Hội thảo về điều chỉnh chi tiết nhóm cảng biển Đông Nam bộ

Sáng 14/11, tại thành phố Vũng Tàu, Bộ Giao thông – Vận tải đã tổ chức Hội nghị Tổng kết đề án nâng cao hiệu quả khai thác quản lý, khai thác cảng biển Nhóm 5, các bến cảng khu vực Cái Mép – Thị Vải.

Ảnh báo Xây dựng

Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Công đã chủ trì Hội thảo về điều chỉnh chi tiết nhóm cảng biển Đông Nam bộ. Hội thảo thu hút sự quan tâm, đóng góp ý kiến của nhiều DN, lãnh đạo các địa phương trong khu vực.

Theo số liệu thống kê năm 2016, các bến cảng tổng hợp, container khu vực Cái Mép –Thị Vải thông qua khoảng 40,9 triệu tấn, đạt 45% tổng công suất thiết kế. Riêng hàng container đạt 2,03 triệu TEU, tuy có tăng khoảng 50% so với cùng kỳ nhưng mới đạt 30% công suất xếp dỡ của các bến cảng trong khu vực Cái Mép –Thị Vải.

Theo đại diện Sở GTVT Đồng Nai, hiện tỉnh có 15 bến cảng đang hoạt động, bao gồm 3 cảng tổng hợp và 12 cảng chuyên dùng. Trong khi theo quy hoạch, tỉnh có 32 khu công nghiệp với tổng diện tích 10.133ha. Việc chỉ có 3 cảng tổng hợp không đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hàng hóa của các DN nên họ phải vận chuyển hàng đến các cảng của TP HCM. Sở GTVT Đồng Nai kiến nghị Bộ GTVT điều chỉnh quy hoạch nhóm cảng biển Đông Nam bộ trên địa bàn tỉnh. Cùng đó, tăng cường nạo vét luồng Thị Vải để đảm bảo cho tàu 60.000 DWT đến cảng Phước An và tàu 30.000 DWT đến khu vực cảng Phước Thái.

Ông Vũ Ngọc Thảo, Giám đốc Sở GTVT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho hay, để tăng năng lực quản lý cũng như khai thác tốt các cảng hiện nay cần có định hướng tốt nhằm khuyến khích cùng nhau phát triển như mô hình chính quyền cảng ở Thái Lan. Còn như hiện nay, việc liên kết rất lỏng lẻo, mang tính cục bộ địa phương...

Theo đại diện Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn: Mạng lưới giao thông tại TP.HCM đã hình thành các tuyến huyết mạch kết nối đi các tỉnh miền Tây, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu. Trong khi đó, mạng lưới giao thông đường thủy với lợi thế sông ngòi dày đặc, đã và đang có những bước phát triển, giảm áp lực cho giao thông đường bộ. Tuy nhiên hiện nay, việc kết nối giao thông vùng chưa chặt chẽ, còn ách tắc, nhất là tại các cửa ngõ TP.HCM, cơ sở hạ tầng chưa tương xứng với tiềm năng của vùng.

Ông Trần Thanh Liêm, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương cho hay, lượng hàng hóa xuất khẩu hiện nay của tỉnh chiếm khoảng 12 - 13% và nhập khẩu khoảng 14% so với cả nước. Bình Dương đã đầu tư tuyến đường xuyên tâm từ đầu tỉnh đến cuối tỉnh với 6 làn xe. Nhưng do lượng xe cơ giới lưu thông bằng đường bộ quá cao nên đã và đang gây ùn tắc giao thông. Hệ thống đường về Cái Mép chưa được đầu tư xứng tầm để có đủ năng lực kết nối. Ông Liêm đề xuất cho mở thêm trên sông Sài Gòn 2 bến An Sơn và An Tây để lượng lớn hàng hóa của Bình Dương có đường thoát.

Tại Hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Văn Công cảm ơn và ghi nhận ý kiến của các địa phương, đơn vị và giải đáp nhiều vấn đề còn khúc mắc. Thứ trưởng cho biết, sẽ có thông báo kết luận cụ thể gửi các địa phương, đơn vị để triển khai trong thời gian tới. Liên quan đến việc quy hoạch, Thứ trưởng đề nghị Tổ tư vấn, Cục Hàng hải VN, Vụ KH-ĐT và các Vụ liên quan tiếp thu ý kiến của các địa phương để có hướng giải quyết sát đúng nhất.

Liên quan đến công tác tổng kết đề án nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác cảng biển nhóm 5 và các bến cảng khu vực Cái Mép - Thị Vải, theo Bộ GTVT, sau 4 năm triển khai thực hiện, Bộ GTVT đã phối hợp chặt chẽ với UBND TP HCM và các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai và các bộ, ngành liên quan triển khai quyết liệt các giải pháp của đề án. Các giải pháp đã phát huy hiệu quả, mang chuyển biển tích cực đối với khai thác cảng biển nhóm 5. Sự dịch chuyển hàng hóa theo chiều hướng tích cực giữa các cảng biển trong nhóm. Hàng hóa từ khu vực cảng truyền thống là TP.HCM dịch chuyển ra các cảng mới là Đồng Nai và Vũng Tàu.

Nhóm cảng biển số 5 (bao gồm các cảng biển TP.HCM, Đồng Nai, Vũng Tàu và Bình Dương) có vai trò quan trọng cho sự phát triển của vùng kinh tế trọng điểm khu vực phía Nam. Thế nhưng, đang còn nhiều bất cập khiến cho chỗ quá tải, chỗ 'đói hàng'.

Nhóm cảng biển số 5 có vai trò quan trọng nhất trong 6 nhóm cảng biển trên phạm vi cả nước. Hàng năm, nhóm cảng biển này đảm nhận khoảng 45% tổng khối lượng hàng hóa và trên 60% lượng container thông qua hệ thống cảng biển Việt Nam. Tuy nhiên, do kết nối hạ tầng giao thông còn yếu, thiếu giải pháp vĩ mô để điều tiết hiệu quả nên hàng hóa vẫn tập trung rất nhiều tại cảng biển TP.HCM. Đặc biệt, cảng Cát Lái ngày càng quá tải nên gây ùn tắc giao thông nghiêm trọng, trong khi các cảng container khác chỉ khai thác 5 - 21% công suất.
X.P

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !