Hồng Lỗi tuyên bố "láo lếu": “Trường Sa là của Trung Quốc”
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi. |
"Liệu có thể giành lại Hoàng Sa không thầy?"
Nhắc con cháu đòi lại Hoàng Sa cho Tổ quốc
Cần công nhận ngư dân hy sinh ở Hoàng Sa, Trường Sa là liệt sĩ
Sẽ kỷ niệm 40 năm Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm trái phép
Trung Quốc từng luôn thừa nhận “Hoàng Sa là của Việt Nam”
Hôm thứ Ba (21/5), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez đã ra tuyên bố và gửi công hàm tới Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila để phản đối sự hiện diện “khiêu khích và bất hợp pháp” của một tàu chiến và một số tàu hải giám của Trung Quốc xuất hiện và di chuyển vòng quanh khu vực Bãi Cỏ Mây (Philippines gọi là bãi Ayungin Shoal).
Bãi Cỏ Mây (tên tiếng Anh là Second Thomas Shoal) là một rặng san hô vòng thuộc cụm Bình Nguyên nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Chiều dài của bãi này tính theo trục chính bắc-nam là 9 hải lí (16,7 km) và chiều rộng tối đa là 3 hải lí (5,6 km), với tổng diện tích vào khoảng 60 km². Hiện Philippines đang kiểm soát trái phép khu vực này và dùng xác tàu BRP Sierra Madre mắc cạn tại đây vào năm 1999 để làm chỗ đóng quân cho binh lính.
Bãi Cỏ Mây (Ảnh chụp vệ tinh) |
Ngày 9/5, tờ Thời báo Hoàn Cầu cho rằng, phía Trung Quốc đã phát hiện 3 chiến hạm Philippines kéo ra Bãi Cỏ Mây, chở theo khá nhiều vật liệu xây dựng định đổ bộ xây dựng công sự (trái phép) tại Bãi Cỏ Mây phục vụ ý đồ chiếm đóng (trái phép Bãi Cỏ Mây của Việt Nam) lâu dài. Trung Quốc đã quyết định cử tàu chiến và tàu hải giám ra khu vực này để ngăn Philippines xây căn cứ.
Trong khi đó, tờ tờ Manila Standard Today của Philippines cũng lên tiếng cho rằng có một số báo cáo từ Biển Đông gửi về nói rằng có nhiều dấu hiệu cho thấy Trung Quốc cũng đang bắt đầu dựng các cọc sắt song song với việc đổ trộm vật liệu nhằm mục đích xây dựng công sự trái phép trên bãi Cỏ Mây.
Cần phải khẳng định rằng hành động của cả Trung Quốc và Philippines đều là trái phép, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam tại Bãi Cỏ Mây cũng như quần đảo Trường Sa. Điều này làm phức tạp thêm tình hình, đi ngược lại tinh thần Tuyên bố chung về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
Philippines đã cố tình để tàu BRP Sierra Madre mắc cạn ở bãi Cỏ Mây để lấy cớ đưa quân đến đóng và kiểm soát khu vực này. |
Mới đây nhất, trước việc Trung Quốc cử đội tàu đánh cá gồm 32 chiếc xâm nhập vùng biển Trường Sa của Việt Nam hồi đầu tháng 5/2013, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị đã thể hiện quan điểm nhất quán của Việt Nam: “Mọi hoạt động của các bên liên quan tại Biển Đông cần phải tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các nước liên quan. Việt Nam khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Trường Sa và mọi hoạt động của các bên ở khu vực này mà không được sự chấp thuận của Việt Nam là vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam”.