Hiện tượng hy hữu với chứng khoán Việt: Giới đầu tư xây xẩm, choáng váng
Rất hiếm có phiên giao dịch nào của chứng khoán Việt Nam mà VN30-Index tăng hơn 23 điểm trong khi VN-Index chỉ tăng 6 điểm, toàn thị trường hơn 700 mã "đỏ sàn".
"Xanh vỏ đỏ lòng"
Một phiên giao dịch với rất nhiều sắc thái, dáng vẻ trong buổi sáng đầu tuần (22/11). Thực tế, các chỉ số không giảm sâu nhưng tình trạng rung lắc và phân hóa đã khiến rất nhiều nhà đầu tư choáng váng, xây xẩm mặt mũi.
Những nhịp lên xuống của chỉ số kéo theo hàng loạt mã cổ phiếu hết "chạm trần" rồi lại "nhúng sàn", cả người mua và người bán đều thấp thỏm không yên. Người mua giá cao lo "kẹp hàng" còn người bán giá thấp nuối tiếc vì "mất hàng".
Thị trường xuất hiện tình trạng rất hi hữu: VN30-Index tăng tới 23,38 điểm tương ứng 1,56% lên 1.523,43 điểm nhưng VN-Index lại chỉ tăng 6 điểm tương ứng 0,41% lên 1.458,35 điểm. Mức chênh lệch về trạng thái tăng giá của hai chỉ số này rất rộng.
Đáng chú ý là dù chỉ số tăng giá nhưng số lượng mã giảm giá lại đang áp đảo trên quy mô toàn thị trường.
Giá vàng khó lường, mang 1 tỷ đi mua vàng bất chấp, một tuần mất bay cục tiền
Sau khi giảm mạnh vào ngày cuối tuần, giá vàng hôm nay 22/11 trên thị trường thế giới mở cửa phiên đầu tuần lại có dấu hiệu tăng nhẹ. Giá vàng trồi sụt thất thường những ngày qua khiến người mua vàng tiền tỷ mất bay hàng chục triệu đồng
Cụ thể, thống kê cho thấy, tạm tính đến hết phiên buổi sáng có tới 721 mã giảm giá, 37 mã giảm sàn so với 317 mã tăng 28 mã tăng trần. Trong đó, riêng sàn HSX có 303 mã giảm giá, 11 mã giảm sàn so với 157 mã tăng, 6 mã tăng trần.
HNX với 174 mã giảm, 9 mã giảm sàn so với 59 mã tăng, 7 mã tăng trần cũng đã gây áp lực khiến chỉ số sàn này giảm 2,64 điểm tương ứng 0,58% còn 451,34 điểm. UPCoM-Index giảm nhẹ 0,09 điểm tương ứng 0,08% còn 113,16 điểm dù có 244 mã giảm giá, 17 mã giảm sàn so với chỉ 101 mã tăng, 15 mã tăng trần.
Nhiều cổ đông ngân hàng đã… "về bờ"
Cổ phiếu dòng ngân hàng sáng nay "cân" thị trường. Ngoại trừ HPG thì top cổ phiếu "gánh" VN-Index đều là cổ phiếu ngân hàng.
Trong đó, CTG đóng góp 1,79 điểm; BID đóng góp 1,55 điểm; VCB đóng góp 1,43 điểm; TCB đóng góp 1,18 điểm; VIB đóng góp 1,06 điểm; HDB đóng góp 1,03 điểm.
Hầu hết cổ phiếu ngân hàng đều tăng giá trong sáng nay. VBB tăng 13,4%; BVB tăng 8,5%; SGB tăng 8,2%; ABB tăng 7,5%; TPB và VIC cùng tăng trần; HDB tăng 6,6%; BAB tăng 6,4%; MSB tăng 5,7%; NAB tăng 5,1%...
Với diễn biến này, rất nhiều nhà đầu tư đã kịp "về bờ" (hòa vốn) do nắm giữ cổ phiếu ngân hàng từ nhiều tháng trước nhưng dòng cổ phiếu này lại không mấy tăng trưởng trong suốt thời gian vừa qua.
Cổ phiếu ngành chứng khoán mặc dù chịu áp lực chốt lời ngắn hạn song vẫn giữ nhịp khá tốt. Nhiều mã sau khi điều chỉnh trong phiên đã phục hồi mạnh mẽ như APG, AAS, PHS, HBS, VND, SSI, SBS, MBS, BVS, SHS, VCI, AGR…
Giới đầu tư vẫn đang kỳ vọng về sự hưởng lợi của các công ty chứng khoán trong bối cảnh thanh khoản thị trường lên cao và việc chỉ số duy trì cao sẽ hỗ trợ hoạt động tự doanh tăng trưởng.
Ngược lại, cổ phiếu bất động sản, xây dựng, đầu tư công, dầu khí vẫn bị chốt lời mạnh. Đây là những dòng cổ phiếu đã có đà tăng mạnh trong thời gian vừa qua.
Rất nhiều mã "nhúng sàn" như KSB, DRH, CCL, HUT, SCR, TTF, HBC… Tuy nhiên, nhiều mã đã thoát sàn nhanh chóng, cho thấy cầu bắt đáy tại những mã cổ phiếu này vẫn tương đối khỏe.
Nhiều cổ phiếu đầu phiên tăng, cuối phiên giảm sàn như ITA, DIG, HAP, HT1… khiến những nhà đầu tư "đua" giá cao không khỏi xây xẩm mặt mày, choáng váng vì thua lỗ hơn 7% ngay trong phiên đầu tiên, đồng thời phải chờ 3 phiên tới cổ phiếu mới về tài khoản.
Đừng chơi chứng khoán kiểu đánh bạc
Đầu tư chứng khoán theo kiểu nhắm mắt chọn bừa, hay “xin ba chữ cái” mà không cần biết doanh nghiệp đó làm ăn ra sao thì không khác nào chơi đánh bạc.
Theo Dân trí