Học giả Mỹ: Trung Quốc đang xây dựng 'Đế chế đại dương'

Hôm 5/6, tạp chí National Interest của Mỹ đã đăng tải bài phân tích của học giả Mỹ, ông Robert D. Kaplan, cho rằng Trung Quốc đang bắt đầu xây dựng đế chế ở cả Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

Học giả Robert D. Kaplan là người từng được Tạp chí Chính sách đối ngoại (The Foreign Policy) của Mỹ bình chọn là một trong 100 nhà tư tưởng hàng đầu về những vấn đề có tầm vóc toàn cầu (Top 100 Global Thinkers). Sau đây là bài phân tích của ông được National Interest đăng tải:

Ông Robert cho rằng Trung Quốc đang bắt đầu xây dựng một đế chế thương mại ở cả Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Đối với Ấn Độ Dương, Trung Quốc sẽ tìm cách mở rộng các hoạt động thương mại hơn là các hoạt động quân sự. Việc xây dựng đế chế thường diễn ra một cách lâu dài, qua nhiều thập kỷ. Và kết quả cuối cùng thường rất khó nhận ra cho đến khi thật sự thành công.

Học giả Mỹ: Trung Quốc đang xây dựng 'Đế chế đại dương' - ảnh 1

Trung Quốc đang từng bước xây dựng đế chế ở cả Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương?

Hãy nhìn lại, đế chế Venetian ở Địa Trung Hải chỉ bắt đầu với những cuộc hành trình nhỏ chống cướp biển ở bắc Adriatic. Sau này Đế chế Venetian đã sở hữu lực lượng hải quân khổng lồ cho phép quốc gia này bành trướng lãnh thổ trên khắp châu Âu và Địa Trung Hải. Cuối cùng, đế chế này còn chinh phục được nhiều vùng đất có ý nghĩa lịch sử quan trọng. Đế chế Venetian tồn tại trong khoảng thời gian 1.100 năm (từ năm 697 sau công nguyên đến 1797 sau công nguyên).

Theo ông Robert, việc Trung Quốc đang nỗ lực xây dựng các cảng nước sâu ở Ấn Độ Dương và hỗ trợ tài chính từ Myanmar đến Tanzania cũng có rất nhiều yếu tố giống như vậy.

Ông Robert cho rằng, những hành động của Bắc Kinh ở Biển Đông và Hoa Đông trong đầu thế kỉ 21 giống như những gì Mỹ làm với Caribe mở rộng (Greater Caribbean) trong thế kỷ 19 và đầu thế kỉ 20 và Mỹ đã thành công. Trung Quốc đang tìm cách kiểm soát chiến lược đối với các vùng biển ở Biển Đông và Hoa Đông. Đó là con đường để Trung Quốc có một sự hiện diện đáng kể ở Ấn Độ Dương.

Giống như việc Greater Caribbean mở ra cho Mỹ sự thống trị ở Tây Bán Cầu, Biển Đông và Hoa Đông có thể giúp Trung Quốc tiến đến “vùng trung gian” (Rimland). Rimland là một khái niệm của Nicholas Spykman, một nhà địa chính trị nổi tiếng người Mỹ, dùng để chỉ vùng nằm giữa tâm thế giới và các vùng biển gần bờ trải rộng từ Tây Âu, đến Thổ Nhĩ Kì, Iran, Pakistan, bán đảo Ả rập và Biển Đông ở châu Á.

Theo ông Robert, chiến lược này có thể sẽ mất hàng thập kỉ.

Mối quan hệ giữa Ấn Độ và Trung Quốc đóng vai trò quan trọng đối với an ninh tại Ấn Độ Dương. Ấn Độ Dương có vai trò rất quan trọng đối với các nước châu Á vì nơi đây có các tuyến hàng hải vận chuyển tới 50% lượng hàng hóa và 70% các sản phẩm dầu mỏ của thế giới.

Khi Trung Quốc và Ấn Độ phát triển hơn cả về sức mạnh quân sự và kinh tế, hai nước này có khả năng sẽ xảy ra một cuộc cạnh tranh chiến lược ở một mức độ đáng kể . Theo ông Robert, hai nước cũng đã từng như vậy khi giành sự ảnh hưởng ở Nepal, Bangladesh , Sri Lanka và Myanmar. Khả năng đó có thể không diễn ra nếu nền kinh tế của Trung Quốc hoặc Ấn Độ hoặc cả hai nước bị sụp đổ.

Tuy nhiên, theo ông Robert, tình huống đó sẽ khó xảy ra trong tương lai gần. Đúng là Trung Quốc đang có bong bóng tín dụng lớn, nhưng sẽ khó xảy ra trường hợp nước này bị sụp đổ về kinh tế-chính trị-xã hội trong những năm sắp tới. Bầu không khí trong các mối quan hệ Trung Quốc - Ấn Độ cũng có thể sẽ tích cực khi được củng cố thêm bằng các mối quan hệ thương mại cùng có lợi. Hơn nữa các nhà lãnh đạo hai nước cũng đang bày tỏ mong muốn đạt được một bước đột phá ngoại giao.

Dù vậy, một điều ít được chú ý là Ấn Độ đang tập trung xây dựng hệ thống phòng thủ quân sự trong không gian, triển khai các tàu chiến trên biển và đang ngày càng có mối quan hệ chặt chẽ với Nhật Bản và các đối thủ khác của Trung Quốc.

Dù là láng giềng, nhưng trước đây, Ấn Độ và Trung Quốc có rất ít mối liên hệ vì giữa hai nước là những ngọn núi cao chót vót thuộc dãy Himalaya và Karakorams. Nhưng do những tiến bộ của công nghệ quân sự, khoảng cách này đã được thu hẹp lại.

Robert D. Kaplan là Trưởng nhóm phân tích địa chính trị của Công ty phân tích thông tin toàn cầu tư nhân Stratfor.  Ông đã từng làm phóng viên quốc tế cho The Atlantic gần ba thập kỷ. Vào năm 2011 và 2012, ông được tạp chí Foreign Policy xếp vào danh sách một trong 100 nhà tư tưởng hàng đầu về những vấn đề có tầm vóc toàn cầu (Top 100 Global Thinkers).

Năm 2014, ông xuất bản cuốn sách Chảo dầu tại Châu Á – Biển Đông và sự kết thúc của một Thái Bình Dương ổn định (Asia’s Caudron – The South China Sea and the End of a Stable Pacific).  Sách gồm 8 chương, trong đó tác giả dành riêng Chương 3 để đề cập đến Việt Nam, mối quan hệ lịch sử với Trung Quốc và những nhìn nhận của người Việt Nam về mối quan hệ đó cũng như  mối đe dọa của một Trung Quốc đang tìm cách thay đổi cán cân quyền lực trong khu vực và đặc biệt là về quan điểm bảo vệ chủ quyền Biển Đông, bảo vệ nền tự chủ quốc gia của Việt Nam.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo Tạp chí National Interest. National Interest được thành lập vào năm 1985. Tạp chí thường tập trung vào vấn đề chính sách đối ngoại và những lợi ích quốc gia của Mỹ.

PHẠM KHÁNH (lược dịch)

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !