Hơn 57.000 lao động bị ảnh hưởng bởi Covid-19, vẫn có gần 1200 DN, văn phòng đăng ký mới tại Đà Nẵng

Theo Sở KH-ĐT Đà Nẵng, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng lớn đến các lĩnh vực kinh tế - xã hội của TP, đặc biệt là du lịch, sản xuất, xuất nhập khẩu… cùng hàng ngàn doanh nghiệp và hàng chục ngàn người lao động

Du lịch dự kiến tổng thiệt hại 5.672 tỉ đồng

Ngày 26/4, Sở KH-ĐT Đà Nẵng đã thông tin những đánh giá bước đầu về tác động của dịch bệnh Covid-19 đến phát triển kinh tế - xã hội của TP. Theo đó, mặc dù Nhà nước và Chính phủ đã có nhiều biện pháp nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan nhưng đến nay Covid-19 vẫn gây nhiều tác động rất lớn đến kinh tế - xã hội của Việt Nam nói chung và TP Đà Nẵng nói riêng.

{keywords}
Du lịch Đà Nẵng bị thiệt hại nặng nề do dịch Covid-19 (Ảnh: HC)

“Đặc biệt, dịch bệnh Covid-19 làm thay đổi thói quen chi tiêu, đi lại của người dân; làm gián đoạn chuỗi cung ứng, quan hệ cung cầu trong sản xuất. Nhiều doanh nghiệp phải ngừng hoạt động và có nguy cơ phá sản, nhiều nhà đầu tư tài chính có tâm lý lo ngại rủi ro, thậm chí hoảng sợ!” – Bà Lê Thanh Tùng, Trưởng phòng Tổng hợp – Quy hoạch Sở KH-ĐT Đà Nẵng, nêu nhận định.

Đối với Đà Nẵng, theo ghi nhận của Sở KH-ĐT TP, du lịch là một trong những ngành chịu tác động nặng nề nhất của đại dịch Covid-19.

Quý 1/2020, tổng lượng khách do cơ sở lưu trú du lịch phục vụ ước đạt 1.255.470 lượt, giảm 25% so cùng kỳ 2019 (kế hoạch tăng 15,5%); trong đó, khách quốc tế ước đạt 469.243 lượt, giảm 26,9%; khách nội địa ước đạt 786.227 lượt, giảm 23,7%.

Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống ước đạt 3.569 tỷ đồng, giảm 23,7% so với cùng kỳ 2019; doanh thu du lịch lữ hành ước đạt 435,5 tỷ đồng, giảm 19,5%. Hai thị trường khách lớn nhất là Hàn Quốc và Trung Quốc tính đến tháng 3 đã giảm 90 - 100% lượng khách do việc tạm dừng toàn bộ các đường bay trực tiếp thường kì và thuê chuyến đến Đà Nẵng.

Các doanh nghiệp du lịch hoạt động cầm chừng, cắt giảm hoặc cho nhân viên nghỉ luân phiên để giảm thiểu tối đa chi phí, đặc biệt khách sạn, nhà hàng, vận chuyển thậm chí, một số đơn vị phải tạm dừng hoạt động. Tổng thiệt hại trực tiếp của ngành du lịch Đà Nẵng dự kiến trong quý I/2020 khoảng hơn 1.859 tỷ đồng, lũy kế đến quý II/2020 dự kiến tổng thiệt hại 5.672 tỷ đồng.

Ông Tán Văn Vương, Phó Giám đốc Sở Du lịch Đà Nẵng cho biết thêm, trong tháng 4, tổng lượng khách đến TP tham quan, du lịch ước đạt 15.753 lượt, giảm 98% so với cùng kỳ 2019; trong đó khách quốc tế ước đạt 8.864 lượt, giảm 97,1% so với cùng kỳ 2019, khách nội địa ước đạt 6.889 lượt, giảm 98,5% so với cùng kỳ 2019. Tổng thu du lịch ước đạt 62,87 tỷ đồng, giảm 97,6% so với cùng kỳ năm 2019.

“Do diễn biến phức tạp của dịch bệnh, các chuyến bay, tàu biển quốc tế đến Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng đã dừng hoạt động. Trong tháng 04 không có thêm khách du lịch quốc tế đến Đà Nẵng bằng đường hàng không và đường biển; cũng không có khách du lịch đường thuỷ nội địa do hiện nay các chủ tàu đang tạm dừng hoạt động. Hiện chỉ còn 02 đường bay nội địa từ Hà Nội, TP.HCM đến Đà Nẵng” – Ông Tán Văn Vương cho biết.

2.383 doanh nghiệp, 57.361 lao động bị ảnh hưởng

Hoạt động xuất nhập khẩu của Đà Nẵng quý I/2020 cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi dịch Covid 19. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa quý I/2020 ước đạt 332,9 triệu USD, giảm 6,5% so với cùng kỳ 2019; kim ngạch nhập khẩu quý I/2020 ước đạt 256,7 triệu USD, giảm 14,7% so với cùng kỳ 2019.

“Tương tự, hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn Đà Nẵng quý I/2020 gặp nhiều khó khăn. Nguồn nguyên liệu đầu vào (chủ yếu từ Trung Quốc) thiếu hụt lớn; sức mua trên thị trường trong nước và xuất khẩu giảm mạnh (ngoại trừ hàng hóa là thực phẩm và các nhu yếu phẩm phục vụ phòng chống dịch). Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) quý I/2020 chỉ ước tăng 0,73% so với cùng kỳ 2019” – Bà Lê Thanh Tùng cho biết.

Về lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp, bà Lê Thanh Tùng cho biết, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, số lượng doanh nghiệp và vốn đăng ký mới đều giảm so với cùng kỳ năm 2019. Tuy nhiên điểm đáng ghi nhận là hầu hết doanh nghiệp đăng ký mới đều có xu hướng thực hiện hồ sơ qua mạng.

Cụ thể, đến ngày 15/4, Đà Nẵng cấp mới giấy chứng nhận đăng ký cho 1.187 doanh nghiệp, chi nhánh và văn phòng đại diện, tổng vốn điều lệ đăng ký đạt 6.265 tỷ đồng; giảm 38% về số doanh nghiệp và giảm 44,5% về số vốn so với cùng kỳ 2019; hoàn tất thủ tục giải thể cho 238 doanh nghiệp, đơn vị trực thuộc và có 991 doanh nghiệp và đơn vị trực thuộc tạm ngừng hoạt động. 

Theo thống kê, trong quý I/2020, có 2.383 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn Đà Nẵng bị ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Số lao động bị ảnh hưởng khoảng 57.361 người; trong đó có 7.090 lao động bị chấm dứt hợp đồng, 18.421 lao động bị ngừng việc và 31.850 lao động bị ảnh hưởng khác (làm việc tại nhà, giảm ngày công làm việc, hưởng lương thấp hơn, bị doanh nghiệp cho nghỉ phép luân phiên…)

Đại diện Sở KH-ĐT Đà Nẵng nêu rõ: “Có thể thấy đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng không nhỏ đến các lĩnh vực kinh tế  xã hội của TP, đặc biệt là du lịch, sản xuất, xuất – nhập khẩu, hoạt động của doanh nghiệp và ảnh hưởng đến số lượng lớn người lao động. Trước tình hình đó, hiện chính quyền TP đang chủ động thực hiện nhiều biện pháp để giảm bớt ảnh hưởng của đại dịch lên các chỉ tiêu phát triển kinh tế, ổn định xã hội trên địa bàn”

Tổng thu ngân sách quý 1/2020 giảm hơn 20%

Theo Sở KH-ĐT Đà Nẵng, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn TP quý 1/2020 ước 5.868 tỷ đồng, đạt 18,97% dự toán (giảm 20,3% so với cùng kỳ năm 2019), trong đó thu nội địa ước đạt 5.022 tỷ đồng, bằng 18,71% dự toán; thu thuế xuất nhập khẩu ước đạt 846 tỷ đồng, bằng 20,63% dự toán (giảm 16,65% so với cùng kỳ năm 2019).

 HẢI CHÂU

Agribank lần thứ 9 liên tiếp được vinh danh giải thưởng Sao Khuê

Vượt qua nhiều giải pháp, 2 hệ thống/sản phẩm của Agribank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ 9 liên tiếp (2016-2024) Agribank nhận giải thưởng này.

Cơ chế giá điện 2 thành phần là công bằng hơn giá điện 1 thành phần

Hiện Việt Nam áp dụng biểu giá điện 1 thành phần, tức là biểu giá điện tính theo điện năng. Trong khi đó, nhiều nước trên thế giới đang áp dụng giá điện 2 thành phần.

Bảo hiểm FWD gây ấn tượng với thông điệp truyền cảm hứng mới

Mới đây, FWD Việt Nam tiếp tục chứng minh sức mạnh vượt trội trong cách khai thác thông điệp cùng hình tượng sáng tạo nhưng gần gũi thông qua chiến dịch thương hiệu mới “Sống đầy cùng FWD Bảo hiểm dễ hiểu” (Time to play).

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Ngân hàng có buộc phải xóa nợ?

Vụ việc khách hàng của Eximbank là anh P.H.A nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng vẫn chưa ngã ngũ. Nếu 2 bên không có tiếng nói chung, một bên không trả nợ, một bên không sửa trên hệ thống thì khoản nợ mãi treo lơ lửng.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cần biết để không 'lụt nợ' vì thẻ

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị biến thành món nợ 8,8 tỷ gây nhiều tranh cãi. Nợ xấu để lại hệ luỵ cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chủ thẻ tín dụng cần lưu ý gì để không phải rơi vào tình huống bị đòi những khoản nợ không tin nổi?

Sự thật vụ 'quên' trả nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu, sau 11 năm thành 8,8 tỷ

Vụ việc xảy ra ở Quảng Ninh đang gây 'sốc'. Khách hàng vay thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng nhưng không đóng lãi nhiều năm. Đến nay, cả gốc lẫn lãi lên đến 8,8 tỷ đồng.

Agribank nỗ lực truyền thông giáo dục tài chính cho học sinh, sinh viên

Agribank phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhiều chương trình giáo dục tài chính, đặc biệt cho học sinh, sinh viên để hiểu biết đúng và đầy đủ về các vấn đề tài chính ngân hàng trong bối cảnh xã hội phát triển và chuyển đổi số.