng Bình sẽ tổ chức đánh giá, phân hạng thêm 65-70 sản phẩm, trong đó phấn đấu từ 1-3 sản phẩm đạt 5 sao, 3-5 sản phẩm đạt 4 sao, 45-50 sản phẩm đạt 3 sao.

Sau 4 năm thực hiện chương trình OCOP, Thanh Hoá có gần 300 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên

Sau 4 năm triển khai thực hiện chương trình OCOP, đến nay toàn tỉnh Thanh Hoá đã có 292 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên. Trong đó, có 1 sản phẩm 5 sao, 56 sản phẩm 4 sao và 235 sản phẩm 3 sao.

Chương trình OCOP giúp nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm của người dân Thủ đô

Phát triển sản phẩm OCOP chẳng những giúp người dân các quận, huyện ở Hà Nội có thêm cơ hội để nâng cao thu nhập mà còn là cách để bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của Thủ đô.

Đang cập nhật dữ liệu !