Hội nghị Quan chức cấp cao Năng lượng ASEAN lần thứ 38

Trong thời gian từ 24 đến 25/8, Hội nghị trực tuyến Quan chức cấp cao Năng lượng ASEAN lần thứ 38 (SOME 38) đã diễn ra tại Hà Nội.

Tham dự Hội nghị có Trưởng đoàn của các nước ASEAN, đại diện Ban thư ký ASEAN, Trung tâm Năng lượng ASEAN, Cơ quan Năng lượng quốc tế IEA, Cơ quan Năng lượng tái tạo quốc tế IRENA, và các nước đối tác (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc và New Zealand, Ấn Độ, Liên bang Nga, Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu).

{keywords}
Hội nghị Quan chức cấp cao Năng lượng ASEAN lần thứ 38

Về phía Việt Nam, có sự tham gia của các thành viên là đại diện Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Cục Điều tiết điện lực, Vụ Dầu khí và Than, Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN), Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV).

Ông Hoàng Tiến Dũng, Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Trưởng đoàn quan chức cấp cao năng lượng Việt Nam tại ASEAN đã chủ trì hội nghị.

Nội dung chính của hội nghị lần này là xem xét kết quả thực hiện Kế hoạch hành động ASEAN về năng lượng (APAEC) 2016-2025 giai đoạn 1: 2016-2020; Hợp tác với Đối tác đối thoại và các Tổ chức quốc tế; cập nhật các vấn đề ưu tiên năm 2020 trong lĩnh vực Năng lượng ASEAN và các nội dung chuẩn bị cho Hội nghị Bộ trưởng Năng lượng ASEAN lần thứ 38 và Hội nghị liên quan sẽ diễn ra từ ngày 2-6/11/2020.

Hội nghị thống nhất các nội dung chính hợp tác năng lượng ASEAN năm 2020 như sau: Tiếp tục triển khai các nội dung công việc trong khuôn khổ hợp tác ASEAN trong các mạng lưới và cơ quan chuyên ngành.

Phối hợp với các nước thành viên, các tổ chức quốc tế triển khai 8 ưu tiên hợp tác năng lượng ASEAN năm 2020, bao gồm: Hoàn thành việc xây dựng Kế hoạch hành động hợp tác năng lượng ASEAN (APAEC) giai đoạn 2: 2021-2025, đóng vai trò là kế hoạch chi tiết cho sự chuyển đổi dài hạn của cảnh quan năng lượng ASEAN hướng tới một tương lai bền vững. Hoàn thành Triển vọng năng lượng ASEAN lần thứ 6 để bổ sung giai đoạn 2 của APAEC.

Xác định mục tiêu năng lượng tái tạo (RE) về năng lực năng lượng cho ASEAN vào năm 2025 sẽ được đưa vào Lộ trình RE RE 2025 của ASEAN.

Bên cạnh đó, xác định mục tiêu và phát triển kế hoạch để đạt được mục tiêu giảm cường độ năng lượng vào năm 2025 trong Giai đoạn 2 của APAEC.

Hoàn thành kế hoạch HAPUA và APGCC để theo dõi các khuyến nghị nhằm đáp ứng các yêu cầu tối thiểu để thúc đẩy hội nhập khu vực và thương mại điện đa phương trong ASEAN, với sự hỗ trợ của ACE và AERN.

Hoàn thành Giai đoạn 1 và 2 của Nghiên cứu Quy hoạch Kết nối ASEAN (AIMS) III để đề xuất cơ sở hạ tầng truyền tải cần thiết để hỗ trợ thương mại điện đa phương và tích hợp năng lượng tái tạo vào lưới điện ASEAN.

Ưu tiên thứ 7 là đạt được sự đồng thuận cấp cao từ các quốc gia thành viên ASEAN về nghiên cứu cơ chế đổi mới nhằm huy động vốn từ khu vực tư nhân cho cơ sở hạ tầng truyền tải năng lượng trong ASEAN.

Và cuối cùng là xây dựng các khuyến nghị về vai trò của Mạng lưới điều tiết năng lượng ASEAN (AERN), bao gồm cả vai trò trung và dài hạn của AERN, liên quan đến thương mại điện đa phương trong ASEAN.

Ngoài ra, trong thời gian từ ngày 25-27/8 cũng diễn ra các hội nghị liên quan bao gồm: Đối thoại lần thứ 11 giữa SOME và Cơ quan năng lượng Quốc tế (IEA), Đối thoại lần thứ 2 giữa SOME và Trung tâm Năng lượng tái tạo quốc tế (IRENA), Đối thoại lần thứ 11 SOME – Nga, Hội nghị SOME+3 lần thứ 19, Đối thoại lần thứ 21 SOME – METI, Đối thoại lần thứ 11 SOME – Mỹ, Hội nghị Thượng đỉnh Tiểu ban Hợp tác Năng lượng Đông Á lần thứ 25 (EAS ECTF).

Hội nghị SOME ASEAN 38 lần này nằm trong loạt các hội nghị quan chức cao cấp và kết quả sẽ được báo cáo lên cấp Bộ trưởng tại Hội nghị các Bộ trưởng Năng lượng ASEAN lần thứ 38 dự kiến sẽ được tổ chức vào tháng 11/2020.

Diệu Thùy

ASEAN – điểm sáng kinh tế toàn cầu năm 2023

Các nền kinh tế chủ chốt của ASEAN sẽ nằm trong số ít các nền kinh tế toàn cầu có mức tăng trưởng ấn tượng trong năm 2023 tới.

Làm "cao tốc" cho thương mại số khu vực ASEAN

Thương mại số trong ASEAN dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ thời gian tới.

ASEAN thúc đẩy quá trình bảo vệ người tiêu dùng khi giao dịch TMĐT

Các nước ASEAN đang thảo luận xây dựng Bộ hướng dẫn Bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử (TMĐT) nhằm nâng cao công tác bảo vệ người tiêu dùng trực tuyến trong khu vực.

Bế mạc Liên hoan Âm nhạc ASEAN - 2022

Liên hoan Âm nhạc ASEAN - 2022 đã bế mạc vào tối ngày 24/12 cùng lễ trao giải cho các đoàn nghệ thuật và nghệ sĩ giành giải.

Chủ tịch nước: "Việt Nam đặc biệt coi trọng quan hệ với ASEAN”

ASEAN đoàn kết đã đứng vững, trưởng thành vượt bậc, ngày càng vững mạnh, uy tín lên cao, vai trò trung tâm và hình ảnh trên trường quốc tế được khẳng định. Đó là thành quả của sự hợp tác, chung tay của từng thành viên trong cộng đồng ASEAN.

Trung Quốc coi trọng mối quan hệ với ASEAN

Đó là khẳng định của tân Tổng Thư ký Trung tâm ASEAN - Trung Quốc nhân dịp kỷ niệm 11 năm thành lập trung tâm này vào ngày 23/12 tại thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc.

Quảng bá nghệ thuật ẩm thực Nhật Bản trước thềm kỷ niệm 50 năm quan hệ Nhật Bản - ASEAN

Sự kiện 'Trải nghiệm văn hóa ẩm thực Nhật Bản' được tổ chức trước thềm kỷ niệm 50 năm Quan hệ Hữu nghị và Hợp tác ASEAN - Nhật Bản.

Trang web đặc biệt kỷ niệm 50 năm Quan hệ Hữu nghị và Hợp tác ASEAN - Nhật Bản

Một trang web đặc biệt kỷ niệm 50 năm Quan hệ Hữu nghị và Hợp tác ASEAN - Nhật Bản vào năm 2023 đã được Trung tâm ASEAN - Nhật Bản (AJC) cho ra mắt.

Trung tâm ASEAN - Hàn Quốc phát hành video quảng bá du lịch 4 nước ASEAN

Trung tâm ASEAN - Hàn Quốc tiếp tục phát hành video quảng bá du lịch 4 nước ASEAN gồm Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan.

Lễ khai mạc Liên hoan Âm nhạc ASEAN 2022

Lễ khai mạc Liên hoan Âm nhạc ASEAN 2022 đã chính thức diễn ra vào tối ngày 19/12 tại thành phố Hội An của tỉnh Quảng Nam.

Đang cập nhật dữ liệu !