Hiệp định về vùng nước lịch sử Việt Nam – Campuchia quy định như thế nào?

Mặc dù Công ước Luật biển năm 1982 không quy định cụ thể về vùng nước lịch sử nhưng thực tiễn quốc tế đã thừa nhận sự tồn tại của vùng nước lịch sử và vùng nước đó thuộc chế độ pháp lý nội thủy của các vùng quốc gia ven biển.

Trên thế giới hiện đã có hơn 20 nước công bố các vịnh, vùng nước lịch sử của riêng hoặc chung giữa hai hoặc ba nước. Danh nghĩa lịch sử của các vùng nước này dựa trên các điều kiện sau:

Điều kiện địa lý đặc biệt của vùng nước đòi hỏi phải có một chế độ pháp lý đặc biệt; Lịch sử chiến hữu, sử dụng và khai thác lâu dài và liên tục; Vùng nước có ý nghĩa đặc biệt về chiến lược, an ninh quốc phòng, kinh tế đối với quốc gia ven biển.

Như vậy, vùng nước nằm giữa các đảo Thổ Chu và đảo Phú Quốc của Việt Nam và đảo Wai cũng như vùng biển Campuchia có đầy đủ điều kiện là vùng nước lịch sử chung giưa hai nước. Bởi lẽ, về mặt địa lý, vùng biển này là vùng biển nông với độ sâu phía ngoài đảo Thổ Chu và Wai chỉ khoảng 40m, phía trong có độ sâu trung bình khoảng 20 – 30m.

Hiệp định về vùng nước lịch sử Việt Nam – Campuchia quy định rõ về quyền và trách nhiệm của hai bên (ảnh minh họa)

Vùng biển này hoàn toàn được các đảo và bờ biển của hai nước bao bọc. Vùng biển này gắn liền với bờ biển và là một bộ phận hữu cơ của vùng đất liền hai nước Việt Nam và Campuchia.

Mặt khác vùng biển này cũng chịu tác động mạnh của biến đổi không ngừng bờ biển khiến cho bờ biển trở nên thiếu ổn định, địa hình bờ biển cũng thay đổi theo thời gian.

Về mặt lịch sử: Toàn bộ vùng biển và các hải đảo trong khu vực đã thuộc về hai nước từ lâu đời. Chính quyền và nhân dân hai nước đã quản lý, khai thác và sử dụng vùng nước này một cách liên tục.

Về mặt chiến lược an ninh quốc phòng và kinh tế: Vùng biển này có ý nghĩa hết sức quan trọng về an ninh quốc phòng và kinh tế đối với cả hai nước trong suốt chiều dài lịch sử đấu tranh giữ nước và xây dựng đất nước.

Hiệp định về vùng nước lịch sử Việt Nam – Campuchia ký năm 1982 có ý nghĩa hết sức quan trọng đã giải quyết được vấn đề chủ quyền các đảo và giữa hai nước, một vấn đề hết sức phức tạp nhiều năm chưa giải quyết được, tạo cơ sở pháp lý để hai nước quản lý, bảo vệ, khai thác các vùng biển của mình, góp phần tạo môi trường an ninh trật tư môi trường chung trên biển, củng cố và phát triển mối quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước.

Hai bên đã thỏa thuận lấy đường Brevie được vạch ra năm 1939 làm đường phân chia đảo trong khu vực này. Đây là lần đầu tiên hai nước thừa nhận chủ quyền của các bên đối với các đảo giữa hai nước.

Hiệp định này đã nâng đường Brevie từ ranh giới quản lý hành chính và cảnh sát thành đường phân chia chủ quyền đảo giữa hai nước nhưng cũng xác nhận giữa hai nước chưa có đường biên giới biển.

Hai bên “sẽ thương lượng vào thời gian thích hợp trên cơ sở bình đẳng, hữu nghị, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau để hoạch định đường biên giới giữa hai nước ở vùng trong và ngoài vùng nước lịch sử”.

Sau khi ký hiệp định vùng nước lịch sử hai bên tiếp tục đàm phán để phân định đường biên giới và đường ranh giới trên biển giữa hai nước ở vùng trong và ngoài vùng nước lịch sử.

Việc kiểm soát trong vùng nước lịch sử này sẽ do hai bên cùng tiến hành. Để đảm bảo an ninh trật tự chung trong vùng nước lịch sử, hải quân hai bên đã thỏa thuận và tiến hành tuần tra chung.

Việc đánh bắt hải sản của nhân dân địa phương trong vùng này vẫn tiếp tục theo tập quán làm ăn từ trước đến nay. Như vậy, nhân dân hai nước có quyền khai thác nguồn lợi hải sản một cách hợp pháp trong vùng nước lịch sử. Công dân của nước khá không được phép vào đánh bắt trong vùng nước này.

Đối với việc khai thác tài nguyên như dầu khí, khoảng sân trong vùng nước lịch sử sẽ do hai bên cùng thỏa thuận không bên nào được đơn phương tiến hành các hoạt động khai thác tài nguyên trong vùng nước lịch sử.

Hoàng Thanh

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !