Hàng loạt nhiệm vụ, mục tiêu về biển và hải đảo được đặt ra cho năm 2018

Hoàn thiện chính sách, pháp luật về quản lý tổng hợp biển và hải đảo, các chiến lược, quy hoạch phục vụ quản lý tổng hợp tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo… nằm trong các mục tiêu, nhiệm vụ 2018 Bộ Tài nguyên và môi trường đặt ra.

Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong năm 2017, Bộ tiếp tục hoàn thiện dự thảo Quy hoạch sử dụng biển Việt Nam đến năm 2050 và kế hoạch thực hiện giai đoạn 2017-2025; đề xuất xây dựng dự án Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ. Trình Thủ tướng Chính phủ kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ về giám sát, đánh giá rủi ro, khắc phục, giải quyết hậu quả sự cố tràn dầu và hóa chất độc trên biển.

Cùng với đó, ban hành Quy chế hoạt động, thành lập Văn phòng Ban điều phối thực hiện Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020; hoàn thiện dự thảo Quy chế hoạt động của Ban Điều phối thực hiện Chiến lược quản lý đới bờ Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Xây dựng báo cáo Tổng kết 10 năm tình hình thực hiện Đề án tổng thể về điều tra cơ bản tài nguyên môi trường biển (Đề án 47) và Chương trình trọng điểm điều tra cơ bản tài nguyên môi trường biển. Hoàn thiện Quy chế phối hợp giữa các Bộ, ngành liên quan trong việc cấp phép cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam theo ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp và Đề án thực hiện thu phí thẩm định cấp phép cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam theo ý kiến thẩm định của Bộ Tài chính.

Hàng loạt nhiệm vụ, mục tiêu về biển và hải đảo được Bộ Tài nguyên và môi trường đặt ra cho năm 2018

Bộ cũng đã tiếp nhận, tổ chức thẩm định hồ sơ đề nghị giao khu vực biển tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu của Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định. Hoàn thiện Kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ về giám sát, đánh giá rủi ro, khắc phục, giải quyết hậu quả sự cố tràn dầu và hóa chất độc trên biển (giai đoạn 2017 - 2022) trên cơ sở ý kiến góp ý của các Bộ, ngành liên quan. Đã phối hợp chặt chẽ với UBND tỉnh Bình Thuận trình Thủ tướng Chính phủ phương án xử lý vật, chất nạo vét của Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 1; đang xem xét hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nhận chìm ở biển của Công ty TNHH Nhiệt điện Vĩnh Tân 3, Công ty điện lực dầu khí Hà Tĩnh, Tổng công ty bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc, Công ty TNHH Xây dựng Chấn Nam.

Bên cạnh đó, tập trung xây dựng dự thảo Nghị định, các Thông tư quy định về hoạt động viễn thám. Ứng dụng công nghệ viễm thám và địa tin học trong công tác điều tra, đánh giá, giám sát tài nguyên thiên nhiên và môi trường nhất là ở một số vùng biển, đảo trọng điểm. Xây dựng cơ sở dữ liệu viễn thám quốc gia; hiệu chỉnh bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1/50.000 bằng ảnh viễn thám khu vực Biên giới Việt - Trung, Tây Bắc và khu vực Nghệ An - Thanh Hóa. Ứng dụng công nghệ viễn thám, GIS trong giám sát xói lở bờ biển tại một số khu vực trọng điểm miền Trung, giám sát việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất khu vực đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long. Kiểm kê quốc gia khí nhà kính năm 2016 trong lĩnh vực sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp (LULUCF) phục vụ xây dựng các báo cáo quốc gia và đóng góp của Việt Nam cho công ước khí hậu.

Các địa phương đang triển khai việc ứng dụng viễn thám trong quy hoạch sử dụng đất, ô nhiễm môi trường, giám sát đảo xa bờ, khai thác khoáng sản, quy hoạch, phân vùng biển hải đảo.

Tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, Bộ đã đề ra những mục tiêu và nhiệm vụ cho năm 2018 như rà soát, hoàn thiện chính sách, pháp luật về quản lý tổng hợp biển và hải đảo, các chiến lược, quy hoạch phục vụ quản lý tổng hợp tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo.

Triển khai Đề án tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020. Tổ chức thực hiện hiệu quả Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; Kế hoạch thực hiện Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 theo Quyết định số 798/QĐ-TTg ngày 11/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ; Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quản lý tổng hợp đới bờ Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 theo Quyết định số 914/QĐ-TTg ngày 27/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ; Quy hoạch, kế hoạch sử dụng biển Việt Nam.

Cùng với đó, triển khai mạnh mẽ, đồng bộ, hiệu quả phương thức quản lý tổng hợp tài nguyên biển và hải đảo. Thể chế hoá cơ chế quản lý tổng hợp vùng bờ, xác định rõ vai trò của quy hoạch quản lý tổng hợp vùng bờ trong quản lý, tích hợp cơ sở dữ liệu phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Hoàn thành việc xây dựng chương trình trọng điểm điều tra cơ bản tài nguyên môi trường biển và hải đảo. Triển khai thực hiện Quy chế phối hợp trong cấp phép cho tàu nước ngoài thực hiện khảo sát nghiên cứu khoa học tại vùng biển Việt Nam; rà soát lại các hoạt động phối hợp nghiên cứu khoa học tại các vùng biển đang triển khai. Tiếp tục đôn đôc, hướng dẫn các địa phương có biển tổ chức triển khai thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển trên địa bàn.

Minh Thư

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !