Hải quân Trung Quốc lên chiến thuật đối phó tàu ngầm Mỹ, Nhật Bản

Đối mặt với nguy cơ Mỹ và Nhật Bản triển khai các thế hệ tàu ngầm tới những vùng biển tranh chấp, quân đội Trung Quốc đang chuẩn bị một hệ thống chống tàu ngầm ba chiều gồm máy bay, tàu chiến đấu mặt nước và tàu ngầm, tờ Wen Wei Po (Hồng Kông) cho biết.
Hải quân Trung Quốc lên chiến thuật đối phó tàu ngầm Mỹ, Nhật Bản - ảnh 1
Máy bay chống tàu ngầm Gaoxin-6 được Trung Quốc nâng cấp từ máy bay vận tải Y-8

Theo tờ Yomiuri Shimbun (Nhật Bản), Lực lượng Phòng vệ bờ biển Nhật Bản đang có kế hoạch tăng số lượng tàu ngầm từ 16 lên 22 chiếc vào năm 2021.

Nhật Bản tham vọng sản xuất các thế hệ tàu ngầm có quy mô lớn hơn so với tàu ngầm tấn công chạy động cơ điện - diesel lớp Soryu hiện nay. Là thế hệ tàu ngầm đầu tiên của Nhật Bản được trang bị hệ thống động cơ đẩy khí độc lập (AIP), tàu ngầm tấn công chạy động cơ điện - diesel lớp Soryu có thể hoạt động liên tục dưới nước trong hai tuần. 

So với các thế hệ tàu ngầm lớp Harushio và Narushio trước đây, tàu ngầm lớp Soryu còn được trang bị ngư lôi Type 89 và các tên lửa chống tàu UGM-84 Harpoon.

Theo Yomiuri Shimbun, mặc dù, hiến pháp Nhật không cho phép sở hữu thế hệ tàu ngầm hạt nhân, song những tàu ngầm truyền thống như lớp Soryu vẫn là mối đe dọa nguy hiểm với các đường truyền thông hàng hải của Trung Quốc. Ngoài ra, các tàu ngầm của Nhật Bản còn có khả năng tuần tra trên diện rộng và trang bị hệ thống vũ khí tân tiến. 

Trong khi đó, hiện nay, Mỹ cũng đang triển khai ngày càng nhiều tàu ngầm tới khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Điển hình, căn cứ quân sự của Mỹ tại Yokosuka đang nắm trong tay 5 – 6 chiếc tàu ngầm nằm dưới sự điều hành của Hạm đội 7.

Trong năm 2014, Mỹ sẽ đưa 4 tàu ngầm hạt nhân tới đảo Guam. Chỉ riêng một tàu ngầm tên lửa đạn đạo lớp Ohio mang theo 154 tên lửa hành trình Tomahawk đã có thể tiêu diệt mọi mục tiêu chiến lược trong lãnh thổ Trung Quốc. 

Nhằm đối phó với các thế hệ tàu ngầm của Trung Quốc khi xung đột bùng nổ, mới đây, Nhật Bản đã mua 70 phản lực cơ P-1 của Tập đoàn Công nghiệp nặng Kawasaki để thay thế cho các phản lực P-3C do Mỹ sản xuất.

Trong đó, 2 chiếc P-1 đã được chuyển tới Lực lượng Phòng vệ bờ biển Nhật Bản hôm 26/3. Ngoài ra, Nhật Bản cũng vừa cho ra mắt tàu sân bay trực thăng Izumo có khả năng chuyên chở 14 trực thăng chống tàu ngầm SH-60K cùng lúc khi tham chiến. 

Tạp chí quân sự Nhật Bản - Ships of the World cho biết Lực lượng Phòng vệ đã huy động 44 tàu khu trục và 9 tàu chiến xây dựng hạm đội chiến đấu mặt nước quốc gia đối phó với Hải quân Trung Quốc. Chỉ số ít tàu khu trục của Nhật Bản được sử dụng cho mục địch phòng không, phần lớn còn lại được thiết kế để chiến đấu với tàu ngầm của Trung Quốc.

Do đó, đối mặt với nguy cơ bị tấn công, Hải quân Trung Quốc cần xây dựng những chiến thuật mới phòng thủ trước các thế hệ tàu ngầm mà khả năng Mỹ và Nhật Bản triển khai trong chiến đấu. 

Cheng Chi-wen – Tổng biên tập tạp chí Asia-Pacific Defense tại Đài Bắc nhận định Hải quân Trung Quốc cần khẩn trương trang bị thế hệ máy bay cánh cứng để đối phó với các loại tàu ngầm. Hiện nay, Trung Quốc mới chỉ dựa vào máy bay vận tải Y-8 để đảm nhận nhiệm vụ chống tàu ngầm bởi nó có khả năng chuyên chở ngư lôi và thủy lôi. 

Theo nhà phân tích quân sự Trung Quốc - Shi Hong, Bắc Kinh cần trang bị thêm thế hệ máy bay cánh cứng bởi phạm vi tuần tra của các máy bay trực thăng hiện quá ngắn. Tuy nhiên, một vài máy bay vận tải Y-8 đã được cải tiến thành máy bay chống tàu ngầm Gaoxin-6.

Với tầm hoạt động rộng hơn và trang bị các hệ thống tối tân hơn, Không quân và Hải quân Trung Quốc có thể triển khai các hoạt động chống tàu ngầm tới những khu vực xa xôi như Chuỗi đảo thứ Hai - bao gồm một loạt nhóm đảo trải dài từ phía bắc Nhật Bản tới quần đảo Bonin và Mariana. 

Ngoài việc trang bị máy bay tuần tra bờ biển, các thế hệ trực thăng chống tàu ngầm, tàu chiến đấu mặt nước và tàu ngầm, Hệ thống giám sát âm thanh dưới nước sẽ là một trong những loại vũ khí vô cùng quan trọng đối với Hải quân Trung Quốc nhằm kiểm soát nhất cử nhất động các tàu ngầm của của Mỹ và Nhật Bản, ông Shi nói. Tuy nhiên, hiện nay, Trung Quốc vẫn chưa sở hữu hệ thống giám sát hiện đại này. 

Minh Thu

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !