Hải Phòng phát triển kinh tế biển theo tinh thần Nghị quyết 36-NQ/TW

Thành phố Hải Phòng với Cảng Hải Phòng, Bến Sáu Kho đã có hàng trăm năm hình thành và phát triển, là cửa ngõ hướng ra biển của các tỉnh phía Bắc, là trọng điểm kinh tế biển của cả nước.

Sự phát triển hiện nay của kinh tế biển Hải Phòng gắn liền với phát triển bền vững kinh tế biển, xứng tầm với vị trí, trở thành động lực thực sự cho cực phát triển phía Bắc theo tinh thần Nghị quyết số 36-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển kinh tế biển Việt Nam.

Theo ông Hoàng Minh Ngọc, Tổng Thư ký Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Hải Phòng, Tổng Biên tập Tạp chí Khoa học và Kinh tế Hải Phòng, thành phố này là một trong những trung tâm nghiên cứu khoa học và công nghệ (KH&CN) biển của miền Bắc và cả nước. Tiềm lực phục vụ cho KH&CN biển của thành phố tương đối mạnh so với các lĩnh vực khác gồm: 19 tổ chức KH&CN, trong đó có các tổ chức Trung ương (Viện Tài nguyên và môi trường biển; Viện Nghiên cứu hải sản; Viện Y học biển) và Trường Đại học Hàng hải Việt Nam với tổng số nhân lực KH&CN đạt trên 1.500 người, trong đó có nhiều nhà khoa học có trình độ cao.

Hạ tầng du lịch biển là một trong những lĩnh vực phát triển tại Hải Phòng.

Các tổ chức này đã triển khai hàng trăm đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp thành phố nghiên cứu, phát triển, ứng dụng KH&CN biển trong lĩnh vực điều tra, dự báo, thăm dò, khai thác các loại tài nguyên biển, bảo vệ môi trường biển, đảo, ven biển, góp phần cung cấp những thông tin, tư liệu có giá trị về biển, đóng góp tích cực vào sự phát triển của các ngành kinh tế biển.

Trong giai đoạn 2016-2018, Hải Phòng đã triển khai 17 đề tài nghiên cứu trong các lĩnh vực liên quan đến biển, kinh tế biển và môi trường biển, bảo vệ chủ quyền biển đảo; nghiên cứu các luận cứ khoa học cho việc quy hoạch không gian biển và hải đảo; nghiên cứu luận cứ và giải pháp, ứng dụng công nghệ mới trong các ngành kinh tế biển quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội thành phố như công nghiệp đóng tàu; nuôi trồng, đánh bắt, chế biến hải sản, dịch vụ cảng và hàng hải; giải pháp phát triển du lịch biển; giải pháp quản lý và bảo vệ môi trường biển;…

Kết quả các đề tài nghiên cứu đã mang lại những tác động tích cực và mạnh mẽ đến phát triển kinh tế biển của Hải Phòng.

Hải Phòng có hệ thống đào tạo nhân lực biển sớm, số lượng các cơ sở đào tạo tăng nhanh và đang trở thành một trung tâm đào tạo nhân lực kỹ thuật trong các ngành kinh tế biển của đất nước với năng lực đào tạo hàng vạn người/năm, chất lượng ngày càng được nâng cao, không chỉ cung cấp nguồn nhân lực biển cho thành phố và cả nước mà còn cung cấp nguồn nhân lực biển chất lượng cao tham gia xuất khẩu.

Trường Đại học Hàng Hải Việt Nam hiện đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho các ngành kinh tế biển của thành phố và cả nước với việc đảm nhận đào tạo tất cả các chuyên ngành có liên quan đến kinh tế biển, bao gồm hàng hải, đóng tàu, kinh tế vận tải biển, công trình thủy và thềm lục địa, môi trường biển…

Vịnh Lan Hạ, một trong những địa danh du lịch đẹp nhất Việt Nam.

Thành phố đã huy động được nhiều nguồn vốn đầu tư phát triển biển, đảo. Nguồn vốn đầu tư công đã tập trung cho các công trình hạ tầng kinh tế biển thiết yếu như: cảng biển, khu kinh tế ven biển, sân bay, các tuyến đường ven biển, các tuyến đường phục vụ du lịch biển,…

Đồng thời, Hải Phòng đã thu hút được các nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước đầu tư cho dự án hạ tầng kinh tế biển cũng như phát triển sản xuất kinh doanh kinh tế biển như:

Xây dựng cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng, tuyến đường bộ ven biển, trugn tâm logistic Green, trung tâm tiếp vận Yusen Logistics và một loạt các dự án phát triển du lịch biển của các nhà đầu tư lớn.

Bên cạnh phát triển kinh tế biển, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên biển, đảo được coi là nhiệm vụ được Hải Phòng hết sức chú trọng. Thành phố đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Quốc phòng, Quân khu 3, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng giữ vững chủ quyền vùng biển, đảo; thực hiện tốt công tác nắm và dự báo tình hình, chủ động phòng ngừa, đấu tranh làm thất bại âm mưu “diễn biến hòa bình”, gây mất ổn định chính trị, kinh tế, xã hội từ các thế lực thù địch. Duy trì nghiêm các chế độ sẵn sàng chiến đấu, xử lý kịp thời, có hiệu quả các tình huống xảy ra.

Thực hiện tốt sự phối hợp giữa các lực lượng công an, quân sự, biên phòng, kiểm ngư, cảnh sát biển; làm tốt công tác trao đổi thông tin; giải quyết kịp thời và có hiểu quả các vụ việc, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên vùng biển, đảo.

Chú trọng xây dựng, củng cố lực lượng nòng cốt chuyên trách trong hoạt động quản lý, bảo vệ khu vực biên giới biển gắn với củng cố, xây dựng, huấn luyện, nâng cao chất lượng haotj động của lực lượng dân quân tự vệ trên biển. Thực hiện các giải pháp giảm thiểu tai nạn giao thông, tăng cường chống buôn lậu, phòng chống cháy nổ khu vực biển, đảo.

Ngọc Tuân - Nguyễn Cường

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !