Hàng triệu ngư dân Việt lâm cảnh nghèo vì nước biển dâng

Hàng triệu người Việt Nam, phần lớn đang còn nghèo, vẫn phải dựa vào nghề đánh bắt quy mô nhỏ vì sinh kế. Chỉ cần một thay đổi như nước biển dâng có thể làm giảm khả năng của người dân tiếp cận nguồn lợi thủy sản, và càng đẩy họ tới tình trạng nghèo đói.

Nâng cao nhận thức về tác động bất lợi từ biển

Hội nghị "Tập huấn tuyên truyền về biển, đảo, bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa” vừa được Bộ TT&TT tổ chức hôm nay, 31/10/2016, ở tỉnh Kiên Giang. Tham dự Hội nghị có đại diện Sở TTT&TT, đài truyền thanh - truyền hình cấp huyện, phòng văn hóa - thông tin cấp huyện của 13 tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Hàng triệu ngư dân Việt lâm cảnh nghèo vì nước biển dâng - ảnh 1

Bà Lê Hương Giang, Phó Vụ trưởng Vụ Thông tin cơ sở phát biểu khai mạc Hội nghị.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, bà Lê Hương Giang, Phó Vụ trưởng Vụ Thông tin cơ sở, nêu rõ: "Việt Nam là một quốc gia biển, với tỉ lệ một phần đất hơn ba phần biển. Biển đảo, thềm lục địa có vị trí chiến lược to lớn đối với quốc phòng an ninh và sự phát triển phồn vinh của đất nước. Trong 63 tỉnh, thành phố của cả nước thì 28 tỉnh thành phố có biển và gần một nửa dân số nước ta sinh sống tại các tỉnh, thành ven biển. Vùng biển nước ta có trên 3.000 đảo lớn nhỏ, trong đó có 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa".

"Một trong những mục đích của hội nghị tập huấn tuyên truyền về biển, đảo lần là cung cấp thông tin về biển, về tiềm năng, lợi thế của biển, các tác động bất lợi từ biển trên các vùng biển Việt Nam và vùng biển quốc tế liền kề cho đội ngũ cán bộ thông tin cơ sở để thông qua đội ngũ này xây dựng các nội dung thông tin tuyên truyền một cách hiệu quả đến người dân trên cả nước", bà Lê Hương Giang cho biết.

Tham luận tại Hội nghị, PGS.TS. Nguyễn Chu Hồi, nguyên Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Giảng viên cao cấp Đại học Quốc gia Hà Nội đã giúp các cán bộ thông tin cơ sở của 13 tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long trang bị kỹ năng phổ biến kiến thức cho cộng đồng dân cư ven biển, trên các đảo về biến đổi khí hậu (BĐKH) và kỹ năng thích nghi để sống chung với BĐKH.

Hàng triệu ngư dân Việt lâm cảnh nghèo vì nước biển dâng - ảnh 2

Hội nghị thu hút sự tham gia của đông đảo cán bộ thông tin cơ sở từ 13 tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Nước biển dâng và viễn cảnh nguy hiểm

PGS.TS Nguyễn Chu Hồi đặc biệt lưu ý tác động của BĐKH đến ngư dân và sinh kế nghề cá quy mô nhỏ Việt Nam: "Các vùng ven bờ với 70% dân cư sinh sống và được xác định là một trong các lợi thế của Việt Nam hiện đang đối mặt với các đe dọa không dự báo được của mực nước biển dâng cao và các thiên tai khác liên quan đến BĐKH. Việt Nam có khoảng 20 triệu dân sống giáp biển với 28 tỉnh ven biển, đa số là cộng đồng ngư dân sống chủ yếu bằng nghề khai thác hải sản, nuôi trồng thủy sản và các hoạt động hậu cần dịch vụ khác phục vụ khai thác và nuôi trồng thủy sản. Như chúng ta đã biết, thu nhập của cộng đồng ngư dân ven biển Việt Nam chủ yếu là từ hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản. Nước biển dâng cao thì người bị tác động đầu tiên là ngư dân ven biển. Họ sẽ bị mất nơi cư trú, phải di chuyển, kèm theo đó là vấn đề kinh tế xã hội, an ninh lương thực, chỗ định cư. Điều này làm cho ngư dân vốn đã nghèo lại nghèo thêm".

Theo các chuyên gia, khoảng 50 năm qua, tại Việt Nam, nhiệt độ trung bình tăng khoảng 0,70 C và mực nước biển đã dâng khoảng 20 cm. Dự kiến sau 90 năm tới (năm 2100), mực nước biển sẽ tăng lên tới 1m, nhiệt độ tăng khoảng 30C. Theo tính toán, nếu nước biển dâng 1m sẽ có 10% dân số nước ta bị ảnh hưởng trực tiếp, tổn thất đối với GDP khoảng 10%, và sẽ làm khoảng 40 ngàn km² đồng bằng ven biển Việt Nam sẽ bị ngập hàng năm.

Theo một tính toán khác của Cơ quan Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp Ôxtralia (CSIRO), ở Việt Nam, mực nước biển dâng cao sẽ làm ngập phần lớn khu vực đông dân cư thuộc các vùng cửa sông ven biển châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long vào năm 2070, đe doạ nghiêm trọng sản xuất lúa và an ninh lương thực.

Nếu mực nước biển dâng cao 90cm vào năm 2070 thì khoảng 500.000 ha ở châu thổ sông Hồng, 1.500.000 – 2.000.000 ha ở đồng bằng sông Cửu Long, và khoảng 400.000 ha rừng đước và đầm lầy ở phía Nam bị ngập. Mặn xâm nhập và tác động tới khoảng 2.200.000 – 2.500.000 ha.

Theo kịch bản cao nhất tính cho Việt Nam thì mực nước biển trung bình có thể dâng đến 30 - 33cm vào năm 2050 và 74 - 100cm vào năm 2100 so với trung bình thời kỳ 1980 - 1999.

Ngoài ra, nếu mực nước biển dâng cao 1m vào năm 2100 thì 14.520km 2 (4,4%) diện tích của Việt Nam sẽ bị ngập vĩnh viễn; trên 60% (39 tỉnh) và 6/8 vùng kinh tế sẽ bị ảnh hưởng; khoảng 20% xã (2.057/10.511 xã) trên cả nước sẽ bị ngập một phần hay toàn bộ; khoảng 9.200km (4,3%) đường bộ của cả nước sẽ bị ngập vĩnh viễn.

Hàng triệu ngư dân Việt lâm cảnh nghèo vì nước biển dâng - ảnh 3

Toàn cảnh Hội nghị.

"Hàng triệu người Việt Nam, phần lớn đang còn nghèo, vẫn phải dựa vào nghề đánh bắt quy mô nhỏ vì sinh kế. Chỉ cần một thay đổi trong hình thái thời tiết có thể làm giảm khả năng của người dân tiếp cận nguồn lợi thủy sản và làm cho họ trở nên dễ bị tổn thương vì thế càng đẩy họ tới tình trạng nghèo đói. 

Hiểu biết của chúng ta về tác động của biến đổi và biến thiên khí hậu tới nghề cá quy mô nhỏ vẫn còn hạn chế so với các lĩnh vực nông, lâm và năng lượng. Cần phải có nỗ lực từ cấp quốc gia tới địa phương trong việc đánh giá tác động của BĐKH đối với ngành nông, lâm thuỷ sản và đưa ra các biện pháp thích ứng mang tính khoa học", PGS.TS Nguyễn Chu Hồi nhấn mạnh thêm.

Bình Minh

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !