Hải quân Mỹ có kế hoạch mới kiềm chế Trung Quốc?

Kế hoạch xây dựng hạm đội mới của hải quân Mỹ có thể cản trở tham vọng mở rộng tầm ảnh hưởng và phạm vi hoạt động của Trung Quốc trên Ấn Độ - Thái Bình Dương.

Giới phân tích quân sự nhận định, đề xuất thành lập một hạm đội mới trong lực lượng hải quân Mỹ ở Ấn Độ - Thái Bình Dương có thể tạo ra mối đe dọa đối với các lợi ích của Trung Quốc trong khu vực vốn là nơi hoạt động của nhiều tuyến đường thương mại chủ chốt.

Hôm 17/11, trong hội thảo trực tuyến của Liên đoàn Tàu ngầm Hải quân, Bộ trưởng Hải quân Mỹ Kenneth Braithwaite cho hay, ông có ý định thành lập một "Hạm đội 1" mới ở ngã tư giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

{keywords}
Các tàu chiến thuộc Hạm đội 7 của hải quân Mỹ tham gia một cuộc tập trận. (Ảnh: navy.mil)

Tuyên bố của ông Braithwaite được đưa ra chỉ sau một ngày Mỹ – Ấn Độ – Australia – Nhật Bản tổ chức giai đoạn 2 của cuộc tập trận hải quân Malabar 2020 ở phía bắc biển Ả Rập. Cuộc tập trận được cho là một phần trong sáng kiến nhằm ngăn chặn Trung Quốc mở rộng tầm ảnh hưởng và phạm vi hoạt động ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.

“Chúng ta không thể chỉ dựa vào Hạm đội 7 ở Nhật Bản. Chúng ta phải tìm đến các đồng minh và đối tác khác như Singapore hay Ấn Độ, và đặt một hạm đội ở nơi nó cực kỳ phù hợp nếu chúng ta vướng vào bất cứ cuộc chiến nào", trang web USNI News dẫn lời ông Braithwaite.

Tuy nhiên, ông Braithwaite cho biết ông chưa thảo luận về kế hoạch xây dựng "Hạm đội 1" với quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Christopher Miller. Song ông Braithwaite đã nói về kế hoạch trên với cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper. Ông Esper đã bị Lầu Năm góc sa thải vào ngày 9/11.

Ấn Độ Dương là nơi hoạt động của nhiều tuyến đường thương mại quốc tế quan trọng khi có tới 80% hoạt động thương mại đường biển đi qua khu vực này. Ngoài ra, 80% lượng dầu mỏ nhập khẩu của Trung Quốc đi qua eo biển Malacca, khu vực bận rộn nhất trên Ấn Độ Dương, theo một phân tích của Viện Nghiên cứu Trung Quốc Mercator.

Ông Song Zhongping, cựu huấn luyện viên của Quân đoàn Pháo binh số 2 thuộc quân đội Trung Quốc nhận định, sự xuất hiện của một hạm đội mới của Mỹ trên Ấn Độ Dương có thể ảnh hưởng lớn tới tham vọng của Trung Quốc trong khu vực.

“Trung Quốc phụ thuộc lớn vào Ấn Độ Dương hơn là Tây Thái Bình Dương. Sự xuất hiện của hạm đội hải quân Mỹ ở Ấn Độ Dương sẽ giống với việc bóp cổ Trung Quốc. Nói cách khác, hạm đội này sẽ gây ảnh hưởng tới các lợi ích phát triển của Trung Quốc trong chuỗi cung ứng năng lượng và đầu tư vào các dự án vành đai và con đường”, ông Song nói.

Trên thực tế, Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc là bản kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng quy mô lớn nhằm kết nối Trung Quốc với châu Á, châu Phi, châu Âu và xa hơn.

Theo sáng kiến trên, Trung Quốc đã hợp tác với các quốc gia Ấn Độ Dương bao gồm Pakistan để xây dựng nhiều dự án cơ sở hạ tầng chủ chốt như đường cao tốc và cầu cảng nhằm tăng khả năng nhanh chóng kết nối với châu Âu và châu Phi.

Điển hình, cảng Gwadar của Pakistan được một siêu tập đoàn Trung Quốc xây dựng và quản lý và nằm ngay gần eo biển Hormuz chiến lược. Đây cũng là tuyến đường biển vận chuyển dầu mỏ quan trọng nhất trên thế giới.

Ông Timothy Heath tại Viện RAND của Mỹ cho hay, Mỹ có thể dễ dàng xây dựng một hạm đội mới. Tuy nhiên, ông Heath cho rằng “khả năng cao là Bộ Tư lệnh của hạm đội mới sẽ chỉ điều hành số lượng chiến hạm quy mô nhỏ, ít nhất là giai đoạn ban đầu”.

Trong khi đó, ông Charlie Lyons Jones, nhà nghiên cứu từ Viện Chính sách Chiến lược Australia cho rằng, động thái của Mỹ có thể sẽ nhận được sự hoan nghênh từ nhiều đồng minh như Australia. Ngoài ra, không loại trừ khả năng Australia sẽ sẵn sàng đón nhận thêm một căn cứ hải quân Mỹ.

“Việc Mỹ thành lập Hạm đội 1 ở Ấn Độ Dương không thể thực hiện nếu như không tham vấn các đồng minh. Ngoài ra, hải quân Mỹ sẽ cần phải đóng thêm nhiều tàu chiến và nâng trọng tải trước khi xây dựng một hạm đội chuyên hoạt động trên Ấn Độ Dương bởi hiện nay Hạm đội 7 cũng đang mở rộng quy mô trong khi các nhà lãnh đạo Mỹ dường như chưa sẵn sàng cung cấp thêm nguồn lực và tài chính ở Thái Bình Dương”, ông Jones cho hay.

Hạm đội 7 của Mỹ đóng quân ở Yokosuka, Nhật Bản chịu trách nhiệm quản lý khu vực rộng lớn 48 triệu dặm vuông, trải dài từ Hawaii đến biên giới Ấn Độ - Pakistan, bao trùm lãnh thổ biển của 36 quốc gia và 50% dân số thế giới.

Hạm đội 7 cũng là hạm đội có quy mô lớn nhất trong lực lượng hải quân Mỹ khi thường xuyên duy trì hoạt động của 50 - 70 tàu, 150 máy bay và khoảng 20.000 thủy thủ.

Còn Hạm đội 5 của hải quân Mỹ đóng quân ở Bahrain, chuyên giám sát khu vực Trung Đông và phía tây Ấn Độ Dương.

Mỹ bắt đầu mở rộng sự hiện diện ở Ấn Độ Dương sau khi chính quyền của Tổng thống Donald Trump công bố chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương năm 2017. Thậm chí, ông Trump còn có ý định mở rộng nhóm “Bộ Tứ” đồng thời thắt chặt quan hệ với các nước  thành viên Nhật Bản, Australia và Ấn Độ thông qua những đợt tập trận.

Song theo ông Jones, nhóm “Bộ Tứ” thiên về “quốc phòng hợp tác” hơn. “Dường như Bộ Tứ không muốn ‘dẫn đầu’ đối phó với Trung Quốc ngay cả khi không may bùng nổ xung đột quân sự Mỹ - Trung. Khả năng nhóm Bộ Tứ muốn ngăn chặn cuộc xung đột này ngay từ giai đoạn nhen nhóm”, ông Jones chia sẻ.

Động thái mới ‘chọc giận’ Trung Quốc từ phía Mỹ - Đài Loan

Động thái mới ‘chọc giận’ Trung Quốc từ phía Mỹ - Đài Loan

Cuộc đối thoại kinh tế đầu tiên giữa Mỹ và Đài Loan có thể trở thành sự kiện làm xấu thêm mối quan hệ vốn đang căng thẳng giữa Mỹ - Trung.

Minh Thu (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !