Học sinh quận Ba Đình được tuyên truyền về an toàn giao thông

Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông luôn được xem là một trong những giải pháp quan trọng nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết về an toàn giao thông trong học sinh.

Hiện mỗi năm, tai nạn giao thông đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng hoặc trở thành tàn phế, để lại những hậu quả, mất mát nặng nề, lâu dài cho gia đình và xã hội. Trong số này có nhiều nạn nhân bị tai nạn giao thông còn trong độ tuổi học sinh, sinh viên bỏ lại cả tương lai tươi sáng.

Bên cạnh đó, tình trạng vi phạm quy định pháp luật về trật tự an toàn giao thông vẫn diễn ra khá nhiều đối với độ tuổi này.

Phổ biến là việc học sinh, sinh viên chưa đủ tuổi điều khiển xe máy đến trường; học sinh đi xe đạp dàn hàng ngang, đùa nghịch dưới lòng đường, lạng lách, đánh võng; không đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện; vượt đèn đỏ; tình trạng ùn tắc trước cổng trường trong giờ vào học, giờ tan trường…

Trước tình hình trên, vừa qua Trường Trung học cơ sở Mạc Đĩnh Chi (quận Ba Đình, Hà Nội), diễn ra lễ ký cam kết Phòng chống ma tuý, tệ nạn xã hội; đảm bảo trật tự an toàn giao thông.

Biên bản cam kết 

Đây là sự kiện quan trọng trong mỗi năm học nhằm tuyên truyền, nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông và đấu tranh phòng chống ma tuý học đường, tệ nạn xã hội cho các đối tượng trong và ngoài nhà trường.

Cô giáo Lê Thị Minh Huệ - Phó Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Mạc Đĩnh Chi cho biết thời gian qua công tác thực hiện an toàn giao thông, an ninh trường học, phòng chống ma tuý và tệ nạn xã hội của trường.

“Những năm qua, nhà trường đặc biệt chú ý tới công tác an toàn giao thông, an ninh trường học, phòng chống ma tuý và tệ nạn xã hội của trường và coi đó là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu bên cạnh công tác giảng dạy”, cô Huệ nói.

Học sinh hào hứng tham gia buổi tuyên truyền an toàn giao thông

Đại diện các bên tham gia ký cam kết gồm có đại diện chính quyền địa phương, lãnh đạo nhà trường, đại diện ban phụ huynh và đại diện học sinh nhà trường.

Nội dung bản cam kết đã nêu rõ trách nhiệm của mỗi bên, trong đó nhấn mạnh và đề cao công tác phối hợp hài hoà giữa 4 bên chính quyền - nhà trường - phụ huynh - học sinh.

Đặc biệt, trong vai trò là những nhà giáo dục, các thầy cô giáo phải vừa là những tấm gương về tuân thủ, thực hiện tốt các quy định về an toàn giao thông, phòng chống ma tuý và tệ nạn xã hội vừa là người giáo dục, tuyên truyền cho các em những nội dung này thông qua các hoạt động dạy học.

Lễ ký cam kết cũng hướng tới mục tiêu giúp các cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh của nhà trường hiểu sâu sắc về pháp luật và tham gia giao thông an toàn. Các quy tắc về giao thông đường bộ, hệ thống biển báo, đèn tín hiệu, đối với người đi bộ, người điều khiển phương tiện.

Qua đó, không chỉ tuyên truyền, phổ biến và giáo dục các quy định pháp luật về trật tự an toàn giao thông, mà còn hướng tới trang bị cho các em học sinh các kỹ năng điều khiển phương tiện an toàn.

Hoàng Thanh

Tai nạn trên cao tốc: Giữ nguyên hiện trường đâu phải đứng giữa đường cãi vã

Vụ tai nạn trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng bột phát từ va chạm nhỏ giữa xe bán tải và ô tô khách, sẽ không gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không có chuyện để cả xe và hành khách ở làn đường 120km/h rồi tranh cãi phải trái.

Đi trên cao tốc như 'đường làng': Vô tư đỗ xe ở làn 120km/h để cãi vã

Theo đại diện Cục CSGT (Bộ Công an), từ các vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra trên đường cao tốc thời gian gần đây cho thấy, một bộ phận tài xế đang thiếu kỹ năng khi điều khiển phương tiện.

Loạt dự án giao thông trọng điểm 'treo' hàng thập kỷ ở TP.HCM sẽ sớm hồi sinh?

Loạt dự án khơi thông các cửa ngõ ở TP.HCM bị treo hàng thập kỷ sẽ sớm triển khai nhờ cơ chế đầu tư theo hình thức BOT, thông qua 'đòn bẩy' Nghị quyết 98.

Nhiều ĐBQH vẫn băn khoăn với đề xuất nồng độ cồn bằng 0

Các đại biểu Quốc hội tiếp tục băn khoăn về quy định cấm điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn. Một số đại biểu còn chỉ ra không uống rượu có người vẫn có nồng độ cồn.

Hà Nội đề xuất thu phí ô tô vào nội đô từ năm 2027, có khả thi?

Sở GTVT Hà Nội đề xuất triển khai thu phí ô tô vào nội đô từ năm 2027, nhưng một số ý kiến cho rằng khi hệ thống giao thông công cộng không đủ mạnh, người dân ít có lựa chọn.

Lạnh gáy với ‘quái xế thông chốt' Cảnh sát 141

Tại các điểm Cảnh sát 141 (Công an Hà Nội) làm nhiệm vụ gần đây có tình trạng nhiều "quái xế" rất liều lĩnh, tụ tập, lạng lách, chạy xe tốc độ cao, tìm cách thông chốt.

Cấm tuyệt đối hay đặt ngưỡng để xử lý vi phạm nồng độ cồn?

Liên quan đến quy định cấm tuyệt đối người “điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn” tại dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, hiện vẫn còn 2 quan điểm khác nhau.

Cấm người có nồng độ cồn lái xe, tài xế lo uống rượu sau 1 đêm vẫn 'dính phạt'

Theo PGS. TS. Phạm Việt Cường, về nguyên tắc lượng cồn trong cơ thể sẽ phân hủy hết sau khoảng 6 - 8 giờ. Vậy nên người uống rượu, bia từ tối hôm trước mà sáng hôm sau vẫn có thể bị phạt vi phạm nồng độ cồn thì chứng tỏ người đó uống rất nhiều.

Thay đổi tốc độ tối đa trên nhiều tuyến cao tốc ngay trong quý 1/2024

Các tuyến cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn, Trung Lương - Mỹ Thuận, Mai Sơn - QL45, Vĩnh Hảo - Phan Thiết, QL45 - Nghi Sơn… đủ điều kiện nâng tốc độ lên 90km/h.

Cảnh sát 141 hóa trang bắt giữ nhóm thanh niên mang gậy 3 khúc đi 'diễu phố'

Quá trình tuần tra kiểm soát tại đường Trần Phú (quận Hà Đông, Hà Nội), Tổ Cảnh sát hóa trang Y9/141 đã bắt giữ nhóm thanh niên đi xe không biển số, lạng lách đánh võng và tàng trữ gậy 3 khúc.

Đang cập nhật dữ liệu !